Kết quả và hiệu quả huy động vốn của Agribank Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốncủa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 66 - 71)

* Kết quả huy động vốn

Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên trong toàn chi nhánh Agribank tỉnh Nghệ An (Mã 3600), kết quả huy động vốn đến 31.12.2018, tổng nguồn vốn nội tệ đạt 2.518 tỷ đồng chiếm 97,3%, nguồn vốn ngoại tệ đạt 69 tỷ đồng chiếm 2,7% trong tổng nguồn vốn. Trong đó nguồn vốn không kỳ hạn đạt 294 tỷ đồng, tiền gửi có kỳ hạn đạt 2.293 tỷ đồng (tiền gửi dưới 12 tháng đạt 1.141 tỷ đồng, tiền gửi trên 12 tháng đạt 1.152 tỷ đồng. Nguồn vốn phân loại theo đối tượng khách hàng, tiền gửi dân cư đạt 2.249 tỷ đồng, tiền gửi tổ chức kinh tế xã hội đạt 338 tỷ đồng.

- Về cơ cấu dư nợ:

Là một trong những đơn vị thuộc trong tốp dẫn đầu các cụm chi nhánh Bắc Miền Trung của hệ thống Agribank, Chi nhánh Nghệ An luôn biết tập trung, khơi gợi trí tuệ tập thể để thực hiện triển khai công tác kinh doanh của mình. Trong những năm qua chi nhánh luôn xác định đúng phương hướng kinh doanh của mình, phù hợp với chiến lược phát triển của Ban lãnh đạo Agribank Nghệ An đã vạch ra. Bên cạnh việc tập trung phục vụ khách hàng sản xuất kinh doanh ở lĩnh vực nông thôn, Các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Nghệ An luôn điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý, phù hợp với từng loại nguồn vốn huy động. Tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm phù hợp với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn. Kết quả dư nợ năm 2018 là 24.192 tỷ đồng, so với năm 2016 là 16.151 tỷ đồng tăng 49,8%. Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An (mã chi nhánh 3600) đã góp phần tích cực trong việc điều hành việc cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn trong toàn chi nhánh và riêng tại chi nhánh 3600, Agribank Nghệ An đã đạt chỉ tiêu dư nợ đến cuối năm 2016 là 1.511 tỷ đồng, năm 2007 đạt 1.716 tỷ đồng, năm 2018 đạt 1.950 tỷ đồng. Không chỉ có các hình thức huy động vốn rất linh hoạt, hiệu quả, chi nhánh còn có chủ trương sử dụng vốn rất hợp lý, tận dụng nguồn vốn huy động một cách tối ưu với chi phí thấp, an toàn và đạt lợi nhuận cao.

Chất lượng tín dụng qua các năm từ năm 2016 – 2018 được phản ánh qua các bảng sau:

Bảng 4.5. Cơ cấu dư nợ qua các năm từ năm 2016 – 2018

STT Chỉ tiêu Năm Tốc độ phát triển (%) 2016 (tỷ đồng) 2017 (tỷ đồng) 2018 (tỷ đồng) 17/16 18/17 BQ 1 Ngắn hạn 1,123 1,279 1,505 113,89 117,67 115,77 2 Trung hạn 246 298 345 121,14 115,77 118,42 3 Dài hạn 142 139 100 97,89 71,94 83,92 4 Nợ xấu 14 9 18 64,29 200,00 113,39 Tổng dư nợ 1,525 1,725 1,968 113,11 114,09 113,60 Nguồn: Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Nghệ An (2016, 2017, 2018; Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh Nghệ An (2016, 2017, 2018)

Nhìn vào bảng 4.5 trên, số liệu từ năm 2016 đến 2018 dư nợ cho vay ngắn hạn có số dư tăng tuyệt đối lớn nhất so với các loại khác, đã tăng 382 tỷ; trong khi đó dư nợ cho vay dài hạn có xu hướng giảm, đã giảm 42 tỷ. Điều này cho

thấy chi nhánh đã có những điều chỉnh cơ cấu và kỳ hạn đầu tư cho phù hợp với những biến động của nền kinh tế do khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn này. Cho vay ngắn hạn tăng trưởng lớn nhất trong các kỳ hạn cho vay của chi nhánh do rủi ro ít lãi suất cao, giúp cho Chi nhánh có thể bảo toàn được nguồn vốn và cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.

