Đánh giá về chất lượng đào tạo và hiệu quả liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy liên kết đào tạo của trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương dương xá gia lâm hà nội (Trang 57)

4.2.1 Chất lượng đào tạo

Qua tìm hiểu, điều tra, khảo sát thực tế cho thấy, chất lượng đào tạo của trường trong thời gian gần đây đã có những cải thiện đáng kể song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo thực tế. Có thể thấy điều này rõ hơn thông qua một số biểu hiện bên ngoài của chất lượng như: tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường có việc làm, thu nhập của người lao động qua đào tạo, mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của học sinh sinh viên tốt nghiệp, tỷ lệ học sinh đăng ký tham gia học tập tại Nhà trường …

4.2.1.1. Việc làm và thu nhập của HSSV tốt nghiệp

Theo kết quả điều tra, tỷ lệ học sinh sinh viên tốt nghiệp tại trường tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm. Cùng với sự gia tăng về việc làm thì mức lương bình quân của những đối tượng này cũng tăng lên.

Bảng 4.7. Tổng hợp việc làm và thu nhập của HSSV sau khi tốt nghiệp

Chỉ tiêu Năm So sánh 2013 2014 2015 2014/2013 (%) 2015/2013 (%) Tỷ lệ HSSV tốt nghiệp có việc làm (%) 75 86 90 14,66 20,00 Mức lương BQ năm của HSSV tốt nghiệp (đồng) 3.000.000 3.300.000 3.500.000 10 16,67

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Số liệu thể hiện trong bảng 4.7 cho thấy, tỷ lệ HSSV của Nhà trường tốt nghiệp ra trường có việc làm tương đối cao và tăng dần qua các năm, năm 2013 là 75%, năm 2014 là 86% và năm 2015 là 90%. Như vậy, năm 2014 tăng so với năm

2013 là 14,66%; năm 2015 tăng so với năm 2013 là 20%. Cùng với đó là mức thu nhập bình quân năm của HS - SV cũng tăng. Năm 2014 và năm 2015 có mức tăng so với năm 2013 lần lượt là 10% và 16,67%. Điều này chứng tỏ chất lượng đào tạo của trường ngày càng được nâng cao và sản phẩm đào tạo của trường ngày càng được thị trường, xã hội chấp nhận nhiều hơn.

4.2.1.2. Mức độ phù hợp của các ngành được đào tạo với việc làm

Tỷ lệ HSSV có việc làm đúng chuyên ngành được đào tạo hay nói cách khác là mức độ phù hợp của ngành nghề được đào tạo so với việc làm hiện tại cũng là một trong những tiêu chí phản ánh chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ HSSV tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành được đào tạo ngày càng cao, điều này cho thấy việc đào tạo của Nhà trường ngày càng gần với thực tế hơn, góp phần cải thiện chất lượng đào tạo.

Qua điều tra một số HSSV của Nhà trường, Hệ cao đẳng Khóa 2, Khóa 3; Hệ trung cấp Khóa 23, 24 sau khi ra trường đã cho được ý kiến mức độ phù hợp giữa chuyên ngành đào tạo và việc làm của sinh viên Nhà trường sau khi tốt nghiệp ra trường như sau:

11% 67% 22% Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp

Hình 4.3. Ý kiến về mức độ phù hợp giữa chuyên ngành được đào tạo và việc làm của sinh viên Hệ trung cấp

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Đối với sinh viên Hệ trung cấp được đào tạo tại Nhà trường sau khi tốt nghiệp ra trường, có khoảng 67% cho rằng những gì được đào tạo tại Nhà trường phù hợp với công việc thực tế đang làm, điều này nói lên chương trình đào tạo

của Nhà trường ở các chuyên ngành: Điện dân dụng & công nghiệp; Công nghệ kỹ thuật May & Thiết kế thời trang; Tin học ứng dụng; Kế toán doanh nghiệp ngày càng phù hợp với thực tế của xã hội và những sinh viên này ra trường được làm đúng công việc theo chuyên ngành đào tạo, đây là một dấu hiệu thể hiện chất lương đào tạo của Nhà trường, số còn lại 22% sinh viên đánh giá kiến thức học tập tại Nhà trường không phù hợp với thực tế công việc.

