Kết quả liên kết đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy liên kết đào tạo của trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương dương xá gia lâm hà nội (Trang 63 - 76)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá về chất lượng đào tạo và hiệu quả liên kết

4.2.3. Kết quả liên kết đào tạo

Mục tiêu của việc liên kết đào tạo và giới thiệu việc làm cho người học là nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Hiệu quả liên kết được thể hiện thông qua sự thay đổi của các yếu tố như: mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo; tổ chức và quản lý đào tạo; đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo; tài chính; cơng tác nghiên cứu khoa học; giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập; phương pháp giảng dạy … Nếu chất lượng của các yếu tố này được nâng cao thì chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao.

4.2.3.1. Về mục tiêu, chương trình đào tạo

Đánh giá về mức độ phù hợp của mục tiêu, chương trình đào tạo tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương, kết quả điều tra cho thấy chương trình đào tạo mới phù hợp (hay hữu ích hơn) so với các chương trình đào tạo trước đây.

Kết quả thể hiện trong bảng số liệu 4.11, cho thấy, các ý kiến đánh giá về mức độ hữu ích của chương trình đào tạo của sinh viên tốt nghiệp (đã có việc làm), mức độ hữu ích của các chương trình đào tạo đối với công việc hiện tại tăng dần qua các năm. Năm 2013, mức độ hữu ích của chương trình đào tạo là 38%; năm 2014 mức độ hữu ích của chương trình đào tạo là 55%; năm 2015 con số này là 61%. Cũng qua kết quả điều tra cho thấy chương trình đào tạo của Nhà trường hiện nay vẫn chưa sát với thực tế của đơn vị sinh viên ra trường cũng chỉ sử dụng một phần kiến thức đào tạo tại Nhà trường trong quá trình làm việc ở đơn vị, thể hiện cụ thể qua 3 năm lần lượt là 41%, 30% và 28%.

Bảng 4.11. Đánh giá của học sinh, sinh viên về mức độ hữu ích của các chương trình đào tạo đối với công việc hiện tại

Đơn vị tính: %

Đánh giá Năm tốt nghiệp

2013 2014 2015 Rất hữu ích 15 24 26 Hữu ích 23 31 35 Chỉ sử dụng được một phần 41 30 28 Khơng có tác dụng 21 15 11 Tổng số 100 100 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Kết quả trên cho thấy, việc thiếu sự tham gia tư vấn thiết kế chương trình đào tạo của đơn vị với Nhà trường làm lãng phí rất nhiều trong q trình đào tạo sinh viên, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều về hình ảnh đào tạo của Nhà trường.

4.2.3.2. Về công tác tổ chức quản lý đào tạo

Công tác tổ chức quản lý của Nhà trường sau khi có sự liên kết với một số đơn vị trong nước và một số tổ chức ở nước ngoài cũng đã có sự thay đổi rõ rệt. Để thấy rõ điều này, qua kết quả điều tra của Phịng Khảo thí & Kiểm định chất lượng của Nhà trường đối với HSSV cho thấy kết quả ở bảng 4.12 như sau:

Việc sắp xếp thời gian học thơng qua chương trình đào tạo tín chỉ đã tạo nhiều thuận lợi cho sinh viên (68% ý kiến hài lòng với công tác tổ chức đào tạo). Các thông tin trên Website của Nhà trường hiện nay vẫn còn thiếu cập nhật, một số thơng tin thì trùng lặp trên trang chủ (46% ý kiến khơng hài lịng). Cơng tác giáo viên chủ nhiệm cũng có nhiều sự cải thiện, giáo viên chủ nhiệm sát sao với tình hình của lớp hơn trước (67% ý kiến hài lịng). Cơng tác chấm thi của Nhà trường nghiêm túc, đánh giá được rõ năng lực của từng sinh viên (74% ý kiến hài lòng).

Nhưng bên cạnh đó thì cơng tác cơng bố điểm thi chậm chạp, chưa chuyên nghiệp, chưa công bố bằng hệ thống thơng tin máy tính, chủ yếu vẫn là cách công bố điểm truyền thống (vẫn cịn 43% ý kiến khơng hài lòng). Việc giải quyết các thủ tục hành chính hiện nay của Nhà trường cũng đã tương đối nhanh (67% ý kiến hài lịng). Các khoản đóng góp của Nhà trường hiện nay cũng cịn chưa mình bạch, một số khoản thu do các Khoa tự thu khơng rõ ràng, khơng có hóa đơn chứng từ (vẫn còn 42% ý kiến khơng hài lịng).

