Định hướng, mục tiêu phát triển kinh doanh của Agribank Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốncủa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 83 - 91)

a. Định hướng kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An

Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016- 2020 của đất nước, Agribank xác định mục tiêu tổng quát đó là:

Hoàn thành các chương trình, chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong giai đoạn tái cơ cấu; chuẩn bị tiền đề triển khai cổ phần hóa Agribank khi có chủ trương của Chính phủ; có nền tảng công nghệ, mô hình quản trị hiện đại, tiên tiến và năng lực tài chính vững mạnh.

Agribank triển khai có hiệu quả chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, duy trì tăng trưởng hợp lý, hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, phát triển ổn định và bền vững.

Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng; tiếp tục giữ vững vai trò chủ lực trong đầu tư, hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Nâng cao năng lực tài chính, Agribank tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế nghiệp vụ, mô hình tổ chức, hệ thống quản trị điều hành, tạo hành lang thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Cụ thể là:

Thứ nhất là, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, kịp thời chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ. Đẩy mạnh huy động vốn từ nhiều nguồn, đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn; tập trung huy động vốn gắn với phát triển sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị trường, thị phần; tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn trong cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn…Tăng cường hợp tác, kết nối thanh toán với các tổ chức, doanh nghiệp lớn. Tăng cường huy động vốn tại các đô thị, thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ để bổ sung vốn cho nông thôn, đảm bảo các yêu cầu vốn phục vụ “tam nông”. Các định hướng cụ thể như sau:

* Về sản phẩm huy động vốn

Thực hiện nghiên cứu thị trường, phân đoạn khách hàng đưa ra các sản phẩm huy động vốn phù hợp với các đối tượng khách hàng gửi tiền, đặc điểm các vùng, miền, xây dựng chính sách ưu đãi về lãi suất, khuyến mãi phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; đa dạng hóa và hoàn thiện hệ thống danh mục sản phẩm huy động vốn, gia tăng tiện ích cho sản phẩm huy động vốn, bán chéo sản phẩm....

* Về quy trình giao dịch trong hoạt động huy động vốn

Rà soát lại quy trình, thủ tục, chứng từ giao dịch, chương trình liên quan trong giao dịch tiền gửi tiết kiệm. Hoàn thiện quy trình giao dịch tiền gửi tiết kiệm; chương trình cảnh báo; giám sát trên hệ thống về các giao dịch tiền gửi, huy động vốn... Các định hướng cụ thể như sau:

* Về kênh phân phối

- Với kênh phân phối truyền thống, đánh giá hoạt động huy động vốn trong thời gian qua, từ đó có các giải pháp cơ cấu, sắp xếp lại để các chi nhánh, phòng giao dịch phát huy tiềm năng.

-Tập trung khai thác các đại lý/tổ nhóm trung gian trong huy động vốn. Ngoài chức năng tổ /nhóm cho vay thu nợ mở rộng thêm nắm bắt nhu cầu sử dụng để tư vấn về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, từ đó gia tăng nguồn vốn huy động từ kênh phân phối này.

- Kênh phân phối hiện đại, nên bổ sung những tính năng để gia tăng tiện ích dịch vụ mà các ngân hàng thương mại khác đã triển khai hoặc chưa triển khai, từ đó thu hút, khuyến khích khách hàng gửi tiền và sử dụng dịch vụ Agribank.

*Về cơ chế khuyến khích trong huy động vốn

- Xây dựng cơ chế khuyến khích nội bộ, phân vùng, địa bàn hoạt động để xây dựng cơ chế thưởng huy động vốn phù hợp; xây dựng cơ chế phí, lãi suất theo hướng khuyến khích các đơn vị huy động thừa vốn…

- Cơ chế khuyến khích đối với khách hàng, xây dựng chính sách khách hàng áp dụng thống nhất trong hệ thống Agribank…

* Về công nghệ thông tin trong hoạt động huy động vốn

Để đảm bảo được việc quản lý huy động vốn đầy đủ, hệ thống công nghệ thông tin cần xây dựng hệ thống đáp ứng được việc quản lý thông tin huy động vốn trên một số phân hệ như sau: Quản lý các nguồn vốn huy động từ tiền gửi, trong đó bao gồm tiền gửi thanh toán (không kỳ hạn), tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm; Quản lý các nguồn vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn; Quản lý các nguồn vốn huy động từ đi vay, vay từ ngân hàng Nhà nước, vay từ các định chế tài chính; Quản lý các nguồn vốn từ các nguồn khác, sử dụng các luồng tiền nhàn rỗi trong hệ thống.