14% 60% 26% Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp

Hình 4.4. Ý kiến về mức độ phù hợp giữa chuyên ngành được đào tạo và việc làm của sinh viên Hệ cao đẳng

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Đối với sinh viên Hệ cao đẳng của Nhà trường, qua khảo sát có tới 60% sinh viên đánh giá chương trình đào tạo của Nhà trường với những chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Tài chính - Ngân hàng; Kế toán; Công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử là phù hợp, những sinh viên này sau khi ra trường được làm việc theo đúng chuyên ngành được đào tạo tại Nhà trường, 26% sinh viên đánh giá chương trình đào tạo của Nhà trường chưa phù hợp, những sinh viên này ra trường gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm những công việc theo đúng chuyên ngành được đào tạo tại Nhà trường.

4.2.1.3. Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc sau đào tạo

Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO cho tới nay thì các doanh nghiệp của Việt Nam phải đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ nước ngoài, do vậy các yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp Việt Nam đối với sinh viên được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước ngày càng cao, một trong những yêu cầu đó là mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của người được

đào tạo, đây cũng là tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá về chất lượng đào tạo của một trường.

Qua điều tra, xin ý kiến đánh giá của các đơn vị có liên kết với Nhà trường và các đơn vị không liên kết với Nhà trường về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường và làm việc tại các doanh nghiệp này, kết quả cho thấy ở bảng 4.10 như sau:

Bảng 4.8. Ý kiến về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của người được đào tạo khi có sự liên kết

Đơn vị tính: %

TT Tiêu chí đánh giá

Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc

Rất

thấp Thấp TB Khá Tốt

1 Kiến thức chuyên môn 0 0,00 40,0 34,33 25,67 2 Kỹ năng thực hành 0 0,00 30,00 26,67 43,33

3 Khả năng tiếp cận công nghệ,

thiết bị mới 0 18,00 36,00 29,33 16,67 4 Khả năng LĐ sáng tạo 0 19,67 35,33 35,00 10,00 5 Khả năng phối hợp, làm việc

nhóm 0 12,23 33,36 43,33 11,08 6 Khả năng giải quyết các tình

huống 0 15,54 46,67 26,67 11,12 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Qua kết quả điều tra thể hiện ở hai bảng số liệu 4.8 và 4.9, ta có thể thấy các chỉ tiêu đánh giá của các doanh nghiệp có liên kết với trường về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của người được đào tạo cao hơn so với các doanh nghiệp không liên kết với trường. Chất lượng đào tạo được nâng lên rõ rệt khi có sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Điều này thể hiện rõ nhất ở chỉ tiêu kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và khả năng tiếp cận công nghệ, thiết bị mới khi có trên 71% doanh nghiệp có liên kết với trường đánh giá hai chỉ tiêu này ở mức khá tốt trong khi các doanh nghiệp không liên kết chỉ đánh giá ở mức trung bình khá. Đặc biệt có 8,67% doanh nghiệp không liên kết với trường đánh giá khả năng tiếp cận công nghệ, thiết bị mới của người lao động được đào tạo ở mức rất thấp.

Bảng 4.9. Ý kiến về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của người được đào tạo khi chưa có sự liên kết

Đơn vị tính: %

TT

Tiêu chí đánh giá

Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc

Rất

thấp Thấp TB Khá Tốt 1 Kiến thức chuyên môn 0 7,67 39,00 33,33 20,00 2 Kỹ năng thực hành 0 18,33 43,00 20,00 18,67 3 Khả năng tiếp cận công nghệ, thiết bị

mới 10,67 18,00 32,33 27,67 11,33 4 Khả năng lao động sáng tạo 0 23,00 41,00 30,33 5,67 5 Khả năng phối hợp, làm việc nhóm 0 15,33 46,67 33,33 4,67 6 Khả năng giải quyết các tình huống 0 20,00 53,33 26,67 0,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

4.2.2. Đánh giá về mức độ liên kết của đào tạo

Sự liên kết này còn yếu, chủ yếu là liên kết từng phần và rời rạc, không thường xuyên, mức độ liên kết còn lỏng lẻo nên hiệu quả đạt được chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của trường. Mặc dù các nội dung liên kết, hợp tác đã được triển khai và đa dạng hoá nhưng còn ở mức độ thấp, không thường xuyên. Có tới 66,67% đơn vị trong quá trình khảo sát cho biết họ thường xuyên tạo điều kiện cho các trường đưa HSSV đến thực tập tại đơn vị; 46,67% đơn vị thường xuyên cho HSSV tham quan thực tế sản xuất tại đơn vị, con số này chủ yếu là do sinh viên tự tìm kiếm nơi thực tập mà không phải do Nhà trường chủ động liên kết với các đơn vị trong quá trình tạo một môi trường thực tập cuối khoa cho HSSV; khoảng 20% đơn vị cung cấp thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực cho trường.

