Đánh giá về mức độ liên kết của đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy liên kết đào tạo của trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương dương xá gia lâm hà nội (Trang 61 - 63)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá về chất lượng đào tạo và hiệu quả liên kết

4.2.2. Đánh giá về mức độ liên kết của đào tạo

Sự liên kết này còn yếu, chủ yếu là liên kết từng phần và rời rạc, không thường xuyên, mức độ liên kết còn lỏng lẻo nên hiệu quả đạt được chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của trường. Mặc dù các nội dung liên kết, hợp tác đã được triển khai và đa dạng hố nhưng cịn ở mức độ thấp, khơng thường xuyên. Có tới 66,67% đơn vị trong quá trình khảo sát cho biết họ thường xuyên tạo điều kiện cho các trường đưa HSSV đến thực tập tại đơn vị; 46,67% đơn vị thường xuyên cho HSSV tham quan thực tế sản xuất tại đơn vị, con số này chủ yếu là do sinh viên tự tìm kiếm nơi thực tập mà khơng phải do Nhà trường chủ động liên kết với các đơn vị trong quá trình tạo một mơi trường thực tập cuối khoa cho HSSV; khoảng 20% đơn vị cung cấp thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực cho trường.

Cũng từ bảng 4.10, khảo sát cũng cho thấy chưa có sự tài trợ từ các đơn vị cho giảng viên của Nhà trường tham gia các khoá đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ. Việc đơn vị cử các chuyên gia của mình tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo còn rất hạn chế vì chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa trường với đơn vị, đặc biệt là giữa giáo viên của trường với đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên của đơn vị để tận dụng trình độ tay nghề của đội ngũ này và các trang thiết bị mới, hiện đại của đơn vị. Đồng thời các đơn vị cũng rất ít cử kỹ sư, công nhân giỏi của đơn vị tham gia hội thảo, tập huấn về công nghệ mới, trao đổi kinh nghiệm với Nhà trường (chỉ có khoảng 6,67%).

Bảng 4.10. Mức độ liên kết đào tạo giữa Trường với đơn vị

TT Nội dung và hình thức liên kết

Mức độ liên kết

Chưa Đôi khi Thường

xuyên SL (DN) Tỷ lệ (%) SL (DN) Tỷ lệ (%) SL (DN) Tỷ lệ (%) 1 Ký hợp đồng đào tạo. 8 53,33 4 26,67 3 20 2 Cho HSSV thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp tại DN. 0 0 5 33,33 10 66,67 3 Cho HSSV đi tham quan khảo

sát tại DN. 1 6,67 7 46,67 7 46,67 4 Đầu tư, hỗ trợ trang thiết bị, nhà

xưởng thực hành cho trường. 14 93,33 1 6,67 0 0

5

Mời giảng viên của trường giảng dạy tại các lớp do đơn vị tự tổ chức.

13 86,67 2 13,33 0 0

6

Cử kỹ sư, công nhân giỏi của đơn vị tham gia hội thảo, tập huấn về công nghệ mới, trao đổi kinh nghiệm với trường.

14 93,33 1 6,67 0 0

7

Đơn vị tài trợ cho giảng viên của trường tham gia các khố đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ.

15 100 0 0 0 0

8

Cử các chuyên gia thực tiễn của đơn vị tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo.

12 80 3 20 0 0

9 Cung cấp thông tin cho trường

về nhu cầu nguồn nhân lực. 12 80 2 13 1 7

10

Đơn vị và trường phối hợp tổ chức hội nghị khách hàng, hội chợ việc làm.

10 66,67 5 33,33 0 0

11 Đơn vị cấp học bổng hoặc phần

thưởng cho HSSV. 13 86,67 2 13,33 0 0 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Bên cạnh sự gắn kết chưa chặt chẽ giữa Nhà trường với đơn vị thì nguồn kinh phí hạn hẹp cũng là nguyên nhân làm cho sự phối hợp giữa Nhà trường với đơn vị trong việc tổ chức hội nghị khách hàng, hội chợ việc làm chưa được quan tâm nhiều, chỉ có 33,3% đơn vị phối hợp với Nhà trường tổ chức được hội nghị này, tuy nhiên mức độ cũng không thường xuyên.

Những mối liên kết được thiết lập giữa Nhà trường với phía đơn vị hiện nay hầu hết là mang tính tự phát do nhu cầu của Nhà trường và đơn vị, chưa có sự can thiệp, chỉ đạo của các cấp, các ngành liên quan. Chưa có các loại văn bản pháp quy tạo hành lang pháp lý và ràng buộc trách nhiệm giữa cơ sở đào tạo và đơn vị trong việc liên kết đào tạo nghề nên q trình thực hiện cịn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy liên kết đào tạo của trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương dương xá gia lâm hà nội (Trang 61 - 63)