Đánh giá tính gây bệnh của một số nấm bệnh hại lá chính trên ngô bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra và nghiên cứu bệnh nấm hại lá ngô tại huyện văn yên, tỉnh yên bái vụ đông xuân năm 2016 2017 (Trang 63)

CHÍNH TRÊN NGÔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÂY BỆNH NHÂN TẠO 4.4.1. Đánh giá tính gây bệnh của nấm B.maydis gây bệnh đốm lá nhỏ đã phân lập lây nhiễm trên ngô

Để đánh giá chính xác khả năng kháng nhiễm của các giống ngô thí nghiệm với bệnh này chúng tôi tiến hành 2 biện pháp lây nhiễm là phun bào tử nấm Bipolaris maydis đã được nuôi cấy và pha loãng với số lượng bào tử trên 104 – 105 bào tử/ml và phương pháp lây nhiễm trực tiếp bào tử trên lá để đánh giá chính xác khả năng lây nhiễm với các giống ngô thí nghiệm của loài nấm này. 4.4.1.1. Đánh giá tính gây bệnh của nấm B.maydis gây bệnh đốm lá nhỏ đã phân lập lây nhiễm trên ngô bằng phương pháp phun bào tử

Chúng tôi tiến hành phun bào tử nấm B.maydis phân lập trên ngô phun trên ngô và lúa bằng bình phun sương, so sánh với đối chứng của từng giống khi phun nước lã trong điều kiện ẩm độ không khí cao, chúng tôi theo dõi số lượng bào tử xuất hiện sau 5 ngày, 10 ngày, 15 ngày. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.14 và biểu đồ 4.6.

Bảng 4.14. Kết quả đánh giá tính gây bệnh của nấm B.maydis gây bệnh đốm lá nhỏ đã phân lập lây nhiễm trên ngô bằng phương pháp phun bào tử

Giống

Số lượng vết đốm do nấm B.maydis gây bệnh trên ngô

5 ngày 10 ngày 15 ngày

HN68 2,67c 11,33b 13,67b

LVN885 4,00a 21,00a 23,67a

DK6919 4,33a 6,67c 10,00c

ĐC HN68 0 0 0

ĐC LVN885 0 0 0

ĐC DK6919 0 0 0

Biểu đồ 4.2. Kết quả đánh giá tính gây bệnh của nấm B.maydis gây bệnh đốm lá nhỏ đã phân lập lây nhiễm trên ngô bằng phương pháp phun

bào tử

Qua kết quả của bảng 4.12 và biểu đồ 4.2 cho thấy sau khi phun bảo tử nấm Bipolaris Maydis sau 5 ngày phun bào tử số lượng vết bệnh trên giống ngô DK6919 là nhiều nhất với 4,33 vết sau đó là giống LVN885 là 4,00 vết và HN68 là 2,67 vết. Qua kết quả bảng cho thấy giống LVN885 có số lượng vết đốm tăng nhanh qua các ngày theo dõi, sau 15 ngày số lượng vết bệnh trên giống này là 23,67. Giống HN68 số lượng vết đốm sau 15 ngày lây bệnh là 13,67 vết đốm, giống DK6919 lại có số lượng vết đốm thấp nhất mặc dù nhiễm bệnh sớm nhất là 10,0 vết đốm. Các công thức đối chứng không thể hiện triệu chứng bệnh.

4.4.1.2. Đánh giá tính gây bệnh của nấm B.maydis gây bệnh đốm lá nhỏ đã phân lập lây nhiễm trên ngô bằng phương pháp lây nhiễm trực tiếp

Nấm Bipolaris Maydis được phân lập từ lá ngô bị bệnh đốm lá nhỏ và được cấy trên môi trường PGA sau đó lấy một phần thạch có chứa tản nấm và bào tử lây bệnh lên các giống ngô, chúng tôi theo dõi chiều dài vết bệnh và bán kính quầng vết bệnh sau 5 ngày, 10 ngày, 15 ngày để đánh giá tính kháng và nhiễm của nấm Bipolaris Maydis trên các giống ngô thí nghiệm. Kết quả lây bệnh nhân tạo được thể hiện bảng 4.15:

Bảng 4.15. Kết quả đánh giá tính gây bệnh của nấm B.maydis gây bệnh đốm lá nhỏ đã phân lập lây nhiễm trên ngô bằng phương pháp lây nhiễm trực tiếp

Giống

5 ngày 10 ngày 15 ngày

Chiều dài vết bệnh (mm) Bán kính quầng (mm) Chiều dài vết bệnh (mm) Bán kính quầng (mm) Chiều dài vết bệnh (mm) Bán kính quầng (mm)

HN68 1,1bc 1,8a 7,3b 1,9a 13,2b 1,9a

LVN885 2,1a 1,7a 8,9a 1,7b 21,6a 1,4b

DK6919 1,3b 1,3b 1,7c 1,4c 5,7c 1,4b

ĐC HN68 0 0 0 0 0 0

ĐC LVN885 0 0 0 0 0 0

ĐC DK6919 0 0 0 0 0 0

LSD 5% 0.2 0.4 0.4 0.1 1.3 0.2

Biểu đồ 4.3. Kết quả đánh giá tính gây bệnh của nấm B.maydis gây bệnh đốm lá nhỏ đã phân lập lây nhiễm trên ngô bằng phương pháp lây nhiễm

Qua bảng 4.15 và biểu đồ 4.3 tương tự như kết quả của phương pháp lây bệnh bằng phương pháp phun bào tử các giống ngô đều nhiễm nấm Bipolaris madis, công thức đối chứng không nhiễm sau 15 ngày theo dõi.

Chúng tôi đánh giá tính kháng nhiễm của các giống ngô thí nghiệm với nấm Bipolaris Maydis sau 5 ngày theo dõi giống ngô LVN885 có chiều dài vết bệnh lớn nhất 2,1 mm, bán kính quầng vết bệnh 1,7 mm. Giống ngô HN68 có chiều dài vết bệnh nhỏ nhất là 1,1 mm nhưng lại có bán kính quầng vết bệnh dài nhất 1,8 mm.

Chỉ tiêu bán kính quầng vết bệnh có vai trò trong sự phát triển của vết bệnh, sau khi các bào tử nấm xâm nhập thành công vào mô của cây và hình thành các sợi nấm len lỏi vào các mô xung quanh vết bệnh làm cho các mô xung quanh sung yếu và làm cho vết bệnh ban đầu phát triển rộng ra. Tùy vào sự kháng nhiễm của cây mà vết bệnh dài hay ngắn, quầng vết bệnh ban đầu càng lớn thì các mô chết hoại càng lan rộng.

Do vậy chiều dài vết bệnh đốm lá nhỏ trên giống HN68 có xu hương phát triển nhanh sau 10 ngày chiều dài vết bệnh 7,3 mm, bán kính quầng vết bệnh 1,9 mm; sau 15 ngày chiều dài vết bệnh 13,2 mm, bán kính 1,9 mm. Giống ngô LVN885 có chiều dài vết bệnh lớn nhất cả sau 15 ngày là 21,6 mm nhưng bán kính quầng vết bệnh có xu hướng giảm còn 1,4 mm khi vết bệnh trở lên già hơn. Giống DK6919 mặc dù có vết bệnh cao thứ 2 sau 5 ngày lây nhiễm với bán kính chiều dài vết bệnh 1,3 mm, nhưng bán kính quầng vết bệnh thấp chỉ 1,3 mm, sau 10 ngày chiều dài vết bệnh 1,7 mm, bán kính quầng vết bệnh 1,4 mm và sau 15 ngày lây nhiễm chiều dài vết bệnh nhỏ nhất chiều dài vết bệnh 5,7 mm, bán kính quầng vết bệnh 1,4 mm.