Cũng từ bảng 4.10, khảo sát cũng cho thấy chưa có sự tài trợ từ các đơn vị cho giảng viên của Nhà trường tham gia các khoá đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ. Việc đơn vị cử các chuyên gia của mình tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo còn rất hạn chế vì chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa trường với đơn vị, đặc biệt là giữa giáo viên của trường với đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên của đơn vị để tận dụng trình độ tay nghề của đội ngũ này và các trang thiết bị mới, hiện đại của đơn vị. Đồng thời các đơn vị cũng rất ít cử kỹ sư, công nhân giỏi của đơn vị tham gia hội thảo, tập huấn về công nghệ mới, trao đổi kinh nghiệm với Nhà trường (chỉ có khoảng 6,67%).

Bảng 4.10. Mức độ liên kết đào tạo giữa Trường với đơn vị

TT Nội dung và hình thức liên kết

Mức độ liên kết

Chưa Đôi khi Thường

xuyên SL (DN) Tỷ lệ (%) SL (DN) Tỷ lệ (%) SL (DN) Tỷ lệ (%) 1 Ký hợp đồng đào tạo. 8 53,33 4 26,67 3 20 2 Cho HSSV thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp tại DN. 0 0 5 33,33 10 66,67 3 Cho HSSV đi tham quan khảo

sát tại DN. 1 6,67 7 46,67 7 46,67 4 Đầu tư, hỗ trợ trang thiết bị, nhà

xưởng thực hành cho trường. 14 93,33 1 6,67 0 0

5

Mời giảng viên của trường giảng dạy tại các lớp do đơn vị tự tổ chức.

13 86,67 2 13,33 0 0

6

Cử kỹ sư, công nhân giỏi của đơn vị tham gia hội thảo, tập huấn về công nghệ mới, trao đổi kinh nghiệm với trường.

14 93,33 1 6,67 0 0

7

Đơn vị tài trợ cho giảng viên của trường tham gia các khoá đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ.

15 100 0 0 0 0

8

Cử các chuyên gia thực tiễn của đơn vị tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo.

12 80 3 20 0 0

9 Cung cấp thông tin cho trường

về nhu cầu nguồn nhân lực. 12 80 2 13 1 7

10

Đơn vị và trường phối hợp tổ chức hội nghị khách hàng, hội chợ việc làm.

10 66,67 5 33,33 0 0

11 Đơn vị cấp học bổng hoặc phần

thưởng cho HSSV. 13 86,67 2 13,33 0 0 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Bên cạnh sự gắn kết chưa chặt chẽ giữa Nhà trường với đơn vị thì nguồn kinh phí hạn hẹp cũng là nguyên nhân làm cho sự phối hợp giữa Nhà trường với đơn vị trong việc tổ chức hội nghị khách hàng, hội chợ việc làm chưa được quan tâm nhiều, chỉ có 33,3% đơn vị phối hợp với Nhà trường tổ chức được hội nghị này, tuy nhiên mức độ cũng không thường xuyên.

Những mối liên kết được thiết lập giữa Nhà trường với phía đơn vị hiện nay hầu hết là mang tính tự phát do nhu cầu của Nhà trường và đơn vị, chưa có sự can thiệp, chỉ đạo của các cấp, các ngành liên quan. Chưa có các loại văn bản pháp quy tạo hành lang pháp lý và ràng buộc trách nhiệm giữa cơ sở đào tạo và đơn vị trong việc liên kết đào tạo nghề nên quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn.

