Yếu tố sang chấn tâm lý liên quan đến khởi phát rối loạn phân ly

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số đặc điểm nhân cách của bệnh nhân rối loạn phân ly vận động và cảm giác (Trang 108 - 142)

4.2.11.1. Đặc điểm các sang chấn tâm lý ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi có 99 bệnh nhân (86,08%) tìm thấy sang chấn tâm lý liên quan đến khởi phát RLPL. Các sang chấn tìm thấy ở bệnh nhân đều xuất hiện đột ngột có tính cấp diễn (100%).

Kết quả nghiên cứu phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới trong những năm gần đây. Krasnik và cộng sự (2010) cho thấy xung đột trong gia đình và các áp lực khác được báo cáo trong 92% số bệnh nhân rối

loạn chuyển di được nghiên cứu số liệu này là 90% theo Pehlivanturk (2002) và 88,9% theo Kuloglu (2003) , , .

Cũng theo Owczarek (2012) thì nguồn gốc tâm lý của RLPL ngày nay là sang chấn tâm lý và các hoàn cảnh không thể chịu đựng được hoặc các quan hệ với môi trường, xã hội bị rối loạn .

Sang chấn tâm lý gặp nhiều nhất trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi là các sang chấn trong gia đình (tìm thấy ở 45,45% số bệnh nhân) (bảng 3.19). Các sang chấn này là các xung đột giữa các thành viên trong gia đình với bệnh nhân, gia đình có người thân chết, người thân đột ngột bị bệnh nặng như tai biến mạch não, u não... và kinh tế khó khăn.

Khan và cộng sự (2006) nghiên cứu trên đối tượng là các bệnh nhân rối loạn chuyển di được điều trị tại bệnh viện trung tâm Karachi cũng cho thấy xung đột trong gia đình là phổ biến nhất , từ các xung đột mãn tính trong gia đình cuối cùng thì phản ứng chuyển di xuất hiện . Ercan và cộng sự (2003) cho thấy các sang chấn tâm lý gây rối loạn phân ly vận động và cảm giác chủ yếu là vấn đề cảm xúc trong gia đình .

Các sang chấn trong công việc có ở 37,37% số bệnh nhân. Những bệnh nhân này có thất bại trong công việc như làm ăn thua lỗ, mất chức, học tập căng thẳng, một số bệnh nhân có thất bại trong các kỳ thi kết hợp với sự kỳ vọng của người thân đặc biệt là của cha mẹ làm cho bệnh nhân cảm thấy đuối sức dễ lẩn trốn vào bệnh tật.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Krishnakumar (2006): các vấn đề tại nhà trường như thất bại trong kỳ thi, sự thay đổi về môi trường học tập, mâu thuẫn với bạn học cùng lớp, hình phạt của giáo viên... là những sang chấn tâm lý thường thấy ở các bệnh nhân RLPL .

Các sang chấn trong xã hội có ở 3% số bệnh nhân. Đó là những mâu thuẫn trong quan hệ đồng nghiệp; hàng xóm; đánh bạc bị thua lỗ. Sau một bệnh lý cơ thể xuất hiện RLPL ở 17,17% số bệnh nhân nghiên cứu thường gặp ở các bệnh nhân sau phẫu thuật, sau chấn thương đặc biệt là chấn thương vùng đầu và các bệnh lý có tính chất cấp tính...

Sang chấn tâm lý của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi về cơ bản cũng là các sang chấn tâm lý xuất phát trong đời sống của bệnh nhân như mâu thuẫn ở gia đình, công việc, xã hội và sau bệnh lý cơ thể như các sang chấn tâm lý thường thấy trong rối loạn dạng cơ thể cũng được phân loại trong chương F4 của bảng phân loại bệnh Quốc tế (ICD 10) nhưng có điểm khác biệt là các SCTL trong RLPL có tính chất mạnh, cấp tính còn trong rối loạn dạng cơ thể thì các SCTL có tính chất mãn tính.

Ở một số bệnh nhân có nhiều sang chấn nhẹ kế tiếp nhau xuất hiện trong cuộc sống (có khi là những xung đột nội tâm không có lối thoát) đến thời điểm có một sang chấn khác thì xuất hiện RLPL. Có thể đó là mốc bị bệnh ở bệnh nhân mà y văn đã khẳng định: SCTL và RLPL có mối liên quan chặt chẽ với nhau, SCTL là điều kiện để phát sinh RLPL.

Nghiên cứu RLPL của các tác giả trên thế giới cho thấy bị lạm dụng cơ thể và bị lạm dụng tình dục trong tiền sử là những SCTL phổ biến trong nhóm bệnh nhân này với tỷ lệ dao động từ 9 đến 77% , , , , .