Bảng 4.12. Đánh giá của HSSV về công tác quản lý phục vụ đào tạo Đơn vị tính: % TT Chỉ tiêu đánh giá Mức độ đánh giá Rất hài lòng Khá hài hịng Khơng hài lịng Khơng ý kiến

1 Công tác tổ chức đào tạo tạo

thuận lợi cho sinh viên 28 40 20 12

2 Các thông tin trên Web của Nhà

trường luôn cập nhập. 21 33 32 14

3 GVCN đã quan tâm đến hoạt

động của lớp 35 31 24 10

4 Công bố kết quả điểm thi nhanh. 22 34 32 11

5 Công tác tổ chức thi nghiêm túc. 37 37 14 11

6 Giải quyết nhanh các vấn đề về

thủ tục hành chính 24 43 22 11

7 Thái độ CBNV các phong nhiệt

tình vui vẻ, tơn trọng sinh viên. 24 42 21 13

8 Giáo vụ khoa tận tình hướng dẫn

sinh viên. 30 39 18 13

9 Các khoản đóng góp đối với sinh

viên phù hợp, rõ ràng. 22 37 30 12

10 Các hoạt động Đồn và Hội có

tác dụng, thiết thực. 29 44 15 13

11

Nhà trường đáp ứng tốt nhu cầu của sinh viên về văn hóa, văn nghệ.

32 42 12 14

12 Nhà trường đáp ứng tốt nhu cầu

của sinh viên về thể dục, thể thao. 33 42 12 13

13 Nhà trường đáp ứng tốt nhu cầu

ăn, ở của sinh viên. 26 39 15 19

14 Nhà trường chăm lo tốt sức khỏe

của sinh viên. 24 37 17 21

Các cơng tác Đồn, Hội, các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao của Nhà trường cũng phát triển rất mạnh (hơn 70% ý kiến hài lòng). Việc ăn, ở, đảm bảo sức khỏe của HSSV của Nhà trường hiện nay cũng đã có sự cải thiện (hơn 60% ý kiến hài lòng).

Qua số liệu điều tra bên trên cho thấy rõ, sau khi có liên kết các hoạt động tổ chức quản lý phục vụ đào tạo được cải thiện rõ rệt, nhưng vẫn chưa mạnh. Công tác quản lý của Nhà trường vẫn còn nhiều chỗ chưa hợp lý, điều này cũng dẫn đến việc dạy và học của sinh viên còn nhiều hạn chế.

4.2.3.3. Về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo chất lượng đào tạo của Nhà trường. Khi có sự liên kết với các việc làm đến các đơn vị thì cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ quá trình giảng dạy của Nhà trường được nâng lên rõ rệt cả về số lượng và mức độ hiện đại.

Bảng 4.13. Đánh giá của cán bộ, giảng viên về mức độ đầy đủ của cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ quá trình giảng dạy

Đơn vị tính: %

TT Tiêu chí đánh giá

Trước liên kết Sau liên kết

Đủ Tương đối đầy đủ Thiếu Đủ Tương đối đầy đủ Thiếu 1 Phòng học lý thuyết 16,67 66,67 16,67 16,67 66,67 16,67 2 Phòng thực hành 10,00 56,67 33,33 20,00 70,00 10,00 3 Sách, giáo trình và các tài liệu khác 13,33 63,33 23,33 13,33 66,67 13,33 4 Các phương tiện và đồ dùng dạy học trên lớp 33,33 53,33 13,33 40,00 53,33 6,67 5 Các phương tiện thực hành 10,00 56,67 33,33 16,67 70,00 13,33 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Qua điều tra cán bộ giảng viên của Nhà trường về mức độ đầy đủ của cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy của giảng viên Nhà trường đã cho các kết quả như sau:

khơng có gì thay đổi, phòng học tương đối đầy đủ (83,34% ý kiến đồng ý). Phịng thực hành có sự thay đổi, khi chưa có sự liên kết phịng thực hành có các trang thiết bị học tập mới đáp ứng được khoảng 66,67%, nhưng sau khi có sự liên kết, phịng học thực hành của Nhà trường hiện nay có mức độ trang thiết bị phục vụ học thực hành khoảng 90% theo nhu ý kiến đánh giá của cán bộ giảng viên của Nhà trường. Về sách, giáo trình và các tài liệu tham khảo khác cũng khơng có nhiều thay đổi, trước liên kết là 76,66%, sau khi có liên kết là 80%. Các phương tiện và đồ dùng dạy học trên lớp do được Nhà trường đầu tư từ trước nên cũng khơng có nhiều sự thay đổi, trước khi khơng có liên kết là 86,66%, sau khi có liên kết là 93,33%. Các phương tiện thực hành cũng có nhiều thay đổi khi có sự liên kết với doanh nghiệp, với các tổ chức nước ngoài, trước liên kết mức độ này là 66,67%, sau khi có liên kết đào tạo mức độ này là 86,67%.

Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về mức độ hiện đại của cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ quá trình giảng dạy

Đơn vị tính: %

TT Tiêu chí đánh giá

Mức độ hiện đại

Trước liên kết Sau liên kết

Hiện đại Tương đối hiện đại Lạc hậu Hiện đại Tương đối hiện đại Lạc hậu 1 Phòng học lý thuyết 0,00 33,33 66,67 0,00 33,33 66,67 2 Phòng thực hành 6,67 46,67 46,67 16,67 53,33 30,00 3 Sách, giáo trình và các tài liệu khác 0,00 33,33 66,67 0,00 46,67 53,33 4 Các phương tiện và đồ dùng dạy học trên lớp 16,67 56,67 26,67 20,00 60,00 20,00 5 Các phương tiện thực hành 20,00 43,33 36,67 33,33 36,67 30,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Đánh giá của các cán bộ, giảng viên trong Nhà trường về mức độ hiện đại của cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quá trình giảng dạy, có sự khác nhau rõ rệt trước và sau khi có sự liên kết. Sự khác nhau này thể hiện rõ nhất ở tiêu chí xưởng thực hành và các phương tiện thực hành. Trước liên kết chỉ có 66,67% xưởng

thực hành đáp ứng được yêu cầu về mức độ đầy đủ và 53,34% xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu về mức độ hiện đại. Sau khi liên kết các mức độ này đã tăng lên lần lượt là 90% và 73,33%. Mức độ đầy đủ và hiện đại của các phương tiện thực hành cũng tăng lần lượt từ 66,67% và 53,33% lên 86,67% và 70%.

Ngoài những đánh giá của cán bộ giảng viên của Nhà trường về mức độ đầy đủ và hiện đại của cơ sở vật chất thì cịn những đánh giá của HSSV về cơ sở vật chất của Nhà trường.

Theo đánh giá của hơn 100 sinh viên, có 67% hài lịng và rất hài lịng với trang thiết bị phục vụ giảng dạy trong trường, 74% đánh giá cao chất lượng các phòng học đã đảm bảo được yêu cầu của HSSV, 62% hài lòng với các phòng thực hành. Tuy nhiên, vẫn có 50 ý kiến (24%) chưa hài lịng với thiết bị và phòng học thực hành của Nhà trường.

Hình 4.5. Đánh giá của sinh viên về cơ sở vật chất của Nhà trường

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Ngun nhân chính đó là do khi lượng sinh viên của Nhà trường trong 3 năm gần đây rất thấp thì chất lượng của một số phịng học khi khơng có sinh viên học đã bắt đầu xuống cấp, bàn ghế trong các phòng học bắt đầu có hiện tượng hư hỏng, các ổ cắm điện bị hư hỏng, các cơng tắc bật quạt trần trong các phịng học bị rơi hoặc vỡ nhưng không được quan tâm sửa chữa. Hành lang ở các tầng những viên gạch lát đã bị vỡ nhưng chưa được thay thế sửa chữa, nhà vệ sinh ở các tầng vòi nước bị hư hỏng chưa được sửa chữa. Một số tầng bị nước mưa hắt vào đã có hiện tượng rêu mọc, có mùi ẩm mốc nhưng khơng được quan tâm quét dọn. Một số trang thiết bị như máy chiếu giao cho các Khoa quản lý phục vụ

giảng dạy hiện nay bị hỏng hóc một số máy và chưa được sửa chữa.

Ký túc xá của sinh viên an ninh chưa tốt làm cho sinh viên có nhiều hoang mang, tình trạng mất cắp xảy ra thường xuyên, người lạ bên ngoài vào ký túc xá tự do. Sự bố trí ký túc xá dành cho sinh viên và giảng viên hay những người thuê khác chưa hợp lý, chưa có sự sắp xếp hợp lý, sinh viên và cán bộ giảng viên của Nhà trường cùng ở chung ký túc xá, do vậy cần phải điều chỉnh lại.

