Khái niệm nhân cách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số đặc điểm nhân cách của bệnh nhân rối loạn phân ly vận động và cảm giác (Trang 25 - 27)

* Quan điểm của tâm lý học về nhân cách

Tâm lý học hiện đại khái niệm nhân cách như sau: Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và

giá trị xã hội của con người. Nhân cách là sự tổng hòa không phải các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là những đặc điểm qui định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý – xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân .

* Quan điểm của tâm thần học về nhân cách:

Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm tâm lý của từng cá nhân do điều kiện sinh học và xã hội tạo ra, tổng hợp lại làm cho cá nhân ấy có một hiện tượng tâm lý, một dáng dấp tâm lý không giống cá nhân khác.

* Cấu trúc tâm lý của nhân cách

- Nghiên cứu cấu trúc tâm lý của nhân cách cũng có nhiều quan điểm khác nhau song quan điểm coi nhân cách gồm 4 thuộc tính tâm lý điển hình của cá nhân bao gồm xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực được chấp nhận rộng rãi.

Xu hướng là định hướng tới mục tiêu nào đó có ý nghĩa đối với đời sống cá nhân đó, là sự hoạt động của cá nhân đó để đạt được mục đích trong thời gian tương đối dài trong cả cuộc đời. Xu hướng có đặc tính biểu hiện qua hành động, được hình thành trong quá trình sống do điều kiện khoa học, văn hóa, xã hội quyết định. Như vậy, xu hướng nói lên phương hướng phát triển của nhân cách.

Khí chất (tính khí) là thuộc tính tâm lý phức tạp của cá nhân gắn liền với kiểu hoạt động thần kinh tương đối bền vững của cá nhân, biểu hiện cường độ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân, khí chất bộc lộ rõ nét nhất những sắc thái của cá nhân, khiến cho sự khác biệt giữa người này và người khác càng nổi bật. Khí chất của mỗi cá nhân có cơ sở sinh lý thần kinh nhưng nó chịu sự chi phối của các đặc điểm tâm lý xã hội, điều kiện của môi trường, được biến đổi do rèn luyện và quá trình giáo dục.

Vị trí của khí chất trong Tâm thần học: khí chất hay còn gọi là loại hình thần kinh có tính bẩm sinh di truyền, là một trong bốn thành phần của nhân cách có ý nghĩa đặc biệt trong cơ chế hình thành các loại bệnh tâm căn .

Năng lực là khả năng con người có thể hoàn thành một hoạt động nào đó, năng lực được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động tích cực của con người dưới sự tác động của rèn luyện và giáo dục.

Tính cách là sự kết hợp đặc biệt của những đặc tính tâm lý cơ bản biểu hiện thái độ của con người với thực tại qua tác phong và hành vi. Trong cuộc sống hàng ngày, ta thường dùng từ “tính tình”, “tính nết”, “tư cách”… để chỉ tính cách. Có những nét tính cách tốt và cũng có những nét tính cách xấu. Tính cách mang tính ổn định và bền vững, tính thống nhất và đồng thời cũng thể hiện tính độc đáo, riêng biệt điển hình cho mỗi cá nhân. Tính cách còn có tính xã hội được hình thành trong quá trình sống, tính cách bao gồm nhiều nét và có quan hệ mật thiết với nhau. Ví dụ: tính cởi mở, tính cẩn thận, tính nhút nhát…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số đặc điểm nhân cách của bệnh nhân rối loạn phân ly vận động và cảm giác (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w