So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt: ở Việt Nam tỷ lệ bị lạm dụng cơ thể, lạm dụng tình dục hoặc bị ngược đãi phần lớn là không khai thác được ở bệnh nhân nghiên cứu. Theo chúng tôi sự khác biệt này có thể do sự khác nhau về các đặc điểm văn hóa – xã hội giữa khu vực Á Đông và các khu vực khác, phải chăng đây là điều rất tế nhị vì thế rất khó khai thác được tiền sử bị lạm dụng đặc biệt là

bị lạm dụng tình dục của bệnh nhân. Tuy nhiên đây cũng là điểm rất khác biệt cần được nghiên cứu sâu hơn.

4.2.11.2. Sự khác biệt của khởi phát rối loạn phân ly có liên quan đến sang chấn tâm lý với số lần vào viện

Bảng 3.20 cho thấy ở các bệnh nhân RLPL vận động và cảm giác vào viện lần đầu tìm thấy SCTL liên quan đến khởi phát triệu chứng ở 85/94 bệnh nhân cao hơn nhiều so với nhóm bệnh nhân vào viện từ lần thứ 2 trở lên – tỷ lệ khai thác được SCTL là 14/21 bệnh nhân. OR = 0,212 (CI 95% = 0,068 – 0,661) và p < 0,005. Kết quả này phù hợp với nhận định của Nguyễn Đăng Dung và Nguyễn Việt: “Có sự kết hợp giữa SCTL và cơn phân ly đầu tiên tuy nhiên những lần tái phát sau đôi khi rất khó tìm thấy SCTL” , .

Triệu chứng rối loạn phân ly liên quan đến nhân cách người bệnh, những bệnh nhân có nhân cách phân ly có thể nhận thức không đúng về SCTL nên khi có một sự kiện rất nhỏ trong cuộc sống cũng làm phát sinh triệu chứng. Mặt khác, triệu chứng phân ly cũng là một trong những đặc điểm lâm sàng của rối loạn nhân cách phân ly do đó rất khó tìm thấy SCTL ở những bệnh nhân tái phát triệu chứng nhiều lần.

4.2.12. Đặc điểm điều trị

4.2.12.1. Đặc điểm điều trị rối loạn phân ly vận động và cảm giác

Thời gian điều trị RLPL vận động và cảm giác thường ngắn. Có 69 bệnh nhân (60%) điều trị < 2 tuần. Số ngày điều trị trung bình là 14,03 ngày (bảng 3.21).

Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Kozlowska (2007) trên đối tượng trẻ em RLPL ở Úc có ngày điều trị trung bình 10,2 ngày . Theo Krasnik (2010) ngày điều trị trung bình của các bệnh nhân RLPL trẻ vị thành niên của Canada là 7 ngày . Theo Pehlivanturk (2002) nghiên cứu RLCD ở trẻ

em và trẻ vị thành niên được theo dõi và điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần cho thấy sự hồi phục triệu chứng chuyển di chỉ sau vài ngày hoặc vài tuần .

LPTL là liệu pháp quyết định điều trị RLPL , . Các LPTL được lựa chọn để điều trị cho bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là LPTL ám thị (72,17%). Cách ám thị bằng lời nói kết hợp với các biện pháp hỗ trợ như bấm huyệt, hỗ trợ bằng thuốc... thường được thực hiện ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

Những bệnh nhân RLPL vào viện lần đầu dưới tác dụng của ám thị người bệnh ra khỏi cơn phân ly nhanh hơn đáng kể so với nhóm bệnh nhân RLPL vào viện do tái diễn bệnh, RLPL càng tái diễn nhiều lần thì hiệu quả điều trị của LPTL ám thị cũng giảm dần.

Liệu pháp hóa dược: 74,78% số bệnh nhân được điều trị bằng thuốc giải lo âu kết hợp thuốc chống trầm cảm. Kết quả nghiên cứu cho thấy lo âu và trầm cảm là những rối loạn tâm thần kết hợp chiếm lệ cao ở bệnh nhân RLPL tại thời điểm nghiên cứu nên thuốc giải lo âu và thuốc chống trầm cảm có tác dụng tốt trên bệnh nhân. Các tác giả nước ngoài cũng thường sử dụng thuốc chống trầm cảm trong điều trị RLPL vận động và cảm giác với mục đích làm giảm triệu chứng buồn chán ở bệnh nhân , .

