Sự hình thành và phát triển nhân các hở bệnh nhân rối loạn phân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số đặc điểm nhân cách của bệnh nhân rối loạn phân ly vận động và cảm giác (Trang 28 - 32)

bị xâm hại tình dục hay trong môi trường bạo lực kéo dài hoặc các chấn thương tâm thần (căng thẳng) kéo dài trong một số điều kiện nhất định làm rối loạn sự cân bằng của quá trình hoạt động thần kinh cao cấp, của các hệ thống tín hiệu, của vỏ não và dưới vỏ.

1.3.2.3. Biến đổi nhân cách

Biến đổi nhân cách được hình thành trên các cá nhân có nhân cách bình thường nhưng do mắc các bệnh lý tâm thần, bệnh lý gây tổn thương não (nhiễm khuẩn, nhiễm độc, chấn thương sọ não...) bản thân các bệnh lý này làm biến đổi nhân cách của người bệnh.

1.3.2.4. Sự hình thành và phát triển nhân cách ở bệnh nhân rối loạn phân ly ly

Triệu chứng RLPL có liên quan tới nhân cách người bệnh và một trong những thành phần của nhân cách đó là nét tính cách phân ly. Quá trình hình

thành và phát triển nhân cách ở một cá thể phụ thuộc nhiều yếu tố như thể chất (di truyền), môi trường sống và sự giáo dục trong đó môi trường sống và giáo dục là những yếu tố cơ bản. Quá trình hình thành và phát triển nhân cách đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh RLPL.

+ Yếu tố thể chất:

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy vai trò của di truyền (gene) có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách , , .

Nhân cách phân ly có cơ sở sinh lý bệnh là sự ưu thế quá mức của hệ tín hiệu thứ nhất so với hệ tín hiệu thứ hai thì có thể bước đầu được phát hiện ở tuổi trẻ với các nét cảm xúc của nhân cách là tính tăng kích thích, hay giận dỗi chiếm ưu thế, tính ích kỷ cho mình là trung tâm và tính dễ bị ám thị biểu hiện khá rõ rệt.

+ Hoàn cảnh sống:

Tác động của môi trường (hoàn cảnh sống) đặc biệt là truyền thống gia đình có ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ , ảnh hưởng tới phát triển nhân cách của cá nhân . Sự tác động qua lại giữa bố mẹ và con cái, sự tương tác ấy chi phối sâu sắc mọi hành vi của trẻ em và có ảnh hưởng đến sự phát triển của rối loạn nhân cách , , , , .

Những hoàn cảnh sống không thuận lợi như trẻ em được sinh ra trong những hoàn cảnh éo le không được xã hội chấp nhận đặc biệt những trường hợp sinh ngoài giá thú, bị gia đình từ bỏ; thời thơ ấu trẻ sống trong những hoàn cảnh chấn thương nhẹ, kéo dài như những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình đặc biệt là giữa cha và mẹ, cha mẹ ly dị... ; sự đối xử không công bằng của cha và mẹ đối với con (một thì yêu quá mức một thì lạnh nhạt); những trẻ sống trong gia đình mà mẹ có nhân cách phân ly sẽ bị chịu ảnh hưởng nhiều hơn về sự lệch lạc cảm xúc hành vi hơn so với những trẻ có mẹ bình thường ; Trẻ phải sống trong hoàn cảnh quá khó khăn, thiếu thốn, bị đánh đập tàn nhẫn

(bạo lực gia đình) , bị lạm dụng tình dục, tình cảm và cơ thể có liên quan đến các triệu chứng rối loạn nhân cách ở tuổi trưởng thành , .

Nhân cách phân ly thường được phát triển trong hoàn cảnh trẻ được chiều chuộng quá mức trong gia đình, được mọi người thán phục, tất cả mọi ý muốn và đòi hỏi đều được đáp ứng, mọi hành động đều được bênh vực. Đây là những điều kiện làm cho trẻ coi mình trung tâm của mọi sự chú ý .

+ Sự giáo dục:

Giáo dục có ý nghĩa to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách ở bệnh nhân RLPL. Sự mất cân bằng giữa quá trình hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh cũng là kết quả của tính di truyền cũng như của sự giáo dục. Đối với người có nhân cách phân ly sự giáo dục và điều kiện sống có ý nghĩa quan trọng. Sự giáo dục con người chính là sự rèn luyện quá trình ức chế.

Học sinh ngày nay có nhiều áp lực trong việc học tập và trong cuộc sống, nếu cha mẹ và giáo viên không hiểu được nhu cầu tâm lý của từng lứa tuổi thì rất khó tránh khỏi những xung đột hoặc những rối loạn tâm lý.

Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đòi hỏi trẻ em và thanh thiếu niên phải rất cố gắng mới theo kịp thời đại. Trong trường hợp gia đình và nhà trường thường xuyên ép việc học tập quá sức hoặc quá sớm, chỉ quan tâm đến kết quả học tập, thi cử sẽ khó có thể tránh được các rối loạn tâm lý ngày càng phát triển ở trẻ.

Nhiều chấn thương tâm lý thời kỳ thơ ấu liên quan với việc giáo dục không tốt ở nhà trường (căng thẳng vì bài vở quá nhiều, quan hệ không bình thường trong tập thể nhà trường…), đặc biệt trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc RLPL thường ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ.

Sự bảo hộ quá đáng của người mẹ hay các thành viên khác trong gia đình là những trường hợp điển hình thường thấy ở bệnh nhân RLPL như theo dõi mỗi bước đi của con, làm tất cả cho con, giữ con bên cạnh mình trong khi

trẻ không cần sẽ xuất hiện tính không tự lập, phản ứng thụ động ở trẻ. Điều này có thể giải thích bằng động cơ mang tính tự vệ của cơ chế phân ly.

Sự sai lầm trong giáo dục ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách đó là cha mẹ có nhiều ý tưởng quá mức, kỳ vọng quá mức vào trẻ, cha mẹ không hiểu đặc điểm tâm sinh lý ở từng giai đoạn của trẻ, không tiếp nhận tính cách của trẻ, những yêu cầu và mong đợi của cha mẹ không phù hợp với những khả năng và nhu cầu của trẻ, cha mẹ có thái độ không linh hoạt đối với trẻ, sự giáo dục không phù hợp với các lứa tuổi, đối xử không nhất quán đối với trẻ và cha mẹ không thống nhất trong quan điểm giáo dục.

Phương pháp giáo dục nhận thức cho trẻ từ khi còn nhỏ bao gồm: cần phải ý thức được những biểu hiện bệnh tật, biết đấu tranh với những khuyết điểm của mình, giáo dục nhân cách vững mạnh . Mục đích của quá trình giáo dục lâu dài là đặt trẻ vào hoàn cảnh khó khăn có nghĩa là phát triển những kỹ năng thích nghi tốt nhất với hiện thực cho trẻ, biết cách khắc phục hoàn cảnh gây sang chấn tâm lý, tạo cho trẻ tin tưởng vào sức mình bằng cách giao trách nhiệm bắt đầu từ những việc dễ sau đến những việc khó. Hướng dẫn cho trẻ luyện tập khả năng tự điều chỉnh và tự kìm chế, khẳng định cho trẻ có nhiều nguyên nhân căng thẳng của cuộc sống mà trẻ phải trải qua đồng thời giáo dục cho trẻ tính tập thể, chuẩn mực của cuộc sống xã hội, cân nhắc giữa yêu cầu và khả năng của trẻ.

Các nhà tâm lý học nghiên cứu nhân cách thấy rằng những bệnh nhân có nhân cách phân ly được thể hiện ở một trong những đặc điểm sau (các đặc điểm ở bệnh nhân không đủ thỏa mãn các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhân cách phân ly theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-IV hoặc ICD-10):

- Cố gắng bằng mọi cách làm cho người xung quanh chú ý đến mình.

- Thiếu sự chân thật, khách quan đối với những người khác cũng như đối với chính mình, thường xuyên đòi hỏi người khác phải chú ý đến mình. Đời sống

tình cảm của người có nhân cách phân ly luôn thay đổi, cảm xúc nông cạn, dễ thay đổi khí sắc, dễ bị ám thị, tăng cảm giác.

- Mỗi một cử chỉ, mỗi hành động đều có tính chất phô trương.

- Bắt chước những biểu hiện không bình thường của một bệnh nào đó. - Thường đóng vai trò là người bị xúc phạm, bị đau khổ, thích giả vờ tự tử. - Thường hay ghen tỵ, ghen tuông… thích những chuyện bất hòa, bịa chuyện. - Một đặc điểm mà nhiều tác giả coi là rất điển hình đối với bệnh nhân RLPL đó là xu hướng thích hoặc mong muốn ốm, lẩn trốn vào trạng thái bệnh tật và trục lợi trong bệnh tật của mình.

Những nét nhân cách phân ly của bệnh nhân được thể hiện khá rõ nét trên lâm sàng và trên các kết quả trắc nghiệm tâm lý (TNTL) đánh giá nhân cách. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này chưa có các nghiên cứu về mối liên quan giữa đặc điểm nhân cách và các thể lâm sàng rối loạn phân ly mà chỉ có một số nghiên cứu về đặc điểm nhân cách của bệnh nhân co giật phân ly , , .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số đặc điểm nhân cách của bệnh nhân rối loạn phân ly vận động và cảm giác (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w