Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốncủa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 48 - 53)

- Thành phố Vinh có các ngành dịch vụ như thương mại, tài chính ngân hàng, du lịch, khách sạn cũng phát triển nhanh chóng và ổn định. Với hệ thống ngân hàng, các công trình chợ đầu mối bán buôn bán lẻ, siêu thị, hệ thống khách sạn đa cấp, đầu mối các tour du lịch của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ, tạo cơ sở để trở thành trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ và du lịch của khu vực Bắc miền Trung. Theo số liệu thống kê cho thấy, thu nhập bình quân của người dân thành phố Vinh đạt hơn 68 triệu đồng vào cuối năm 2016 cao gấp 2,4 lần bình quân chung toàn tỉnh. Đây là số liệu được dẫn ra tại báo cáo kết quả 4 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến 2020. Cơ Cấu thành phố chuyển dịch tích cực, các ngành dịch vụ chiến tỷ trọng lớn, đạt gần 67% năm 2016 và có xu hướng tăng hàng năm, xác định là ngành kinh tế động lực cho quá trình phát triển của thành phố. Với tính quy luật chung thì tỷ trọng dịch vụ trên thể hiện sự tiến bộ trong cơ cấu kinh tế của thành phố Vinh ngày càng rõ nét (Ủy ban nhân dân thành phố Vinh, 2016).

Hiện nay, ở Vinh có các chợ lớn là Chợ Vinh, Chợ Ga Vinh, Chợ Quán Lau... Hệ thống các siêu thị lớn như: Metro, Big C, Intimex, Maximax, Vạn Xuân, CK Palaza.

Tại Vinh, hệ thống Ngân hàng: ngoài ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á có hội sở chính ở Vinh – ngân hàng duy nhất của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, hầu hết các ngân hàng của Việt Nam với gần 40 ngân hàng thương mại nhà nước, thương mại cổ phần với hàng trăm Phòng giao dịch có mặt tại thành phố Vinh. Các ngân hàng lớn trong hệ thống ngân hàng Quốc doanh như Vietcombank và Vietinbank đều có 2 đến 3 chi nhánh cấp 1 tại thành phố gồm Vietcombank Vinh, Vietcombank Trung Đô, Vietinbank Nghệ An, Vietinbank Bến Thủy, Vietinbank Bắc Nghệ An điều này không có nơi nào trừ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có được.

- Các công ty Chứng khoán: Công ty Chứng khoán Việt, Ngân hàng Nông nghiệp Nghệ An, Sara Group, VVS An Phú, FPTS...

- Các công ty Tài chính: Công ty Kiều hối ngân hàng Đông Á, Tiết kiệm Bưu điện Nghệ An, Tài chính Dầu khí Nghệ An, Vàng bạc Đá quý PNJ, Ngân hàng Nông nghiệp Bắc miền Trung.

Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố ước đạt 9,02%, cao hơn cùng kỳ 8,8%. Trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 9,77%, dịch vụ tăng 8,92%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt hơn 14.300 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ. Thu ngân sách ước đạt gần 2.100 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 76,5 triệu đồng/người/năm. Năm 2018, thành phố phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt 9 – 10%. Tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp (UBND thành phố Vinh, 2018).

3.1.3. Quá trình hình thành và phát triển Agribank Nghệ An

Agribank Nghệ An là chi nhánh thành viên của Agribank, được thành lập từ tháng 10/1988 với tên gọi lúc đầu là ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Nghệ Tĩnh, địa bàn hoạt động là tỉnh Nghệ Tĩnh, đến tháng 10/1991 ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Nghệ Tĩnh được tách thành ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Nghệ An và ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN, đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam

thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank). Theo đó, ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Nghệ An cũng được đổi tên gọi thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An (Agribank Nghệ An, 1996).

Agribank Nghệ An hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An với đối tượng khách hàng chính là phục vụ ngành nông nghiệp, nông dân trong các vùng nông thôn. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng mở rộng cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng khách hàng khác trên địa bàn.Những năm qua, ngân hàng kiên trì thực hiện phương châm “đi vay để cho vay”, bám sát mặt trận phục vụ đối tượng: “Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân” theo chính sách của ngành. Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng cán bộ, thực hiện việc chuyển tải vốn và giải ngân cho hộ nông dân vay kịp thời thực hiện xóa đói giảm nghèo. Xử lý tốt nợ quá hạn, từng bước tăng nguồn thu từ hoạt động tín dụng. Ngân hàng thực hiện đổi mới công nghệ trang bị thêm máy vi tính cho cán bộ, nâng cao cơ sở vật chất, tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều hạn chế, hoạt động kinh doanh còn đơn thuần, chủ yếu là nghiệp vụ tín dụng nhưng chất lượng tín dụng còn yếu, tiềm ẩn nhiều rủi ro (Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Nghệ An, 2018).