Hình 4.9. Lây bệnh nhân tạo B.maydis bằng phương pháp lây nhiễm trực tiếp

A. Vết bệnh trên giống LVN885 sau khi lây nhiễm 10 ngày

B. Vết bệnh trên giống DK6919 sau khi lây nhiễm 10 ngày

C. Vết bệnh trên giống HN68 sau khi lây nhiễm 10 ngày

D. Vết bệnh trên giống HN68 sau khi lây nhiễm 15 ngày

A B

4.4.2. Đánh giá tính gây bệnh của nấm E.turcicum gây bệnh đốm lá lớn đã phân lập lây nhiễm trên ngô

Để đánh giá tính kháng nhiễm bệnh đốm lá lớn trên một số giống ngô được trồng phổ biến ở Văn Yên chúng tôi cũng tiến hành phân lập nấm này từ các vùng trồng ngô tại huyện và lây nhiễm trên ngô bằng hai phương pháp phun bào tử và lây nhiễm nấm trực tiếp để có kết quả chính xác hơn về khả năng gây bệnh của nấm này.

4.4.2.1. Đánh giá tính gây bệnh của nấm E.turcicum gây bệnh đốm lá lớn đã phân lập lây nhiễm trên ngô bằng phương pháp lây nhiễm phun bào tử

Chúng tôi tiến hánh lây bệnh nhân tạo trong chậu vại, bào tử nấm

Exserohilum turcicum được nuôi cấy trên môi trường PGA, thu bào tử và pha loãng trong nước cất vô trùng với nống độ hơn 104 – 105 bào tử/ml. Phun trên giống ngô HN68, LVN885 và DK6919. Các công thức đối chứng của từng giống phun nước lã. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.16 và biểu đồ 4.8:

Bảng 4.16. Kết quả đánh giá tính gây bệnh của nấm E.turcicum gây bệnh đốm lá lớn đã phân lập lây nhiễm trên ngô bằng phương pháp lây nhiễm

phun bào tử

Giống Số lượng vết đốm do nấm E.turcicum gây bệnh trên ngô

5 ngày 10 ngày 15 ngày

HN68 8,00a 8,67a 14,67b

LVN885 8,33a 9,00a 16,33a

DK6919 4,00b 5,33b 10,00c

ĐC HN68 0 0 0

ĐC LVN885 0 0 0

ĐC DK6919 0 0 0

LSD 5% 1,06 1,21 1,57

Qua bảng 4.16 và biểu đồ 4.4 sau 5 ngày lây nhiễm những giống ngô thí nghiệm HN68, LVN885 và DK6919 đều nhiễm bệnh đốm lá lớn với số vết bệnh cao nhất ở giống LVN885 với số vết đốm 8,3. Gần tương đương với số vết của

giống LVN885 là giống HN68 với 8 vết đốm. Và giống có số vết đốm thấp nhất là giống DK6919 chỉ có trung bình 4 vết đốm. Các giống này qua các ngày theo dõi số vết đốm lá lớn đều tăng lên sau 10 ngày số vết đốm lá lớn trên công thức thí nghiệm giống LVN885 là 9 vết đốm, giống HN68 là 8,67 vết đốm và ở giống DK6919 là 5,33 vết đốm.

Biểu đồ 4.4. Kết quả đánh giá tính gây bệnh của nấm E.turcicum gây bệnh đốm lá lớn đã phân lập lây nhiễm trên ngô bằng phương pháp lây nhiễm

phun bào tử

Như vậy, bằng phương pháp phun bào tử chúng tôi đã bước đầu đánh giá được khả năng kháng nhiễm của từng giống ngô thí nghiệm. Giống dễ nhiễm và có số vết đốm nhiều nhất là giống LVN885 sau 15 ngày với 16,33 vết đốm, giống nhiễm gần tương đương là giống HN68 sau 15 ngày lây nhiễm trên công thức thí nghiệm xuất hiện trung bình 14,67 vết đốm. Nhiễm ít là giống DK6919 với số vết đốm trung bình là 10 vết. Không nhiễm ở các công thức đối chứng.

