Diễn biến một số bệnh hại trên giống ngô LVN885 trồng trên các chân đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra và nghiên cứu bệnh nấm hại lá ngô tại huyện văn yên, tỉnh yên bái vụ đông xuân năm 2016 2017 (Trang 54 - 57)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Diễn biến một số bệnh nấm chính gây hại trên một số giống ngô tạ

4.2.6. Diễn biến một số bệnh hại trên giống ngô LVN885 trồng trên các chân đất

Trong các bệnh nấm trên ngô có nhiều loài hình thành hạch nấm và tồn dư trên tàn dư cây trồng, trong đất, và trên ký chủ phụ để làm nguồn bệnh cho vụ sau. Do đó đặc điểm canh tác đất của từng vùng canh tác cũng ảnh hưởng lớn đến tình hình phát sinh và phát triển của bệnh. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi tiến hành điều tra các bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, gỉ sắt, khô vằn trên giống LVN885 ở chân đất bãi (đất cát phù sa ven sông) và đất ruộng (đất thịt nhẹ, trồng lúa từ vụ trước) từ đó đưa ra sơ bộ sự phát sinh phát triển của các bệnh này và là cơ sở quan trọng trong phòng trừ nấm bệnh. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.7:

Bảng 4.7. Diễn biến một sô bệnh nấm hại trên giống ngô LVN885 ở các chân đất trồng khác nhau tại huyện Văn Yên, Yên Bái vụ Đông xuân năm 2016 - 2017

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng phát triển

Bệnh hại trên giống ngô LVN885 tại Huyện Văn Yên trên các chân đất khác nhau

Đốm lá nhỏ Đốm lá lớn Gỉ sắt Khô vằn

Đất bãi Đất ruộng Đất bãi Đất ruộng Đất bãi Đất ruộng Đất bãi Đất ruộng

TLB(%) CSB(%) TLB(%)CSB(%) TLB(%)CSB(%) TLB(%) CSB(%) TLB(%)CSB(%) TLB(%)CSB(%) TLB(%) CSB(%) TLB(%)CSB(%) 19/9 Cây con 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 26/9 3 lá 1,23 0,14 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1,67 0,19 3/10 4-5 lá 3,47 0,56 1,11 0,12 4,33 0,48 0 0 0 0 0 0 0 0 2,67 0,30 10/10 6-7 lá 5,33 1,14 2,91 0,32 5,33 0,69 0 0 0 0 0 0 0 0 3,00 0,33 17/10 7-8 lá 7,64 1,37 3,45 0,38 6,91 1,21 0 0 0 0 0,67 0,07 0,67 0,07 3,33 0,44 24/10 8-9 lá 8,32 1,86 4,91 0,83 8,15 1,83 1,23 0,14 0 0 1,22 0,14 2,00 0,30 4,67 0,52 31/10 9-10 lá 11,60 2,98 7,69 1,50 9,87 2,49 3,47 0,56 0,93 0,10 2,63 0,50 3,67 0,56 6,33 1,00 7/11 Xoáy nõn 14,33 4,75 9,87 2,49 11,67 3,67 5,33 1,14 1,67 0,23 4,11 0,92 5,33 0,96 7,67 1,22 14/11 Xoáy nõn- trỗ cờ 16,53 5,44 12,93 3,57 15,26 5,81 8,32 1,86 3,05 0,60 5,89 1,61 7,67 1,52 9,33 1,70 21/11 Trỗ cờ - phun râu 18,74 6,76 14,11 4,84 17,68 7,35 12,42 2,99 5,16 1,32 9,68 2,76 9,00 2,06 12,00 2,48 28/11 Thâm râu- chín sữa 19,26 8,27 15,26 5,81 21,11 9,41 14,53 3,64 7,89 2,73 10,05 3,22 11,00 2,70 17,00 5,52 5/12 Chín sữa 20,11 9,26 17,87 4,33 22,21 9,74 15,74 4,76 8,56 2,80 12,63 4,19 13,22 3,82 20,67 7,48 12/12 Chín sáp 21,89 9,54 18,95 7,91 23,79 10,78 17,26 6,27 9,05 2,89 14,71 5,23 16,00 4,52 23,67 9,44 40