Sau điều trị triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn là 84 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 73,04%; thuyên giảm nhiều 28 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 24,35%. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với các nghiên cứu của Couprie (1995) đáp ứng điều trị tốt đến 95% số bệnh nhân , Pehlivanturk (2002) có tới 85% số bệnh nhân hết hẳn triệu chứng và chỉ có 5% triệu chứng thuyên giảm, sự hồi phục hoàn toàn rối loạn chuyển di từ 85% đến 97% . Kết quả cũng phù hợp với nhận xét của các tác giả khác: “Hầu hết các bệnh nhân với triệu chứng chuyển di được phục hồi khá nhanh” , , .

Đặc điểm về điều trị RLPL cũng rất khác biệt với điều trị các bệnh lý thực thể, mặc dù triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện rất nặng nề như liệt toàn thân, cơn co giật kéo dài, mù hoàn toàn... hay nhiều triệu chứng phức tạp nhưng sự đáp ứng điều trị của bệnh nhân rất nhanh và đặc biệt hiệu quả khi được điều trị bằng LPTL ám thị.

4.2.12.2. Đặc điểm hiệu quả điều trị ở các lần tái diễn bệnh

Các bệnh nhân RLPL vận động và cảm giác bị bệnh lần 1 và 2 đáp ứng điều trị tốt hơn so với những lần bị bệnh sau (76,34% số bệnh nhân hết triệu chứng), càng tái diễn bệnh nhiều lần sự đáp ứng điều trị càng giảm (61,53% - 55,55% số bệnh nhân hết triệu chứng) (biểu đồ 3.3). Hiệu quả điều trị RLPL ở những lần tái diễn bệnh ngày càng giảm, nhiều tác giả đã nhận thấy ở một số bệnh nhân có các triệu chứng RLPL tái diễn nhiều lần trong suốt cuộc đời làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh , . Kết quả nghiên cứu phù hợp với Pehlivanturk (2002): “Bệnh nhân được chẩn đoán trong vòng 1 tháng sau khi khởi phát triệu chứng sự phục hồi sớm hơn đáng kể so với những bệnh nhân khác...” và các tiên lượng thuận lợi là triệu chứng mới xuất hiện và một khoảng cách ngắn giữa sự khởi đầu triệu chứng và bắt đầu điều trị , .

Như vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị sớm các RLPL vận động và cảm giác là rất có ý nghĩa trong thực hành lâm sàng tâm thần học. Vấn đề đặt ra là để dự phòng tái diễn RLPL bản thân người bệnh cần phải rèn luyện để có một nhân cách vững mạnh bên cạnh đó là sự nâng đỡ của gia đình, xã hội giúp cho người bệnh tránh được các SCTL - các nguyên nhân gây RLPL. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3. ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU4.3.1. Đặc điểm tính cách của bệnh nhân ở thời niên thiếu 4.3.1. Đặc điểm tính cách của bệnh nhân ở thời niên thiếu

Tất cả bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi được làm hồ sơ tâm lý cá nhân để có nhận xét về quá trình phát triển nhân cách của bệnh nhân từ lúc nhỏ đến thời điểm nghiên cứu. Chúng tôi tìm hiểu chi tiết những đặc

điểm cá nhân của từng bệnh nhân, nghiên cứu tính tình của bệnh nhân, đặc điểm về ngôn ngữ và tư duy, óc thẩm mỹ và sở thích, thái độ của bệnh nhân với những người xung quanh trong cuộc sống và tại thời điểm nằm viện… Một hồ sơ tâm lý cá nhân bao gồm các thông tin từ người thân của bệnh nhân (bố, mẹ; anh/chị em ruột hoặc là vợ/chồng); bệnh nhân và người nghiên cứu theo một mẫu hồ sơ tâm lý cá nhân thống nhất (phần phụ lục).

Kết quả biểu đồ 3.4 cho thấy ngay từ thời niên thiếu một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân RLPL thể hiện nét tính cách yếu đuối (61,74%) luôn được các thành viên trong gia đình và thày cô giáo ở trường nhận xét là rất hiền, hay khóc, thường xuyên bị các bạn trong lớp bắt nạt và khi bị bắt nạt thì hầu hết không có phản ứng chống lại... Đây cũng là những nhận xét của A.L.Zakharov (1987) và Harriet (1974) khi nghiên cứu về nhân cách phân ly ở trẻ em , .

Từ khi còn nhỏ bệnh nhân đã thích chơi với các bạn khác giới đặc biệt là trẻ nam rất thích chơi với các trẻ nữ, nhiều gia đình nhận xét con trai mình có tính cách giống như con gái rất hiền lành có ở 57,39% số bệnh nhân nghiên cứu. Nhìn chung, các bệnh nhân rất dễ hòa đồng trong cuộc sống (91,3%) với tính cách dễ thương và đáng yêu luôn được mọi người yêu mến. Những đặc điểm trên có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển nhân cách của bệnh nhân sau này.