- Số khách hàng vay vốn tăng dần qua các năm.

-Tỷ lệ Nợ xấu/ Tổng dư nợ của Chi nhánh qua các năm đều chiếm tỷ trọng thấp (dưới 1%), dưới mức qui định (dưới 3%); chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của chi nhánh luôn đảm bảo. Điều đó chứng tỏ Agribank chi nhánh Nghệ An đã có những biện pháp kiểm soát chặt tín dụng, từ khâu thẩm định trước khi cho vay và kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo kinh doanh an toàn và hiệu quả.

-Thị phần dư nợ trên địa bàn qua các năm chiếm 15-17%, riêng thị phần nông nghiệp, nông thôn thì Agribank Nghệ An chiếm thị phần chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

ĐVT: %

Biểu đồ 4.1. Tỷ trọng dư nợ của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua 3 năm 2016 – 2018

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Nghệ An (2016, 2017, 2018; Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh Nghệ An (2016, 2017, 2018)

Nhìn chung dư nợ của Agribank Chi nhánh tỉnh Nghệ An không ngừng tăng trưởng qua các năm. Do chi nhánh đã chủ động tiếp cận các khách hàng lớn,

73.64 16.13 9.31 0.92 74.14 17.28 8.06 0.52 76.47 17.53 5.08 0.91 0% 20% 40% 60% 80% 100% Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Nợ xấu

khách hàng truyền thống làm ăn có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đã bám sát các chương trình, dự án kinh tế trọng điểm của địa phương, tập trung đầu tư vốn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, tăng cho vay diện hộ mở rộng cả về số lượng hộ và tăng suất đầu tư trên 1 hộ. Bên cạnh đó chi nhánh đã quan tâm đến đầu tư vốn lưu động, tăng thêm vốn sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất, cho vay trang trại, mở rộng cho vay đời sống, tiêu dùng đối với CBCNV trên địa bàn, cho vay xuất khẩu lao động... Song song, với việc mở rộng qui mô tín dụng, thì chi nhánh luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, nên chất lượng tín dụng qua các năm đều được đảm bảo, thể hiện chi nhánh đầu tư vốn kinh doanh đúng mục đích và có hiệu quả.

Có thể thấy rằng hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh luôn tăng trưởng với tốc độ khá cao, điều này cho thấy sự quan tâm, chú trọng của chi nhánh trong sử dụng vốn trong điều kiện cạnh tranh trên địa bàn là rất gay gắt. Để đạt được những kết quả nêu trên, chi nhánh đã tích cực mở rộng tín dụng đi đôi với đảm bảo chất lượng tín dụng trên cơ sở các quy định, nguyên tắc tín dụng chặt chẽ.

- Về đầu tư vốn theo thành phần kinh tế:

Trong những năm qua, Agribank Nghệ An đã thực hiện chiến lược là lấy nông thôn làm thị trường, nông nghiệp là đối tượng, nông dân là khách hàng chủ yếu, nên đã đặc biệt quan tâm về vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn.

Bảng 4.6. Dư nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%)

Số

tiền Tỷ tiền Số Tỷ Số tiền Tỷ 17/16 18/17 BQ

(Tỷ đồng) trọng (%) (Tỷ đồng) trọng (%) (Tỷ đồng) trọng (%) 1.Doanh nghiệp 971 64,26 967 56,35 866 99,87 99,59 89,56 94,44 2. Hộ gia đình, cá thể 540 35,74 749 43,65 1,084 0,13 138,70 0,14 4,48 Tổng dư nợ 1511 100,00 1716 100,00 867,084 100,00 113,57 50,53 75,75 Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh Nghệ An (2016, 2017, 2018)