Sau 25 năm xây dựng và phát triển, Agribank Nghệ An luôn gắn bó máu thịt với nông nghiệp, nông thôn, là người bạn đồng hành đáng tin cậy của nông dân, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Hiện nay, Agribank Nghệ An có mạng lưới đứng đầu trong các ngân hàng trên địa bàn, “phủ sóng” trên cả những địa bàn miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh như Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong… Thực hiện chiến lược mở rộng thị trường và khách hàng, trong đó giữ vững thị trường nông nghiệp và nông thôn truyền thống, chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung đầu tư các loại cây con có hiệu quả kinh tế cao, mở rộng địa bàn hoạt động tại các vùng kinh tế trọng điểm. Tập trung vốn đầu tư cho các vùng nguyên liệu như mía đường cho các nhà máy Nghệ An Taste&Lely, nhà máy đường Sông Lam, Sông Con... thông qua đó xuất hiện nhiều mô hình liên kết trong nông nghiệp, nông thôn như kinh tế trang trại vùng đồi, cây ăn quả.

Đi đôi với việc mở rộng các hoạt động kinh doanh, đơn vị đã thường xuyên quan tâm đến đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường cơ sở vật chất từ tỉnh đến các ngân hàng huyện, phòng giao dịch. Hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử đã nối mạng đến tận các chi nhánh huyện thị đáp ứng mọi nhu cầu chuyển tiền an toàn, nhanh chóng thuận tiện cho khách hàng trên cả nước.

Đặc biệt chi nhánh đã hoàn thành dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng (IPCAS), qua đó cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại có tính tích hợp công nghệ cao như dịch vụ SMS Banking, VNTOPup, E-Banking...mang nhiều tiện ích cho khách hàng (Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Nghệ An, 2018).

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY AGRIBANK NGHỆ AN

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Agribank Nghệ An

Nguồn: Phòng Tổng hợp Agribank Nghệ An (2018)

Sơ đồ 3.1 cho thấy:

Ban Giám đốc: Gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc

Các Phòng/ Ban chức năng: Gồm 8 phòng chức năng, 3 PGD trực thuộc Các Chi nhánh huyện: 6 chi nhánh ngân hàng huyện, thị xã, thành phố, và

Phòng giao dịch NHN TỈNH NGHỆ AN CHI NHÁNH LOẠI 1 Phòng Kế hoạch nguon von Phòng Tín dụng Phòng Tổng hop Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội Phòng Kinh doanh Ngoại hối Phòng Kế toán và Ngân quỹ Phòng Điện toán Phòng Dịch vụ và Marketing Phòng giao dịch NHN HUYỆN, THÀNH PHỐ, THỊ XÃ - CHI NHÁNH LOẠI 3 Phòng Tín dụng Phòng Kế toán Phòng Hành chính Hội sở Tỉnh PGD

các phòng giao dịch thuộc Chi nhánh loại 3.

3.1.4. Đánh giá chung

3.1.4.1. Thuận lợi

- Một thuận lợi lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng là trụ sở đặt tại một trong những điểm trung tâm của thành phố Vinh nên rất thuận tiện cho việc giao dịch với khách hàng.

- Cán bộ lãnh đạo Agribank Nghệ An có nhiều kinh nghiệm, trách nhiệm, am hiểu chuyên sâu về hoạt động ngân hàng. Đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, thái độ phục vụ nhiệt tình và năng động, chính vì vậy đã tạo cho guồng máy hoạt động có hiệu quả.

- Các thủ tục hành chánh đã được đơn giản hóa nên khách hàng dễ hiểu, thuận lợi và nhanh chóng hơn trong giao dịch với ngân hàng.

- Cơ sở vật chất của ngân hàng ngày càng được trang bị hiện đại đảm bảo hoạt động giao dịch ngày càng nhanh chóng, tiết kiệm nhiều hơn về thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng.

-Công việc an sinh xã hội được ban lãnh đạo đặc biệt quan tâm, thể hiện qua các cuộc tài trợ các chương trình thể thao, trao học bổng cho sinh viên, các chương trình từ thiện khác như mái ấm vùng cao … đã tạo điều kiện cho ngân hàng thu hút được khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều.

3.1.4.2. Khó khăn

- Người dân chưa có thói quen gửi tiền trong ngân hàng mà chủ yếu mua vàng và USD tích trữ hoặc quen sử dụng số tiền nhàn rỗi bằng hình thức cất trữ tại nhà.

- Số lượng nhân viên trong ngân hàng nhiều lúc còn thiếu do đó chưa phục vụ khách hàng nhanh chóng trong những lúc cao điểm.

- Lãi suất thường xuyên biến động do áp lực cạnh tranh, lạm phát, biến động giá vàng, ngoại tệ… Thành phố Vinh cũng là địa phương nằm nơi khúc ruột Miền Trung, nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đầu năm hạn hán, cuối năm thời tiết mưa kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của đơn vị. Bên cạnh đó, do nằm ở địa bàn thành phố Vinh nơi đây là địa bàn có sự cạnh tranh cao nhất của tỉnh Nghệ An, có trên 30 ngân hàng đóng trên địa bàn nên rất khó khăn về nguồn vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốncủa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 48 - 53)