4.4.2.2. Đánh giá tính gây bệnh của nấm E.turcicum gây bệnh đốm lá lớn phân lập trên ngô lây nhiễm trên ngô bằng phương pháp lây nhiễm trực tiếp

nghiệm với nấm Exserohilum turcicum gây bệnh đốm lá lớn trên ngô bằng phương pháp phun bào tử chúng tôi cũng tiếp tục lây nhiễm nấm Exserohilum turcicum bằng phương pháp lây nhiễm trực tiếp gây sát thương hoặc không sát thuong để đánh giá chính xác hơn tính kháng nhiễm của từng giống ngô thông qua xác định chiều dài vết bệnh qua 15 ngày theo dõi thí nghiệm lây nhiễm nấm

Exserohilum turcicum lên các giống ngô HN68, LVN885 và DK6919. Các công thức đều so sánh với công thức đối chứng tương ứng của từng giống. kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.17:

Bảng 4.17. Kết quả đánh giá tính gây bệnh của nấm E.turcicum gây bệnh đốm lá lớn phân lập trên ngô lây nhiễm trên ngô bằng phương pháp lây

nhiễm trực tiếp Giống Phương pháp lây nhiễm Số vết lây

5 ngày 10 ngày 15 ngày

Số vết xuất hiện bệnh Chiều dài vết bệnh (mm) Số vết xuất hiện bệnh Chiều dài vết bệnh (mm) Số vết xuất hiện bệnh Chiều dài vết bệnh (mm) HN68 Có sát thương 30 30 8,03 30 15,08 30 31,46 Không sát thương 30 24 5,78 24 11,15 24 28,84 Đối chứng 30 0 0 0 0 0 0 LVN885 Có sát thương 30 30 9,05 30 13,21 30 20,16 Không sát thương 30 26 7,65 26 10,02 26 19,24 Đối chứng 30 0 0 0 0 0 0 DK6919 Có sát thương 30 30 7,91 30 10,63 30 15,87 Không sát thương 30 21 5,33 21 8,73 21 14,45 Đối chứng 30 0 0 0 0 0 0

Biểu dồ 4.5. Kết quả đánh giá tính gây bệnh của nấm E.turcicum gây bệnh đốm lá lớn phân lập trên ngô lây nhiễm trên ngô bằng phương pháp lây

nhiễm trực tiếp

Qua bảng số liệu 4.17 và biểu đồ 4.5 chúng tôi thấy các công thức đối chứng đều không nhiễm nấm. Các giống ngô tham gia thí nghiệm đều nhiễm nấm

Exserohilum turcicum . Tỉ lệ nhiễm do sát thương đều là 100% nhưng với vết lây nhiễm không sát thương lại có sự khác biệt giữa các giống ngô, tỉ lệ nhiễm cao nhất ở giống LVN885 sau khi lây nhiễm 15 ngày là 26 vết, giống HN68 nhiễm thứ 2 với 24 vết và giống có tỉ lệ nhiễm ít nhất là giống DK6919 với 21 vết.

Để đánh giá sát hơn khả năng nhiễm bệnh của từng giống chúng tôi so sánh chiều dài vết bệnh sau 5,10,15 ngày lây nhiễm. Qua thời gian theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy chiều dài vết bệnh dài nhất sau 5 ngày lây nhiễm là giống LVN885 với vết lây nhiễm CST là 9,05 mm và KST là 7,65 mm. Giống HN68 có chiều dài vết bệnh xếp thứ 2 sau 5 ngày theo dõi với vết lây nhiễm CST là 8,03 mm và KST là 5,78 mm nhưng sau 15 ngày lây nhiễm chiều dài vết bệnh của giống HN68 lại là cao nhất với vết lây nhiễm CST là 31,46 mm và KST là 28,84 mm; cao hơn chiều dài vết bệnh của giống LVN885 với vết lây nhiễm CST là 20,16 mm và KST là 19,24 mm. Giống DK6919 luôn có chiều dài vết bệnh thấp hơn 2 giống trên với vết lây nhiễm CST từ 7,91-15,87 mm và KST từ 5,33-14,45 mm tương ứng với với chiều dài vết bệnh sau 5 ngày - 15 ngày. Có thể thấy vết bệnh lây nhiễm CST luôn có chiều dài trung bình lớn hơn với vết bệnh lây nhiễm KST trên tất cả các giống trong cả thời gian thực hiện thí nghiệm lây nhiễm.

Như vậy giống có khả năng nhiễm bệnh đốm lá lớn nhiều nhất là giống LVN885 nhưng giống có khả năng bị bệnh đốm lá lớn phá hại mạnh nhất là giống, giống DK6919 có khả năng hạn chế sự xâm nhập và phát triển của nấm đốm lá lớn nhất.