4.2.3.4. Về công tác nghiên cứu khoa học

Trong những năm qua công tác này của Nhà trường cũng đã triển khai và thực hiện NCKH được ở các cấp có thể như:

- Đề tài cấp trường: + Năm 2011 có 45 đề tài + Năm 2012 có 60 đề tài + Năm 2013 có 70 đề tài + Năm 2014 có 66 đề tài + Năm 2015 có 62 đề tài

- Đề tài cấp bộ, ngành: Nhà trường đã phối hợp với các cơ sở nghiên cứu, chủ trì và triển khai nhiều đề tài, dự án cấp ngành:

+ 22 đề tài về lĩnh vực nông thôn, nông nghiệp và các làng nghề + 7 đề tài về lĩnh vực môi trường.

+ 6 đề tài về lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc NCKH đối với Nhà trường nói chung cũng như công tác đào tạo nói riêng. Nhà trường đã, đang chú trọng khuyến khích cán bộ giảng viên, HSSV tích cực tham gia NCKH, nhằm gắn kết hơn nữa công tác giảng dạy với việc đưa khoa học kỹ thuật, công nghệ tiến tiến vào khu vực kinh tế Hợp tác xã và doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời thông qua công tác NCKH để phát triển bồi dưỡng đội ngũ giảng viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Như vậy, những năm vừa qua Nhà trường cũng có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, nhưng các đề tài này chưa mang tính khả thi cao, chưa được triển khai trong thực tế, các đề tài mới chỉ tập trung trong khía cạnh Nhà trường, các đề tài nghiên cứu khoa học này không phải là các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp

nghiên cứu một lĩnh vực nào đó và chuyển giao cho doanh nghiệp, nên đây cũng là một hạn chế rất lớn để có thể tiến tới thực hiện liên kết và tìm kiếm nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp. Số lượng bài báo mang tính chất nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đăng tải trên phạm vi NCKH, web của trường. Cịn rất ít tin, bài báo được đăng trên các tập san chuyên ngành bên ngoài khác.

Ngoài ra, các hoạt động nghiên cứu khoa học mới chỉ hướng ở các giảng viên Nhà trường, chưa hướng tới sinh viên. Sinh viên Nhà trường chưa thực hiện được những nghiên cứu khoa học nào, mặc dù những nghiên cứu đó thể chỉ áp dụng hoặc khơng áp dụng được trong Nhà trường. Nhà trường cũng chưa xây dựng được một quy chuẩn về nghiên cứu đào tạo đối với sinh viên, làm cho hoạt động này hiện nay là không thể thực hiện được.

4.2.3.5. Về giáo trình giảng dạy, tài liệu phục vụ học tập

Hiện nay có tình trạng thiếu giờ giảng, nên Nhà trường hướng các hoạt động của giảng viên vào việc biên soạn giáo trình, viết tài liệu thực hành, bài tập môn học, báo cáo chuyên đề (biên soạn và duyệt lại tồn bộ các chương trình đào tạo cho 5 ngành bậc cao đẳng chính quy, 5 ngành bậc trung cấp, 4 ngành liên thông từ trung cấp lên cao đẳng. Hoàn thành bộ đề cương chi tiết theo tín chỉ các mơn học thuộc các chun ngành đã và đang đào tạo đáp ứng được nhu cầu đào tạo của xã hội). Khuyến khích giảng viên tập trung biên soạn nhiều ngân hàng câu hỏi, bộ đề thi trắc nghiệm dùng làm tài liệu học tập và thi hết môn cho HSSV. Đặc biệt đã biên soạn được bộ tài liệu thực hành kế toán cho 4 mơn học: Kế tốn tài chính doanh nghiệp, Kế tốn hành chính sự nghiệp, Kế toán hợp tác xã, Kế tốn tổng hợp. Các tài liệu chun ngành đều có những học phần đề cập sâu sắc và bổ ích thiết thực cho khối HTX như: Kế toán HTX, Kinh tế HTX, Quản trị HTX, Quản trị chiến lược HTX ... Đến cuối năm 2015 đã biên soạn và đưa vào giảng dạy được 19 giáo trình nội bộ.

Trong quá trình biên soạn tài liệu vẫn còn nhiều điều chưa ổn như: sự gắn kết giữa lý thuyết với thực tiễn vẫn cịn có những hạn chế, một số các bài tập tình huống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy liên kết đào tạo của trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương dương xá gia lâm hà nội (Trang 63 - 76)