4.3.2. Đặc điểm các nét tính cách của bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu

Tính cách của bệnh nhân được biểu hiện ra bên ngoài thông qua toàn bộ hoạt động như quan hệ của bệnh nhân đối với người khác và đối với xã hội nói chung, thái độ đối với lao động, đối với bản thân và thể hiện ý chí của bản thân bệnh nhân.

Theo kết quả hồ sơ tâm lý cá nhân tại thời điểm nghiên cứu thường thấy là nét tính cách cởi mở có ở 89 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 77,4% (bảng 3.22)

với những đặc điểm dễ gần, dễ tiếp xúc. Bệnh nhân có tính cách nhút nhát luôn tỏ ra yếu đuối trước mọi người thường dễ bị tổn thương, luôn tìm đến sự thông cảm và giúp đỡ của những người xung quanh và dễ bị ảnh hưởng bởi những người khác - đây là nét tính cách thường thấy ở những người có loại hình thần kinh nghệ sỹ yếu. Các nét tính cách trên tác động vào quá trình ứng xử ở mỗi cá nhân.

* Các nét tính cách được thể hiện trên lâm sàng.

Các nét tính cách của bệnh nhân RLPL trong nhóm nghiên cứu rất dễ được nhận thấy trên lâm sàng. Theo kết quả nghiên cứu tại biểu đồ 3.5: tính dễ xúc động có ở 93 bệnh nhân với một tỷ lệ đáng kể 80,87%. Đời sống tình cảm của bệnh nhân RLPL được nhận xét thiên về tình cảm từ nhỏ. Người bệnh thể hiện tính nhạy cảm cảm xúc như dễ thay đổi, dễ mủi lòng, hay chảy nước mắt, cả tin, hiền lành, thương người và đồng cảm vì thế nhiều khi bệnh nhân bị người khác lợi dụng. Trong nhóm nghiên cứu có một số bệnh nhân đã từng bị mất tài sản do tự nguyện cho người khác vay mượn nhưng không được hoàn trả. Đó cũng là SCTL làm xuất hiện triệu chứng phân ly khiến bệnh nhân phải nhập viện. Chúng tôi đưa ra nhận xét rằng có mối liên quan giữa nét tính cách dễ bị tổn thương và rối loạn phân ly cũng như nhận xét của Krishnakumar (2006) , .

Bệnh nhân RLPL dễ bị ám thị bởi người khác và hoàn cảnh xung quanh. Tính dễ bị ám thị còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức, kinh nghiệm sống và tình trạng sức khỏe của bản thân. Trong số bệnh nhân nghiên cứu có tỷ lệ đáng kể (88,7%) bệnh nhân có nét tính cách dễ bị ám thị. Nét tính cách dễ bị ám thị và tự ám thị giải thích tại sao RLPL có thể xảy ra hàng loạt trong cộng đồng.

Trong nhóm nghiên cứu có 63 bệnh nhân (54,78%) thể hiện tính cách nóng nảy trong sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày bằng cách phản ứng quá mức

với các tình huống mà đối với những người khác được coi là bình thường trong cuộc sống. Tính cách của bệnh nhân RLPL được mô tả là thiếu kiên nhẫn và nóng nảy hơn so với những người khác theo Nynke và cộng sự (2011) .

Bệnh nhân RLPL rất thích được mọi người quan tâm, chăm sóc để thể hiện bản thân là trung tâm của mọi sự chú ý (trung tâm vũ trụ) có ở 94 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 81,74%. Bệnh nhân rất thích những cử chỉ, hành vi thể hiện sự chăm sóc, chiều chuộng của người thân trong khi điều trị tại viện được nhận thấy bởi sự quan sát của chúng tôi hoặc là những lời phàn nàn của gia đình bệnh nhân với nhân viên y tế. Cũng có nhiều bệnh nhân trong cuộc sống thường xuyên cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình quần áo, đồ dùng của gia đình, có bệnh nhân còn xin của người khác để đem cho với mục đích tìm kiếm sự chú ý. Nhiều khi các triệu chứng phân ly khiến bệnh nhân phải nhập viện cũng thể hiện nét kịch tính của tính cách phân ly của bệnh nhân trên lâm sàng.

Bệnh nhân thích trang phục với các màu sắc sặc sỡ, thích làm đẹp, trang điểm quá mức, trang sức thái quá giống màu sắc sân khấu có ở 67 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 58,26% số bệnh nhân nghiên cứu. Có khi bệnh nhân thay đổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số đặc điểm nhân cách của bệnh nhân rối loạn phân ly vận động và cảm giác (Trang 108 - 142)