- Cần đánh giá tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất, đồng thời đánh giá khả năng thực hiện các công trình, dự án của các chủ đầu tư để giảm tình trạng “quy hoạch treo”.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Có biện pháp xử lý cụ thể đối với các trường hợp cố tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
- Xây dựng chương trình truyền thông về Tài nguyên và Môi trường trên đài phát thanh và truyền hình nhằm phổ biến kiến thức, pháp luật về đất đai và môi trường để mọi người dân biết và tránh vi phạm pháp luật về đất đai.
- Quy định về chế độ thông tin, công bố quy hoạch, đảm bảo được tính minh bạch trong việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu trong quy hoạch.
- Tăng cường sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, các địa phương để thực hiện việc quy hoạch sử dụng đất được tốt nhất.
- Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng được xét duyệt để điều tra, lập kế hoạch đào tạo, chuyển đổi ngành nghề cho số lao động tại các khu vực sẽ bị thu hồi đất.
4.4.3. Giải pháp về vốn đầu tư
- Tranh thủ các nguồn kinh phí từ Nhà nước, trung ương, tỉnh, huyện.... để đầu tư cho các cơ sở hạ tầng như: giao thông, các công trình thủy lợi, đê điều để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Có chính sách ưu đãi trong đầu tư đối với những hạng mục công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, cải tạo đất đai, phát triển cây giống….
- Thực hiện chính sách đổi đất tạo vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác hiệu quả về vị trí thuận lợi, về dịch vụ thương mại, công nghiệp, các khu dân cư đô thị… đối với khu vực ven trục giao thông, các xã, thị trấn và các chợ đầu mối....
- Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn căn cứ vào các mục tiêu của kế hoạch hàng năm xây dựng các phương án đầu tư bằng nhiều hình thức để người dân, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cùng thực hiện trên cơ sở phát huy truyền thống, tích cực của nhân dân; có kế hoạch bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước để chỉnh lý biến động đất đai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận.... Huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thông qua chính sách khuyến khích đầu tư.
4.4.4. Về quản lý quy hoạch và truyền thông tin, truyền thông
Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình sử dụng đất sai quy hoạch đã duyệt. Có biện pháp xử lý cụ thể đối với các trường hợp cố tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Xây dựng chương trình truyền thông về Tài nguyên và Môi trường trên đài phát thanh và truyền hình nhằm phổ biến kiến thức, pháp luật về đất đai và môi trường để mọi người dân biết và tránh vi phạm pháp luật về đất đai.
Quy định về chế độ thông tin, công bố quy hoạch, đảm bảo được tính minh bạch trong việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu trong quy hoạch.
Tăng cường sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, các địa phương để thực hiện việc quy hoạch sử dụng đất được tốt nhất.
Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng được xét duyệt để điều tra, lập kế hoạch đào tạo, chuyển đổi ngành nghề cho số lao động tại các khu vực sẽ bị thu hồi đất.
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thực hiện kế hoạch cần có sự tham gia đầy đủ của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất. Cần lựa chọn các phương tiện thông tin và truyền thông phù hợp để mọi đối tượng nắm bắt được đầy đủ các thông tin về quy hoạch, kế hoạch. Ngoài ra giáo dục pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai cần được chú trọng, quan tâm; để nâng cao trình độ cho các bộ quản lý đất đai và nhận thức của các tổ chức, các nhân sử dụng đất về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai, đúng pháp luật.
- Tiếp tục đầu tư hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn huyện đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản thi hành Luật Đất đai cho người dân để Luật thực sự đi vào đời sống xã hội, góp phần đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai đi vào nền nếp.