4.2.3. Kết quả liên kết đào tạo

Mục tiêu của việc liên kết đào tạo và giới thiệu việc làm cho người học là nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Hiệu quả liên kết được thể hiện thông qua sự thay đổi của các yếu tố như: mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo; tổ chức và quản lý đào tạo; đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo; tài chính; công tác nghiên cứu khoa học; giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập; phương pháp giảng dạy … Nếu chất lượng của các yếu tố này được nâng cao thì chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao.

4.2.3.1. Về mục tiêu, chương trình đào tạo

Đánh giá về mức độ phù hợp của mục tiêu, chương trình đào tạo tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương, kết quả điều tra cho thấy chương trình đào tạo mới phù hợp (hay hữu ích hơn) so với các chương trình đào tạo trước đây.

Kết quả thể hiện trong bảng số liệu 4.11, cho thấy, các ý kiến đánh giá về mức độ hữu ích của chương trình đào tạo của sinh viên tốt nghiệp (đã có việc làm), mức độ hữu ích của các chương trình đào tạo đối với công việc hiện tại tăng dần qua các năm. Năm 2013, mức độ hữu ích của chương trình đào tạo là 38%; năm 2014 mức độ hữu ích của chương trình đào tạo là 55%; năm 2015 con số này là 61%. Cũng qua kết quả điều tra cho thấy chương trình đào tạo của Nhà trường hiện nay vẫn chưa sát với thực tế của đơn vị sinh viên ra trường cũng chỉ sử dụng một phần kiến thức đào tạo tại Nhà trường trong quá trình làm việc ở đơn vị, thể hiện cụ thể qua 3 năm lần lượt là 41%, 30% và 28%.

Bảng 4.11. Đánh giá của học sinh, sinh viên về mức độ hữu ích của các chương trình đào tạo đối với công việc hiện tại

Đơn vị tính: %

Đánh giá Năm tốt nghiệp

2013 2014 2015 Rất hữu ích 15 24 26 Hữu ích 23 31 35 Chỉ sử dụng được một phần 41 30 28 Không có tác dụng 21 15 11 Tổng số 100 100 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Kết quả trên cho thấy, việc thiếu sự tham gia tư vấn thiết kế chương trình đào tạo của đơn vị với Nhà trường làm lãng phí rất nhiều trong quá trình đào tạo sinh viên, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều về hình ảnh đào tạo của Nhà trường.

4.2.3.2. Về công tác tổ chức quản lý đào tạo

Công tác tổ chức quản lý của Nhà trường sau khi có sự liên kết với một số đơn vị trong nước và một số tổ chức ở nước ngoài cũng đã có sự thay đổi rõ rệt. Để thấy rõ điều này, qua kết quả điều tra của Phòng Khảo thí & Kiểm định chất lượng của Nhà trường đối với HSSV cho thấy kết quả ở bảng 4.12 như sau:

Việc sắp xếp thời gian học thông qua chương trình đào tạo tín chỉ đã tạo nhiều thuận lợi cho sinh viên (68% ý kiến hài lòng với công tác tổ chức đào tạo). Các thông tin trên Website của Nhà trường hiện nay vẫn còn thiếu cập nhật, một số thông tin thì trùng lặp trên trang chủ (46% ý kiến không hài lòng). Công tác giáo viên chủ nhiệm cũng có nhiều sự cải thiện, giáo viên chủ nhiệm sát sao với tình hình của lớp hơn trước (67% ý kiến hài lòng). Công tác chấm thi của Nhà trường nghiêm túc, đánh giá được rõ năng lực của từng sinh viên (74% ý kiến hài lòng).

Nhưng bên cạnh đó thì công tác công bố điểm thi chậm chạp, chưa chuyên nghiệp, chưa công bố bằng hệ thống thông tin máy tính, chủ yếu vẫn là cách công bố điểm truyền thống (vẫn còn 43% ý kiến không hài lòng). Việc giải quyết các thủ tục hành chính hiện nay của Nhà trường cũng đã tương đối nhanh (67% ý kiến hài lòng). Các khoản đóng góp của Nhà trường hiện nay cũng còn chưa mình bạch, một số khoản thu do các Khoa tự thu không rõ ràng, không có hóa đơn chứng từ (vẫn còn 42% ý kiến không hài lòng).

Bảng 4.12. Đánh giá của HSSV về công tác quản lý phục vụ đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy liên kết đào tạo của trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương dương xá gia lâm hà nội (Trang 57)