Diễn biến bệnh khô vằn trên các giống ngô tại huyện Văn Yên, Yên Bá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra và nghiên cứu bệnh nấm hại lá ngô tại huyện văn yên, tỉnh yên bái vụ đông xuân năm 2016 2017 (Trang 51 - 52)

Bảng 4.5. Diễn biến bệnh khô vằn trên các giống ngô tại huyện Văn Yên, Yên Bái vụ Đông xuân năm 2016 - 2017

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng, phát triển

Giống DK6919 Giống HN68 Giống LVN885 TLB(%) CSB(%) TLB(%) CSB(%) TLB(%) CSB(%) 19/9 Cây con 0 0 0 0 0 0 26/9 3 lá 0 0 0 0 1,67 0,19 3/10 4-5 lá 0 0 0 0 2,33 0,41 10/10 6-7 lá 0 0 0 0 2,67 0,37 17/10 7-8 lá 0 0 1,67 0,19 3,00 0,33 24/10 8-9 lá 0 0 2,67 0,30 3,33 0,37 31/10 9-10 lá 0 0 3,33 0,44 3,67 0,48 7/11 Xoáy nõn 0,67 0,07 5,33 0,81 6,33 1,00 14/11 Xoáy nõn- trỗ cờ 2,00 0,30 8,00 1,56 8,33 1,44 21/11 Trỗ cờ - phun râu 3,67 0,56 12,33 2,70 11,00 2,04 28/11 Thâm râu- chín sữa 5,33 0,96 16,00 4,52 16,00 3,63 5/12 Chín sữa 7,67 1,52 18,67 7,11 19,33 5,19 12/12 Chín sáp 10,33 2,41 20,67 9,26 22,33 7,44

Bệnh khô vằn do nấm R. solani gây ra. Bệnh xuất hiện trên cả 3 giống ngô chúng tôi điều tra. Bệnh xuất hiện sớm trên giống ngô LVN885 khi cây ở giai đoạn 3 lá thật với TLB 1,67%, trên giống ngô HN68 bệnh xuất hiện ở đầu

giai đoạn cây 7-8 lá thật với TLB cũng la 1,67%. Bệnh khô vằn vẫn xuất hiện rất muộn trên giống DK6919, bệnh bắt đầu xuất hiện khi cây ngô ở giai đoạn xoáy nõn với TLB là 0,67%, thấp hơn nhiều so với TLB của giống LVN885 là 6,33% và HN68 là 5,33% cùng giai đoạn sinh trưởng. Bệnh khô vằn phát triến mạnh dần đến cuối giai đoạn sinh trưởng. đặc biết là giai đoạn từ trỗ cờ tung phấn đến giai đoạn bắp tỉ lệ nhiễm bệnh cao. Nhiễm nặng nhất vẫn là giống LVN885 TLB giao động trong những giai đoạn này từ 8,33% đến 22,33%. Giống HN68 nhiễm khô vằn nhẹ hơn giống LVN885 với TLB từ 8 % - 20,67%. Giống DK6919 nhiễm nhẹ nhất TLB cao nhất cũng chỉ có 10,33%.

Như vậy trong 3 giống mà chúng tôi điều tra, giống nhiễm bệnh khô vằn sớm nhất là nặng nhất là giống LVN885, sau đó đến giống HN68, và nhiễm bệnh khô vằn nhẹ nhất là giống DK6919.

Qua điều tra diễn biến 4 bệnh hại chủ yếu trên ngô là bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, gỉ sắt và khô vằn chúng ta có thể thấy giống LVN885 luôn bị hại nặng nhất vì đây là giống ngô dài ngày thích hợp với tất cả các mùa trong năm nên được nông dân trồng liên tục qua các vụ, đồng thời một lượng lớn nguồn giống được nông dân tự thu lại từ vụ trước để trồng cho vụ sau mà không có biện pháp xử lý hạt giống nào trước khi gieo trồng nên có nguồn bệnh từ tàn dư cây trồng và trên hạt giống cao hơn so với 2 giống còn lại. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành điều tra diễn biến bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, gỉ sắt và khô vằn ở các mật độ trồng khác nhau và trên các chân đất trồng khác nhau để có những biện pháp hạn chế sự phát triển và lây lan của nấm bệnh trên giống LVN885.

4.2.5. Diễn biến một sô bệnh nấm hại trên giống ngô LVN885 ở các mật độ trồng khác nhau tại huyện Văn Yên, Yên Bái vụ Đông xuân năm 2016 - 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra và nghiên cứu bệnh nấm hại lá ngô tại huyện văn yên, tỉnh yên bái vụ đông xuân năm 2016 2017 (Trang 51 - 52)