- Huyện tạo điều kiện thuận lợi cho hộ sản xuất nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với nhu cầu thị trường tăng cường công tác khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm. Khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ có liên quan đến sử dụng đất nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
1. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai của Thuận Thành đến nay đã đi vào nề nếp và có hướng chuyển biến tích cực. Năm 2016, toàn huyện có 2.200 trường hợp giao đất, 216 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất, 7 hộ thuê đất và thu hồi 253,82 ha .Huyện đã thực hiện được 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đạt hiệu quả tốt nhất. Tất cả 39 các xã, thị trấn đã được lập phương án quy hoạch sử dụng đất song hiệu quả đạt được còn thấp, tiến độ thực hiện còn chậm so với kế hoạch đề ra. Quá trình khai thác sử dụng đất tương đối hợp lý, triệt để.
2. Công tác quản lý đất đai của huyện được thực hiện tương đối tốt. Tổng diện tích tự nhiên của huyện năm 2017 là 11.783,40 ha, trong đó: đất nông nghiệp là 7.641,8 ha, chiếm 64,85 % tổng diện tích tự nhiên, là nhóm đât có diện tích chiếm tỷ lệ lớn nhất. Đất phi nông nghiệp có 4.118,6 ha, chiếm 34,95% tổng diện tích tự nhiên. Nhóm đất chưa sử dụng còn 23 ha, chiếm 0,2 % tổng diện tích tự nhiên.
3. Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Thuận Thành cho thấy:
Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đã duyệt, đến năm 2020, tổng diện tích tự nhiên là 11.791,01 ha; diện tích đất nông nghiệp 6.114,26 ha; diện tích đất phi nông nghiệp là 5.676,75 ha; diện tích đất chưa sử dụng là 0 ha. Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 1.418,69 ha. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng là 61,63 ha.
Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thuận Thành trong giai đoạn 2011-2015 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đều không đạt theo quy hoạch đã duyệt. Đặc biệt đối với nhóm đất phi nông nghiệp. Đất nông nghiệp thực hiện được 7.641,8 ha đạt 124,98%, đất phi nông nghiệp thực hiện 4.118,6 ha đạt 72,55%, đất chưa sử dụng thực hiện được 23 ha đạt 37,32%. Một số công trình nằm trong kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 vẫn chưa được thực hiện. Mặt khác, lại phát sinh thêm một số danh mục công trình thực hiện ngoài quy hoạch được duyệt. Kế hoạch sử dụng đất năm 2016, 2017 được thực hiện chưa tốt. Nhiều công trình dự án chưa thực hiện theo kế hoạch được duyệt do thiếu vốn.
4. Để thực hiện tốt phương án quy hoạch sử dụng đất, trong thời gian tới huyện cần có những giải pháp cụ thể: Nâng cao chất lượng phương án quy hoạch sử dụng đất, Đánh giá khả năng thực hiện công trình, dự án, Huy động nguồn vốn, Về quản lý quy hoạch và truyền thông tin, truyền thông.
5.2. ĐỀ NGHỊ
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai ở tất cả các xã, thị trấn và các ban ngành sử dụng đất trên địa bàn huyện.
- Huyện cần thực hiện công tác tuyên truyền Luật Đất đai cần phải được sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch và tuyên truyền công tác bảo vệ tài nguyên môi trường đến những hộ gia đình, cá nhân.
- Thực hiện tốt phương án quy hoạch sử dụng đất toàn huyện đến năm 2020. Đặc biệt quy hoạch sử dụng đất cho khu công nghiệp, các tuyến đường giao thông quan trọng trên địa bàn huyện.
- Trong quá trình thực hiện quy hoạch ở giai đoạn tới, cần giám sát chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện. Khi phát sinh các vấn đề nằm ngoài quy hoạch, kế hoạch cần xem xét thống nhất và điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- Quy định cụ thể trong công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .Xử phạt đối với việc vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
- Đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh và Sở TN & MT quan tâm hơn nữa tới việc đầu tư trang thiết bị kĩ thuật và kinh phí phục vụ cho công tác chuyên môn như: công tác lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…Tiếp tục triển khai công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính cho các xã còn lại. - Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ địa chính cấp cơ sở.
