Tình hình nghiên cứu và thựchiện quy hoạch sử dụng đất của một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện thuận thành tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 29)

nước trên thế giới

Quy hoạch sử dụng đất luôn có vị trí quan trọng trong thực hiện công tác quản lý đất đai của mỗi quốc gia và được tiến hành từ nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi nước mà phương pháp và quan điếm quy hoạch sử dụng đất có đặc thù khác nhau và quá trình thực hiện cũng vậy.

Ở các quốc gia phát triển như Đức, Mỹ quy hoạch sử dụng đất luôn gắn liền với việc giải quyết các yêu cầu về môi trường, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả bền vũng. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất tại các nước này có tính khả thi cao. Những nguyên tắc về sử dụng đất được thông qua ở thành phố NewYork từ năm 1916 đến những năm 30 và hầu hết các Bang của nước Mỹ tuân thủ theo nguyên tắc này. Đến những năm 70, các Bang ngày gặp phải một số vấn đề về môi trường và sự bảo tồn các di tích lịch sử nên đòi hỏi phải có những nguyên tắc và tầm nhìn xa hơn. Từ đòi hỏi trên, Luật đất đai mới của Mỹ đã hình thành hệ thống quy hoạch sử dụng đất mới.

Ở Đức, điến hình là thành phố Berlin, hệ thống quy hoạch sử dụng đất đã được xây dựng từ rất sớm. Chỉ vài năm sau khi có sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đất nước, năm 1994, hệ thống quy hoạch sử dụng đất được xây dựng với bản đồ tỉ lệ 1:50.000. Sau đó, việc điều chỉnh và cập nhật những biến động đất đai cho phù họp với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và mục tiêu của Chính phủ được tiến hành thường xuyên. Do đó, hệ thống quy hoạch sử dụng đất ở thành phố Berlin nói riêng, của Đức nói chung có hiệu quả cao, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm và bền vững, tạo đà cho sự phát triển nền kinh tế.

Ở Pháp, quy hoạch sử dụng đất được xây dựng theo hình thức mô hình hoá nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng tài nguyên, môi trường và

lao động, áp dụng bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc sản xuất hợp lý, thúc đẩy nền kinh tế phát triển .

Ở Trung Quốc, quy hoạch sử dụng đất được lập theo 4 cấp: cấp quốc gia, cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh), cấp huyện và cấp xã. . Theo quy định của Luật đất đai năm 1999 thì kỳ quy hoạch ở Trung Quốc sử dụng đất của các cấp là 10 năm. Việc lập quy hoạch sử dụng đất phải bảo đảm tuân thủ triệt để nhiều nguyên tắc, như: sử dụng đất phải tiết kiệm, đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất; bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu và lợi ích sử dụng đất của các ngành kinh tế, xã hội và các địa phương; tăng cường bảo vệ môi trường, phát triển sinh thái tự nhiên nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sống cho người dân của cả nước… Tuy nhiên, nguyên tắc quan trọng nhất là bảo vệ nghiêm ngặt 120 triệu ha đất canh tác. Điều này được thể hiện rõ và xuyên suốt trong hệ thống pháp luật về đất đai của Trung Quốc. Theo đó, trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải xác định được diện tích đất canh tác cần bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định của Nhà nước, trong đó phải chỉ rõ diện tích đất canh tác cơ bản (chiếm 80% tổng diện tích canh tác) có chất lượng tốt nhất cần được duy trì vĩnh cửu và không được phép chuyển đổi mục đích sử dụng dưới bất cứ lý do gì. Hàng năm, căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất được duyệt, Chính phủ giao chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích khác cho từng tỉnh. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ cụ thể cho từng đơn vị hành chính cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp huyện phân bổ kế hoạch sử dụng đất đến từng đơn vị xã để thực hiện. Việc chuyển mục đích sử dụng đất canh tác sang sử dụng vào các mục đích khác phi nông nghiệp phải được phê duyệt tại cấp tỉnh và Chính phủ. Trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bị vi phạm thì tùy mức độ vi phạm mà người đứng đầu địa phương sẽ bị xử lý hành chính hoặc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đất bị vi phạm sẽ bị thu hồi (kể cả trường hợp đã đầu tư).

Ở Campuchia, do nền kinh tế kém phát triển, có xuất phát diểm thấp, tình hình chính trị rối loạn, nhiều nhà khoa học đã bị giết, nên trước những năm 2000, công tác quản lý đất đai chưa được quan tâm, chưa hình thành được hệ thống Luật đất đai và quy hoạch sử dụng đất. Đen năm 2000, Bộ quy hoạch đất đai và xây dựng đã hoàn thiện Luật đất đai, nhưng công tác quy hoạch sử dụng đất còn gặp niều khó khăn, kế hoạch sử dụng đất ở từng địa phương không rõ ràng nên sử dụng đất kém hiệu quả và làm suy thoái đất. Mặc dù vậy, nhờ có sự cố gắng

tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu công tác quản lý, sử dụng đất đai của các nhà khoa học nên Campuchia đã xây dựng được hệ thống Luật đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đồng bộ .

Nhìn chung, hệ thống pháp luật đất đai ở các nước phát triển tương đối hoàn thiện nên công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất được triển khai tốt, sử dụng đảm bảo hiệu quả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường, ơ các nước kém phát triến, do thiếu kinh phí, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn, nên hệ thống Luật đất đai không đồng bộ, hệ thống quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả không cao, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện thuận thành tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 29)