Trong tổng dư nợ thì dư nợ của hộ sản xuất và cá nhân thường xuyên chiếm trên 80%, quy mô đầu tư ngày càng được mở rộng với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 23%. Các thành phần kinh tế khác chỉ chiếm một phần nhỏ. Có thể nói Agribank Nghệ An là đơn vị đầu tư có hiệu quả trực tiếp nhất đối với việc phát triển sản xuất và nâng cao đời sống cho nông dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Trong nhiều năm qua thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhằm khuyến khích và thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển. Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An đã mở rộng, đa dạng đối tượng khách hàng, cho vay đối với mọi thành phần kinh tế trên địa bàn toàn tỉnh. Xác định thị trường nông nghiệp, nông thôn là thị trường chính để phục vụ.

Agribank Nghệ An đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Với sự đóng góp đầu tư vốn trong thời gian qua, kinh tế Nghệ An đã có bước tiến đáng kể, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Thành tựu đó có phần đóng góp lớn của nguồn vốn Ngân hàng. Ngoài trồng trọt chăn nuôi là ngành sản xuất chính đến nay Nghệ An đã phát triển thêm nhiều ngành nghề mới như: chế biến nông lâm, hải sản (Chè, Mía, tinh bột sắn, dầu thực vật…) các cơ sở tiểu thủ công nghiệp được đầu tư công nghệ mới đang từng bước chiếm lĩnh thị trường…

Nhìn vảo bảng 4.6 ta có thể thấy rằng, vốn Agribank Nghệ An chủ yếu cho kinh tế hộ gia đình cá thể, chiếm tỷ trọng lớn từ 36% (năm 2016) tăng lên 56% (năm 2018) trong tổng dư nợ, tăng cả diện hộ và suất đầu tư.

Tỷ trọng dư nợ đầu tư cho các ngành được thể hiện qua số liệu trên, chứng tỏ rằng việc đầu tư của Ngân hàng là phù hợp đường lối đổi mới, chỉ riêng dư nợ đầu tư cho vay doanh nghiệp giảm từ 64% (năm 2016) xuống còn 44 % (năm 2018) chiếm tỷ trọng thấp vì trong những năm qua nền kinh tế có nhiều biến động nên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nên việc tìm kiếm khách hàng để giải ngân cho vay cũng có phần bị hạn chế.

Ngoài việc tập trung đầu tư cho vay ngắn hạn đáp ứng kịp thời nhu cầu về chi phí trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, Agribank Nghệ An còn chú trọng đầu tư trung dài hạn để giúp các hộ gia đình đầu tư mua máy móc, thiết bị như: máy cày đa chức năng, máy gặt đập liên hợp, máy hái chè, máy chế biến chè, vv… xây dựng chuồng trại, phát triển kinh tế trang trại v.v…

Đặc điểm này phản ánh đặc trưng của Agribank cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là hoạt động chủ yếu, với các khoản cho vay phục vụ phát triển lĩnh vực nông nghiệp có doanh số nhỏ nhưng số lượng khách hàng và số món rất lớn.

Để tổ chức thực hiện nhiệm vụ này Agirbank Nghệ An đã chỉ đạo bám sát nhiệm vụ của ngành, mục tiêu kinh tế xã hội hàng năm của Tỉnh, thực hiện cho vay đúng hướng, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn. Những kết quả đó đã được các cấp uỷ, chính quyền địa phương ghi nhận và được khách hàng, đặc biệt là hộ nông dân tin cậy.

Theo Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018, đến ngày 31/12/2018, chi nhánh đã trích lập dự phòng rủi ro 14,8 tỷ đồng. Tình hình thu nợ đã xử lý rủi ro đạt 6,3 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch.

Qua số liệu trên cho thấy Agribank Chi nhánh tỉnh Nghệ An đã sử dụng nguồn vốn khá hợp lý, đảm bảo an toàn nguồn vốn và thực hiện nghiêm túc các quy định về việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và một số quy định khác của ngân hàng Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốncủa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 66 - 71)