Thứ hai là, tiếp tục hướng mạnh về nông thôn, phục vụ phát triển nông nghiệp toàn diện, thực hiện đầu tư có chọn lọc và có trình tự ưu tiên, tập trung thu hồi nợ đến hạn và nợ xấu để quay vòng vốn đáp ứng vốn cho ‘tam nông”. Các định hướng cụ thể như sau:

* Chuyển từ đầu tư cho vay chăn nuôi nhỏ lẻ sang đầu tư cho vay theo hướng trang trại, gia trại, nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp, công nghệ cao.

* Đầu tư cho vay phục vụ công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn theo hướng ưu tiên vốn đầu tư cho các dự án, chương trình phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu; đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị kết hợp các biện pháp về tổ chức sản xuất tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ nhằm nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp.

- Bám sát định hướng tái cơ cấu ngành trồng trọt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đầu tư theo các vùng chuyên canh các cây trồng có giá trị kinh tế hàng hoá cao, xuất khẩu lớn. Tiếp tục chỉ đạo triển khai, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chương trình cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ.

- Tổ chức đánh giá tình hình đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thông qua việc phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội cho vay qua các tổ nhóm. Bổ sung các cơ chế chính sách phù hợp để tăng trưởng dư nợ cho vay qua tổ nhóm, góp phần giảm tải khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng.

- Tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao dịch cho cán bộ; Triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu, thường xuyên phân tích hoạt động của khách hàng, phân tích dư nợ có tiềm ẩn rủi ro để có các giải pháp cụ thể xử lý nợ, giảm thấp nợ xấu, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh.

- Ban hành một số sản phẩm tín dụng gắn với phát triển các dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Mô hình cho vay liên kết, khép kín giữa 03 nhà (ngân hàng, doanh nghiệp và nhà nông), cho vay theo từng loại sản phẩm cây trồng, vật nuôi; cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình; cho vay theo mô hình chuỗi liên kết giá trị từ khâu cung ứng vật tư, sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu...

Thứ ba là, tiếp tục tổ chức xây dựng chiến lược kinh doanh 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030, Agribank đặt mục tiêu xây dựng Ngân hàng phát triển ổn định, vững chắc theo hướng ngân hàng thương mại hiện đại, thực hiện thành công cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ. Nhiệm vụ định hướng đặt ra đối với Agribank là toàn hê ̣ thống cùng nhau đoàn kết, chung sức chung lòng vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiê ̣m vu ̣ chı́nh tri ̣ của ngân hàng thương ma ̣i chủ lực trên thi ̣ trường nông nghiệp, nông thôn.

Thứ tư là, luôn coi trọng công tác huy động vốn, xác định nhiệm vụ huy động vốn gắn liền với sự phát triển bền vững, với quy mô và vị thế của ngân hàng. Do vậy Agribank Nghệ An đã xây dựng chiến lược huy động vốn dài hạn. Trong công tác huy động vốn đặc biệt chú trọng nguồn vốn nhàn rỗi huy động từ khu vực dân cư, tiền gửi nội ngoại tệ, nguồn kiều hối chuyển về; đặc biệt quan tâm đến việc huy động nguồn vốn trung và dài hạn nhằm tạo thế ổn định trong kinh doanh của chi nhánh. Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế, nhất là những nguồn vốn có lãi suất thấp nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn Nghệ An.

Để thực hiện được định hướng đó, Agribank Nghệ An đã đưa ra một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

Duy trì, bám sát địa bàn khu vực khách hàng truyền thống, đồng thời tăng cường tìm kiếm và phát triển các địa điểm có tiềm năng huy động vốn. Xác lập mối quan hệ để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, phát triển thương hiệu bằng các sản phẩm dịch vụ đạt chất lượng cao.

Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, hướng tới các khách hàng là dân cư, các dự án trọng điểm của tỉnh Nghệ An, các tổ chức kinh tế lớn, mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng nhằm thu hút nguồn vốn ổn định.

