Bệnh đốm lá ngô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra và nghiên cứu bệnh nấm hại lá ngô tại huyện văn yên, tỉnh yên bái vụ đông xuân năm 2016 2017 (Trang 41 - 43)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Thành phần nấm bệnh hại ngô tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vụ đông

4.1.1. Bệnh đốm lá ngô

Nấm Exserohilum turcicum gây bệnh đốm lá lớn ngô. Nấm Bipolaris Maydis gây bệnh đốm lá nhỏ ngô.

Bệnh đốm lá nhỏ và đốm lá lớn trên ngô có triệu chứng khác nhau, tuy nhiên cả hai bệnh này đều xuất hiện và gây hại chủ yếu ở phiến lá và ở bắp hạt. 4.1.1.1. Bệnh đốm lá nhỏ

Có vết bệnh nhỏ như mũi kim, hơi vàng sau đó lớn rộng ra thành hình tròn hoặc bầu dục nhỏ, kích thước vết bệnh khoảng 5 - 6 x 1,5mm, màu nâu hoặc ở giữa hơi xám, có viền nâu đỏ, nhiều khi vết bệnh có màu quầng vàng. Bệnh hại ở lá, bẹ lá và hạt.

4.1.1.2. Bệnh đốm lá lớn

Hình 4.2. Triệu chứng bệnh đốm lá lớn Exserohilum turcicum

Có vết bệnh khác hẳn: vết bệnh dài có dạng sọc hình thoi không đều đặn, màu nâu hoặc xám bạc, không có quầng vàng. Kích thước vết bệnh lớn 16 - 25 x 2 - 4mm, có khi vết bệnh kéo dài tới 5-10cm, nhiều vết bệnh có thể liên kết nối tiếp nhau làm cho lá dễ khô táp, rách tươm ở đoạn chót lá. Bệnh thường xuất hiện ở lá phía dưới rồi lan dần lên các lá phía trên. Trên vết bệnh khi trời ẩm dễ mọc ra một lớp nấm đen nhọ là các cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh của nấm gây bệnh.

Hai bệnh đốm lá lớn đốm và đốm lá nhỏ xuất hiện ở tất cả các vùng mà chúng tôi điều tra với chỉ số bệnh khác nhau, gây hại ở lá và cả áo bắp. Bệnh đốm lá nhỏ gây hại ngay từ đầu giai đoạn sinh trưởng cây con hại nặng ở giai đoạn cây 7 lá trở đi. Bệnh đốm lá lớn xuất hiện muộn hơn, hại nặng khi mà cây phun râu và hình thành bắp, vết bệnh ban đầu xuất hiện và gây hại nặng ở các lá già sau đó lan dần lên các lá ngọn.

A

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra và nghiên cứu bệnh nấm hại lá ngô tại huyện văn yên, tỉnh yên bái vụ đông xuân năm 2016 2017 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)