Qua bảng 4.7 có thể thấy:

Bệnh đốm lá nhỏ và đốm lá lớn xuất hiện sớm hơn trên đất đồi và đất bãi. Trên đất bãi bệnh đốm lá nhỏ xuất hiện ngay giai đoạn cây 3 lá với TLB 1,23% CSB là 0,14%, bệnh đốm lá lớn xuất hiện ngay giai đoạn cây 4-5 lá có TLB là 4,33% CSB là 0,48%. 2 bệnh này đều xuất hiện muộn hơn trên đất ruộng. bệnh đốm lá nhỏ xuất hiện khi cây 4-5 lá với TLB thấp 1,11% CSB là 0,12%, bệnh đốm lá lớn xuất hiện khi cây đã được 8-9 lá chuẩn bị xoáy nõn có TLB rất thâp là 1,233% CSB là 0,14%. Bệnh đốm lá nhỏ và đốm lá lớn cũng phát triển mạnh về cuối vụ trên cả 2 chân đất, TLB và CSB trên chân đất bãi luôn có chỉ số cao hơn so với trên chân đất ruộng. Cuối vụ trên chân đất bãi bệnh đốm lá lớn TLB là 23,79% CSB là 10,78%, bệnh đốm lá nhỏ TLB là 21,89% CSB là 9,54%. Trên chân đất ruộng bệnh đốm lá lớn TLB chỉ có 17,26% CSB là 6,27%, bệnh đốm lá nhỏ TLB là 18,95% CSB là 7,91%.

Bệnh khô vằn và gỉ sắt lại xuất hiện sớm hơn trên đất ruộng so với đấy bãi. Trên đất ruộng bệnh khô vằn xuất hiện ngay giai đoạn cây 3 lá với chỉ số bệnh 1,67% CSB là 0,19%. Trong khi trên đất bãi khô vằn xuất hiện khi cây đã đươc 7-8 lá với TLB rất thấp là 0,67% CSBlà 0,07%. Bệnh gỉ sắt xuất hiện rất muộn trên đất bãi khi cây ngô 9-10 lá chuẩn bị xoáy nõn với TLB là 0,93% CSB 0,10%, trong khi đó trên chân đất ruộng bệnh gỉ sắt đã xuất hiện từ lúc cây 7-8 lá và đã đạt TLB là 2,63% CSB 0,50% khi cây 9-10 lá. Bệnh khô vằn và gỉ sắt xuất hiện sớm trên đất ruộng có thể được lý giải do trên chân đất ruộng cấy lúa vẫn còn tàn dư bệnh khô vằn từ lúa ở vụ trước đó đồng thời trên chân đất ruộng có thể thấy cây chua me đất (một loài ký chủ phụ của nấm gỉ sắt) phát triển rất tốt làm nguồn bệnh ban đầu cho bệnh gỉ sắt. Bệnh khô vằn và gỉ sắt phát triển và tăng cao khi càng về cuối vụ. TLB khô vằn cuối vụ là 23,67% trên đất ruộng và 16,00% trên chân đất bãi, bệnh gỉ sắt có TLB trên chân đất ruộng là 16% và trên chân đất bãi là 9,05%.

Như vậy, cây ngô được trồng trên đất ruộng nhiễm bệnh khô vằn và gỉ sắt nặng hơn trồng trên nền đất bãi. Bệnh đốm lá lớn và đốm lá nhỏ lại bị nhiễm nặng hơn khi trồng trên đất bãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra và nghiên cứu bệnh nấm hại lá ngô tại huyện văn yên, tỉnh yên bái vụ đông xuân năm 2016 2017 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)