Thực trạng huy động vốn của Agribank Chi nhánh Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốncủa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 56)

NGHỆ AN

NGHỆ AN 2016 là 83,19%, năm 2017 là 89,59%, năm 2018 là 86,93 %. Lượng tiền huy động được từ khu vực này ngày càng có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Quy mô của nguồn vốn này cũng phát triển không ngừng. Trong nguồn vốn huy động được từ khu vực dân cư thì nguồn vốn có kỳ hạn tăng mạnh chiếm tỷ trọng rất lớn trên tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Năm 2016 chiếm 81,25%; năm 2017 chiếm 85,07%; năm 2018 chiếm 86,89%. Do địa bàn của các phòng giao dịch và trụ sở chính các điểm của chi nhánh đóng trên địa bàn đông dân cư là một lợi thế cho ngân hàng trong việc đẩy mạnh việc huy động nguồn vốn này.

Đặc tính của nguồn vốn từ nhóm khách hàng này mang lại là phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế, thu nhập của dân cư. Đó thường là những món tiền gửi nhỏ, lẻ nhưng khá ổn định. Ngoài tâm lý của người gửi mong nuốn ngân hàng trả lãi suất cao, bảo đảm an toàn cho lượng tiền nhàn rỗi người gửi cũng có tâm lý tiết kiệm tiền dần cho tương lai… Nắm bắt được tâm lý trên, chi nhánh đã từng bước có các chính sách huy động vốn hợp lý với lãi suất mềm dẻo, linh hoạt, các hình thức huy động đa dạng do vậy tiền gửi dân cư tăng nhanh trong những năm qua.

Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế là lượng vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng nguồn vốn của Agribank Nghệ An. Nguồn vốn này tập trung chủ yếu ở các đơn vị như: Bảo hiểm xã hội, Kho bạc nhà nước và một số công ty hoạt động kinh doanh trên các địa bàn, địa phương có điểm giao dịch của Agribank,… Tuy nhiên, nguồn vốn này nhìn chung tăng trưởng không ổn định, ngân hàng luôn luôn bị động trong việc sử dụng loại vốn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốncủa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 56)