Trắc nghiệmtâm lý đánh giá nhân cách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số đặc điểm nhân cách của bệnh nhân rối loạn phân ly vận động và cảm giác (Trang 34 - 37)

Ngày nay có khá nhiều phương pháp nghiên cứu nhân cách . Hai phương pháp mà ở nước ta thường sử dụng đó là trưng cầu ý kiến cá nhân (dựa trên sự tự đánh giá, dạng câu hỏi) và phương pháp phóng chiếu.

Tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai sử dụng trắc nghiệm tâm lý Eysenck (EPI) và trắc nghiệm tâm lý MMPI (Minnesota Multiphasic Personality Inventory) là hai TNTL đánh giá nhân cách dưới dạng câu hỏi.

* Trắc nghiệm tâm lý Eysenck(Eysenck Personality Inventory)

Năm 1947, giáo sư tâm lý học người Anh H.J.Eysenck đã xác định có hai yếu tố chính trong cấu trúc nhân cách đó là tính thần kinh (dễ bị kích thích) và tính hướng ngoại – hướng nội.

Yếu tố hướng nội – hướng ngoại (I) intraversion - extraversion

Người có nhân cách hướng ngoại điển hình là người cởi mở, giao tiếp rộng, có nhiều bạn, người quen, vô tâm, lạc quan, thích vận động. Tình cảm và cảm xúc của họ không được kiểm soát chặt chẽ.

Người có nhân cách hướng nội điển hình là người điềm tĩnh, rụt rè, hay giữ kẽ, ít tiếp xúc, giao tiếp với mọi người trừ những bạn bè thân, thích trật tự, ngăn nắp, kiểm soát chặt chẽ tình cảm, cảm xúc của mình.

Tính thần kinh - tính ổn định về cảm xúc (N) neuroticism

Người có tính thần kinh ổn định cao là người hay thay đổi về cảm xúc, khá nhạy cảm và dễ nổi nóng.

Không ổn định 24

Ưu tư Nóng nảy

Hướng nội 0 24 Hướng ngoại Bình thản Hăng hái

0 Ổn định

Quan hệ giữa các phép đo của Eysenck với các kiểu khí chất

Eysenck đã nêu ra giả thuyết cho rằng kiểu thần kinh mạnh và yếu của Pavlov rất gần với kiểu nhân cách hướng ngoại và hướng nội. Eysenck đã đưa ra mối liên hệ giữa hướng ngoại - hướng nội và ổn định - không ổn định theo vòng tròn nhân cách. Một người có thể rơi vào bất cứ vị trí nào trong vòng tròn nhân cách, đi từ rất hướng nội tới rất hướng ngoại và từ rất không ổn định tới rất ổn định .

Sử dụng trắc nghiệm nhân cách Eysenck để xác định thành phần khí chất của nhân cách người bệnh . Đây là thành phần được di truyền và có ý nghĩa quan trọng trong cơ chế hình thành các bệnh tâm căn.

Các công trình nghiên cứu đã cho thấy trắc nghiệm tâm lý Eysenck đã được chuẩn hóa và có độ tin cậy trong nhiều nước như Anh, Mỹ, Canada, Tây Ban Nha... và được sử dụng để nghiên cứu nhân cách ở nhiều đối tượng , , , .

Đối với nhóm bệnh nhân RLPL cho đến nay chưa có tác giả nào sử dụng trắc nghiệm Eysenck để nghiên cứu đặc điểm nhân cách của bệnh nhân, nhưng

theo lý thuyết Eysenck thì đặc điểm nhân cách của bệnh nhân có xu hướng nhân cách hướng ngoại và không ổn định.

* Trắc nghiệm tâm lý MMPI (Minnesota Multiphasic Personality Inventory)

Thiết kế MMPI được xuất bản lần đầu từ năm 1943 tại Đại học Tổng hợp Minnesota (Hoa Kỳ). S.R.Hathaway và J.C.Mc Kinley muốn có một bộ công cụ nhằm hỗ trợ cho qui trình thăm khám tâm thần, giúp việc đánh giá mức độ rối loạn tâm thần và đánh giá hiệu quả của điều trị tâm lý trên người bệnh. MMPI hoàn toàn không dựa trên cơ sở lý luận của nét nhân cách hay Phân tâm học mà là thang đánh giá đa diện.

MMPI gốc lúc đầu được chấp nhận ở Hoa Kỳ, sau đó được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau và là trắc nghiệm tâm lý đánh giá nhân cách được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới . Bản MMPI - II được tái chuẩn hóa ở Mỹ trong những năm 1980 với mẫu đại diện trên 1.462 nữ và 1.138 nam (Hoa Kỳ), sau đó MMPI-II được phát triển tại Pháp và chuẩn hóa tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Hy Lạp, Hà Lan, Canada, Đức, Ý, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển. Kết quả MMPI - II có thể hỗ trợ các nhà lâm sàng trong chẩn đoán và theo dõi đánh giá điều trị . Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai đã hiệu chỉnh MMPI - II và đang được sử dụng phổ biến .

Trắc nghiệm tâm lý MMPI được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ những năm 1950 cho nhiều đối tượng khác nhau. Mỗi thang lâm sàng với kết quả có xu hướng bệnh lý có thể gặp trong nhiều rối loạn khác nhau. Để hướng tới một chẩn đoán chính xác cần xét tới nhóm diễn đồ chiếm ưu thế và mối tương quan logic giữa chúng đồng thời kết hợp với các tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng. Gần đây các tác giả nước ngoài vẫn sử dụng MMPI để nghiên cứu nhân cách đặc biệt là nghiên cứu nhân cách các bệnh nhân tâm căn.

Ở Việt Nam, trắc nghiệm tâm lý MMPI đã được một số tác giả hiệu chỉnh và sử dụng tương đối phổ biến ở các phòng TNTL. Tại chuyên khoa tâm

thần MMPI được sử dụng để đánh giá nhân cách của nhiều nhóm bệnh nhân khác nhau như tâm thần phân liệt, nghiện, trầm cảm… Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào sử dụng MMPI để đánh giá đặc điểm nhân cách của bệnh nhân RLPL nhưng trên cơ sở phân tích các thang lâm sàng và kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài ở một số thể lâm sàng của rối loạn phân ly thì ở các bệnh nhân này có thang Hs và Hy cao , .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số đặc điểm nhân cách của bệnh nhân rối loạn phân ly vận động và cảm giác (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w