- Cần đẩy mạnh tiến độ cấp GCNQSDĐ, tích cực triển khai thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Công tác quy hoạch, kế hoạch phải có định hướng dài hạn phù hợp với tình hình phát triển của địa phương.
dụng đất trên địa bàn huyện. Xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm pháp Luật Đất đai.
- Tuyên truyền và phổ biến sâu rộng Luật đất đai và các chủ trương chính sách pháp luật về đất đai để nhân dân hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của mình đồng thời tự giác thực hiện các chính sách pháp luật đó.
-UBND tỉnh và các cấp chính quyền cần quy định rõ chức năng, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể đối với từng cán bộ địa chính cấp cơ sở, đồng thời có chế độ bồi dưỡng, khuyến khích các cán bộ, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004a). Quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước, Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004b). Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004. Về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008a). Báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 09/2007/CT-TTg. Về tăng cường quản lý sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư trên địa bàn cả nước, Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008b). Báo cáo về tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) và tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của cả nước, Hà Nội.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009).Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/08/2009. Về việc quy định chi tiết lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
7. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2004). Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của về thi hành Luật Đất đai 2003, Hà Nội. 8. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014). Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 về thi hành Luật Đất đai 2013, Hà Nội.
9. Đoàn Công Quỳ, Vũ Thị Bình, Nguyễn Thị vòng, Nguyễn Quang Học và Đỗ Thị Tám (2006). Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Kao Madilen (2001). Nghiên cứu một số phương pháp quy hoạch sử dụng đất cấp
cơ sở ở một số nước trên thế giới, Việt Nam và khả năng áp dụng và Cămpuchia. Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
11. Nguyễn Minh Quang (2016). Báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2020.
12. Nguyễn Thảo (2013). Kinh nghiệm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới.
13. Nguyễn Dũng Tiến (2005).Quy hoạch sử dụng đất - Nhìn lại quá trình phát triển ở nước ta từ năm 1930 đến nay. Tạp chí Địa chính. 03.
14. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1993). Luật Đất đai 1993. 15. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2003). Luật Đất đai 2003. 16. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013). Luật Đất đai 2013. 17. Tôn Gia Huyên (2008). Quy hoạch sử dụng đất Việt Nam trong thời kỳ công
nghiệp hóa và Hội nhập.
18. Ủy ban nhân dân huyện Thuận Thành (2010). Kết quả kiểm kê đất đai năm 2010. 19. Ủy ban nhân dân huyện Thuận Thành (2015). Kết quả kiểm kê đất đai năm 2015. 20. Ủy ban nhân dân huyện Thuận Thành (2017). Báo cáo tình hình phát triển kinh
tế-xã hội huyện Thuận Thành năm 2017.
21. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2013). Quyết định số 162/QD-UBND ngày 05/08/2013 về xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
22. Ủy ban nhân tỉnh Bắc Ninh (2015). Quyết định số 572/QD-UBND ngày 31/12/2015 về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
23. Ủy ban nhân tỉnh Bắc Ninh (2016). Quyết định số 787/QD-UBND ngày 30/12/2016 về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
24. Viện Điều tra Quy hoạch Đất đai - Tổng cục Địa chính (1998). Cơ sở lý luận khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai.
25. Võ Tử Can (2006). Nghiên cứu phương pháp luận và chỉ tiêu đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
II. Tài liệu tiếng Anh:
PHỤ LỤC
Phụ lục 01. Phân kỳ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch huyện Thuận Thành Phụ lục 02. Phân kỳ chuyển mục đích quy hoạch sử dụng đất huyện Thuận Thành Phụ lục 03. Các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ kế hoạch năm 2017 huyện Thuận Thành Phụ lục 04. Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất năm 2017 Phụ lục 05. Danh mục công trình quy hoạch trong kế hoạch sử dụng đất năm 2017 Phụ lục 06. Các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ kế hoạch năm 2016 huyện Thuận Thành Phụ lục 07. Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016 Phụ lục 08. Danh mục công trình quy hoạch trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016 Phụ lục 09. Danh sách công trình dự án trong quy hoạch sử dụng đất từ năm 2011 –