Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốncủa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 36 - 39)

nghiệp và Phát triển nông thôn

a. Những nhân tố thuộc về ngân hàng

- Giá cả, chi phí, kết quả kinh doanh

Trong công tác huy động vốn, giá cả chính là lãi suất huy động, một ngân hàng có chính sách lãi suất tốt sẽ có sức cạnh tranh cao trên thị trường vốn. Việc xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý là vô cùng quan trọng, nếu xác định đúng sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng, xã hội và ngược lại. Chính sách lãi suất được xây dựng trên cơ sở “hai bên cùng có lợi” nhưng phải đảm bảo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước cho phép và theo nguyên tắc: lãi suất tiền gửi thực dương (lãi suất tiền gửi lớn hơn tỷ lệ lạm phát) (Nguyễn Thanh Toàn, 2016).

Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng cao, yêu cầu của khách hàng cũng không ngừng được nâng lên, họ

muốn dùng các dịch vụ ngân hàng đa năng nhưng với chi phí thấp nhất, hiệu quả cao nhất. Do vậy, chi phí cũng là một yếu tố cạnh tranh của ngân hàng thương mại (Nguyễn Thanh Toàn, 2016).

- Cơ sở vật chất, uy tín của ngân hàng và đội ngũ nhân sự: Trong cuộc sống, đặc biệt trong kinh doanh việc tạo lập uy tín thương hiệu là vấn đề rất quan trọng, nhất là đối với việc huy động tiền gửi của các ngân hàng. Khách hàng thường gửi tiền cho những ngân hàng uy tín, kinh doanh lâu đời, có tiềm lực tài chính mạnh, làm ăn hiệu quả. Bên cạnh đó thì cơ sở vật chất của ngân hàng cũng có tác động rất lớn đến cảm nhận của khách hàng. Bên cạnh đó, thái độ, trình độ và phong cách phục vụ của nhân viên cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với đội ngũ nhân viên vui vẻ, niềm nở khi giao tiếp, biết lắng nghe những nhu cầu của khách hàng, giải quyết công việc khoa học, nhanh chóng sẽ tạo ấn tượng tốt ngay từ lần giao dịch đầu tiên và sẽ giữ chân khách hàng với ngân hàng lâu dài (Nguyễn Thanh Toàn, 2016).

Địa điểm hoạt động và mạng lưới giao dịch: Khách hàng đến giao dịch với ngân hàng thường chọn những địa điểm thuận tiện như: gần nhà, gần nơi làm việc… Chính vì vậy, địa điểm thuận lợi nằm trong khu vực kinh doanh trọng yếu sẽ góp phần thu hút nhiều giao dịch hơn cho ngân hàng. Bên cạnh đó thì mạng lưới giao dịch góp phần quyết định rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mạng lưới kinh doanh rộng và phân bố thích hợp sẽ tạo sự tiện lợi cho khách hàng đến giao dịch nhằm tiết kiệm được thời gian cho khách hàng do vậy khách hàng sẽ gắn bó với ngân hàng thường xuyên hơn và tăng doanh số hoạt động cho ngân hàng (Nguyễn Thanh Toàn, 2016).

Chiến dịch truyền thông, dịch vụ yểm trợ và con người: Những dịch vụ yểm trợ cho khách hàng là những việc đơn giản nhưng nó có tác dụng rất lớn trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Tư vấn miễn phí cho khách hàng: Tùy vào từng khách hàng và yêu cầu của họ mà nhân viên ngân hàng sẽ tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm nào là tốt nhất, phù hợp nhất với họ. Việc tư vấn sẽ củng cố niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng, tạo cho khách hàng cảm thấy ngân hàng chính là người bạn thân thiết của mình và họ sẽ là những người quảng cáo tốt nhất, hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất trong việc giới thiệu ngân hàng với người quen của họ (Nguyễn Thanh Toàn, 2016).

Quảng cáo: Một trong những công việc quan trọng tác động vào tâm lý của khách hàng là làm cho hình ảnh của ngân hàng trở nên quen thuộc. Quảng cáo

đúng thời điểm kèm theo các dịch vụ yểm trợ khác sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng (Nguyễn Thanh Toàn, 2016).

Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ: Việc đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ sẽ giúp khách hàng có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn dịch vụ ngân hàng đồng thời thỏa mãn nhiều hơn nhu cầu của khách hàng. Thực hiện tốt điều này sẽ giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền hơn. Thực tế cho thấy, ngân hàng nào đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới như: phát hành thẻ thanh toán, tài trợ thuê mua hay tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm theo số dư tiền gửi, tiết kiệm bậc thang… sẽ gia tăng được nguồn vốn huy động (Nguyễn Thanh Toàn, 2016).

Những tiện ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng: Những sản phẩm của ngân hàng thường tương tự nhau và không có sự chênh lệch quá lớn về chất lượng, giá cả… nên khách hàng khó lựa chọn ngân hàng giao dịch. Với yêu cầu ngày càng cao trong việc sử dụng tài khoản với những tiện ích đa năng, khách hàng mong muốn ngày càng được sử dụng nhiều hơn những sản phẩm tự động: tiết kiệm tự động từ tài khoản thanh toán, tiền gửi thanh toán tự động... (điều này khách hàng cam kết ngay khi mở tài khoản) còn khi số dư đảm bảo đủ thì ngân hàng tự động trích (Nguyễn Thanh Toàn, 2016)...

b. Những yếu tố ngoài ngân hàng

Lạm phát là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến lãi suất của ngân hàng. Trong thời kỳ chỉ số lạm phát cao ngân hàng sẽ rất khó khăn trong việc huy động vốn vì không thể đưa mức lãi suất cao để huy động (Nguyễn Thanh Toàn, 2016).

Tốc độ hình thành các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất càng diễn ra sôi động thì ở đó hoạt động ngân hàng càng phát triển. Khi các doanh nghiệp hình thành và đi vào sản xuất thì sẽ nảy sinh nhu cầu thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau sẽ thúc đẩy họ có các giao dịch với ngân hàng, vì vậy các doanh nghiệp sẽ mở tài khoản tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng (Nguyễn Thanh Toàn, 2016).

- Thu nhập, thói quen tích lũy và tiêu dùng của dân chúng.

Thu nhập của người dân cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng vốn huy động của ngân hàng.

Thu nhập thấp, giá trị các khoản thanh toán nhỏ nên đa số dân chúng thường dùng tiền mặt để mua bán hàng hóa, chi trả, vay mượn…Hoạt động ngân hàng hầu như vẫn còn xa lạ đối với đại bộ phận dân chúng, các sản phẩm ngân

hàng chỉ được một số ít người sử dụng. Khi có khoản tiền nhàn rỗi thì người dân thường nghĩ đến việc mua vàng cất trữ mà chưa quan tâm đến việc gửi tiết kiệm ngân hàng. Do đó, ngân hàng phải tuyên truyền đến dân chúng về các tiện ích của sản phẩm dịch vụ để người dân bỏ dần thói quen sử dụng tiền mặt (Nguyễn Thanh Toàn, 2016).

- Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và các định chế tài chính khác.

Ở nước ta khi nền kinh tế thị trường ngày một phát triển thì kinh doanh trong các lĩnh vực đều có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các ngân hàng ngày nay không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng khác mà còn phải cạnh tranh với các định chế tài chính phi ngân hàng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế thế giới các ngân hàng trong nước còn phải cạnh tranh với các định chế tài chính nước ngoài. Khi số lượng các định chế tài chính tăng lên thì thị phần của mỗi ngân hàng sẽ bị chia sẻ, nguồn vốn huy động có thể bị giảm đi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốncủa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 36 - 39)