Tăng cường công tác tiếp thị đến từng người dân trên địa bàn kinh doanh, từng doanh nghiệp đặc biệt những doanh nghiệp tiềm năng

Tổ chức tốt công tác chăm sóc khách hàng, công tác hậu dịch vụ; Đảm bảo chất lượng dịch vụ cao nhất trong việc phục vụ khách hàng

Tăng cường sức mạnh về tài chính từ đó có điều kiện thực hiện áp dụng lãi suất và chi phí linh hoạt, đảm bảo đủ trang trải các chi phí và bù đắp rủi ro và có tích lũy.

b. Mục tiêu phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Năm 2019 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 75%/tổng dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng; không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa. năm 2019, Agribank đặt mục tiêu tăng trưởng 12% - 14% cho vốn huy động; tăng tối đa 18% đối với dư nợ cho vay nền kinh tế, trong đó giữ vững tỷ trọng dư nợ nông

nghiệp, nông thôn trên 75%; tỷ lệ nợ xấu dưới 1%; thu dịch vụ tăng tối thiểu 20%; đảm bảo tiền lương cho người lao động không thấp hơn năm 2018; đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An, các tổ chức tín dụng nói chung và Agribank Chi nhánh tỉnh Nghệ An nói riêng, với tư cách là đơn vị cung ứng vốn, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Chi nhánh luôn xác định mục tiêu chung như sau: “Tiếp tục giữ vững vai trò chủ đạo trong đầu tư tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên thị trường tài chính nông thôn, đồng thời chú trọng thị trường đô thị, luôn mãi là người bạn đồng hành thủy chung và tin cậy của hàng vạn hộ sản xuất và doanh nghiệp. Đổi mới toàn diện và nâng cao chất lượng các mặt hoạt động, bảo đảm an toàn, hiệu quả”.

Từ mục tiêu chung đó Agribank Nghệ An định hướng trong hoạt động kinh doanh như sau:

Về nguồn vốn: Đẩy mạnh công tác huy động vốn cả nội tệ và ngoại tệ tại địa phương để tăng số dư bình quân trên mỗi cán bộ, với nhiều hình thức huy động, đa dạng hóa sản phẩm, điều hành lãi suất linh hoạt, thận trọng, phù hợp với thị trường, chủ động tiếp cận những khách hàng lớn, các dự án để huy động vốn đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư tín dụng.

Về Tín dụng: Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, lấy địa bàn nông nghiệp nông thôn và kinh tế hộ là đối tượng phục vụ chủ yếu. Đồng thời chú trọng mở rộng kinh doanh trên địa bàn thành phố, thị xã, khu công nghiệp tập trung, doanh nghiệp nhỏ và vừa để nâng dư nợ bình quân trên mỗi cán bộ. Kết hợp cho vay trung, dài hạn với ngắn hạn, nội tệ với ngoại tệ, thực hiện tốt các nghiệp vụ bảo lãnh,…Trong mở rộng tín dụng luôn xác định cơ cấu đầu tư hợp lý giữa phục vụ và kinh doanh, áp dụng lãi suất phù hợp với đối tượng vay, tăng trưởng dư nợ phải trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn ổn định. Và đảm bảo chất lượng tín dụng thông qua việc phối hợp chặt chẽ tín dụng và thẩm định, nâng cao vai trò của công tác thẩm định.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đổi mới công tác tổ chức quản trị điều hành, công tác tiếp thị nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hướng đến mục tiêu an toàn vốn, lợi nhuận và đảm bảo thu nhập cho cán bộ nhân viên của chi nhánh.

c. Những căn cứ cho việc đề xuất phương hướng và giải pháp đẩy mạnh huy động vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Nghệ An

* Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An

Nghệ An là một tỉnh lớn của khu vực Bắc Trung Bộ, mục tiêu là phấn đấu xây dựng Nghệ An là trung tâm về tài chính, thương mại, du lịch, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá, thể thao, công nghiệp công nghệ cao của vùng Bắc Trung bộ.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Theo đó, tỉnh Nghệ An phấn đấu đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân 2016 - 2020 đạt 9,5 - 10,5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.800 - 3.500 USD; tỷ lệ hộ nghèo giảm mỗi năm từ 2,5 - 3% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020) phấn đấu tăng trưởng công nghiệp 16 - 17%/năm

-Về phát triển công nghiệp - xây dựng, tỉnh Nghệ An phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng bình quân hàng năm 14 - 15%, trong đó tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt 16 - 17%/năm

Tập trung xây dựng vùng Hoàng Mai - Đông Hồi gắn với khu kinh tế Nghi Sơn, trong đó phát triển nhiệt điện, xi măng, luyện thép, cơ khí, cảng biển,... xây dựng khu kinh tế Đông Nam thành khu kinh tế đa ngành, đa chức năng, trọng tâm là công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo, thiết bị công nghệ cao, công nghiệp chế biến. Tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ khu kinh tế Đông Nam, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư xây dựng khu công nghiệp -thương mại, dịch vụ - đô thị và các dự án lớn vào khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp; xây dựng khu kinh tế Đông Nam thành khu kinh tế ven biển trọng điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốncủa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 83 - 91)