Hình 4.10. Lây bệnh nhân tạo E.turcicum bằng phương pháp lây nhiễm trực tiếp

A. Vết bệnh trên giống DK6919 sau khi lây nhiễm 15 ngày

B. Vết bệnh trên giống LVN885 sau khi lây nhiễm 15 ngày

C. Vết bệnh trên giống HN68 sau khi lây nhiễm 15 ngày

C A

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Thành phần nấm bệnh hại lá ngô chủ yếu vụ đông xuân năm 2016 - 2017 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái bao gồm 6 loài nấm hại với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ và khô vằn phổ biến nhất sau đó đến bệnh gỉ sắt ít phổ biến hơn 2 bệnh bạch tạng và ung thư ngô có mức độ phổ biết ít nhất.

2. Theo dõi tình hình diễn biến một số bệnh hại chính trên ngô ở một số giống ngô tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho thấy giống DK6919 bị nhiễm bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, gỉ sắt và khô vằn nhẹ hơn so với 2 giống là LVN885 và HN68. Trên 2 mật độ khác nhau cho thấy trên mật độ trồng dày cả 4 bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, gỉ sắt và khô vằn đều xuất hiện sớm và nhiễm nặng hơn trên mật độ trồng thưa. Trên 2 chân đất ruộng và đất bãi cho thấy cây ngô được trồng trên đất ruộng nhiễm bệnh khô vằn và gỉ sắt nặng hơn trồng trên nền đất bãi. Bệnh đốm lá lớn và đốm lá nhỏ bị nhiễm nặng hơn khi trồng trên đất bãi.

3. Cả 2 nấm Exserohilum turcicum và nấm Bipolaris maydis đều phát triển tốt trên cả 2 môi trường WA, PGA nhưng phát triển mạnh nhất và khả năng cho bào tử tốt nhất ở môi trường PGA.

4. Thuốc Anvil 5SC, Daconil 75WG có khả năng ức chế nấm Bipolaris maydis và nấm Exserohilum turcicum hiệu quả tốt, thuốc Tepro Super 300EC có khả năng ức chế nấm Bipolaris Maydis, Exserohilum turcicum kém hiệu quả.

5. Nấm Bipolaris maydis gây bệnh đốm lá nhỏ ngô gây bệnh giống khô LVN885 nhiễm bệnh đốm lá nhỏ nặng nhất sau đó đến giống HN68, nhiễm bệnh đốm lá nhỏ nhẹ nhất là giống DK6919.

Nấm Exserohilum turcicum gây bệnh đốm lá lớn ngô gây bệnh giống ngô DK6919 nhiễm bệnh đốm lá lớn nhẹ nhất, 2 giống LVN885 và HN68 nhiễm bệnh đốm lá lớn tương đương nhau.

5.2. KIẾN NGHỊ

1. Tiếp tục nghiên cứu bổ sung danh mục thành phần bệnh hại trên ngô tại các vùng trồng ngô khác nhau của tỉnh Yên Bái, 2 bệnh bạch tạng và ung thư ngô là 2 bệnh có mức độ gây tổn hại năng suất hơn nhưng có mức phổ biến rất thấp, cần điều tra, theo dõi và kiểm soát bệnh để bệnh không phát triển phá hại nặng.

2. Nghiên cứu đặc điểm phát sinh phát triển, đặc điểm sinh vật học của các loài nấm hại trên ngô nhằm hiểu biết rộng hơn về các loài nấm để xây dựng biện pháp phòng trừ hiệu quả trên cây ngô.

3. Tiếp tục nghiên cứu thêm về khả năng kháng nhiễm của các giống ngô để đưa những giống ngô năng suất tốt, khả năng kháng bệnh cao vào sản xuất tại huyện Văn Yên nói riêng và của tỉnh Yên Bái nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010). QCVN 01-38. Quy chuẩn kĩ thuật về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng. tr.52

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2014). QCVN 01-167. Quy chuẩn kỹ thuật quốc ra về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây Ngô. tr.16

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra và nghiên cứu bệnh nấm hại lá ngô tại huyện văn yên, tỉnh yên bái vụ đông xuân năm 2016 2017 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)