Khái niệm trắc nghiệmtâm lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số đặc điểm nhân cách của bệnh nhân rối loạn phân ly vận động và cảm giác (Trang 32 - 34)

Trắc nghiệm tâm lý (TNTL) là một hệ thống biện pháp đã được chuẩn hóa về kỹ thuật, được quy định về nội dung và quy trình thực hiện, nhằm đánh giá hành vi và kết quả hoạt động của một người hay một nhóm người , , ; cung cấp một chỉ báo về tâm lý (trí lực, cảm xúc, năng lực, nét nhân cách…) trên cơ sở đối chiếu với một thang đo đã được tiêu chuẩn hóa hoặc với một hệ thống phân loại trên những nhóm mẫu khác nhau về phương diện xã hội .

* Vị trí và vai trò của trắc nghiệm tâm lý trong tâm lý học

Nhiều loại TNTL được sử dụng trong lĩnh vực tâm lý học để đánh giá các hoạt động tâm lý khác nhau như cảm xúc, trí tuệ, nhân cách, chú ý… các TNTL còn được ứng dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau như tâm thần học, giáo dục, tuyển chọn nhân viên cho một số ngành nghề, hướng nghiệp…

So với các lĩnh vực khác, tâm lý học là một ngành rất mới. Để hiểu rõ đặc điểm tâm lý của đối tượng, chúng ta thường phối hợp hai phương pháp:

- Phương pháp lâm sàng: Thông qua các nguồn thông tin của người thân và tiếp xúc trực tiếp với đối tượng để tìm hiểu về lịch sử của bản thân đối tượng, cảm xúc, tư duy, hoạt động, trí nhớ, chú ý, tính cách và nhân cách nói chung.

- Phương pháp trắc nghiệm tâm lý: Chỉ được xem như các tư liệu bổ trợ cho những nhận xét thu được qua thăm khám lâm sàng.

* Sử dụng trắc nghiệm tâm lý

Trước khi sử dụng TNTL, chúng ta cần phải xác định được mục tiêu của việc dùng TNTL, các điều kiện cần thiết để tiến hành TNTL và tiêu chuẩn để đánh giá kết quả.

Ba đặc trưng cơ bản của một TNTL tốt đó là tính qui chuẩn, tính hiệu lực và độ tin cậy , , , . Độ tin cậy chính là tính ổn định (stability) và tính nhất quán (consistency) của kết quả trắc nghiệm. Nghĩa là khi sử dụng những hình thức khác nhau của một trắc nghiệm, trắc nghiệm được thực hiện bởi những người khác nhau (bảng tự báo cáo hoặc bảng dùng cho những chuyên gia như thầy thuốc, nhà tâm lý…) hoặc khi thực hiện lặp lại trắc nghiệm trên cùng một người thì kết quả các lần trắc nghiệm là tương đồng.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của TNTL như: - Khoảng cách thời gian giữa 2 lần làm trắc nghiệm.

- Số lượng và chất lượng các bài tập tiến hành trong trắc nghiệm.

- Sự thay đổi, phát triển của các đối tượng làm trắc nghiệm, chọn mẫu và cỡ mẫu… Do đó, khi phân tích tâm lý các kết quả nghiên cứu, chúng ta phải luôn luôn tính đến các đặc điểm định tính và mức độ phát triển của đối tượng làm trắc nghiệm.

Nét đặc trưng của TNTL lâm sàng là không đòi hỏi những qui trình, những tài liệu, dụng cụ… thực hiện phức tạp, mà các kết quả trắc nghiệm thường được ghi lại một cách trực tiếp bằng giấy, bút, ghi âm, ghi hình… Kết quả TNTL lâm sàng thường được so sánh với chuẩn hoặc tiêu chí. Các TNTL lâm sàng chủ yếu kiểu sử dụng dành cho cá nhân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số đặc điểm nhân cách của bệnh nhân rối loạn phân ly vận động và cảm giác (Trang 32 - 34)