Tình hình quy hoạch đất đai tại tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện thuận thành tỉnh bắc ninh (Trang 47)

Việc quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện, xã ở tỉnh Bắc Ninh được tiến hành theo đúng quy định của Nhà nước Việt Nam.

- Kết quả lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh :

Về quy hoach sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kì đầu 2011-2015 của tỉnh Bắc Ninh đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 09/01/2013.

- Kết quả việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bắc Ninh đã triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011- 2015, kết quả như sau :

+ Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 đã có 8/8 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt, đạt 100%.

+ Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 : đã có 8/8 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 2017, đạt 100%.

- Thuận lợi : Trong những năm qua, công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tốt như: triển khai công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng đồng bộ, kịp thời; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt kết quả khá; giải quyết tốt các vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai...

- Khó khăn : Tuy nhiên tiến độ hoàn thành các dự án kế hoạch sử dụng đất còn chậm so với thời gian quy định, tính khả thi không cao, tỷ lệ các dự án thực hiện thấp; nhiều dự án đầu tư và nhu cầu sử dụng đất không có trong kế hoạch sử dụng đất, ảnh hưởng đến việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Nguyên nhân do các hộ gia đình, cá nhân chưa thấy được sự cần thiết, quan trọng của việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất để thực hiện giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Bên cạnh đó, hộ gia đình, cá nhân không chủ động kế hoạch sử dụng đất cho năm sau, việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất mang tính đột xuất, tức thời theo nhu cầu hiện tại và khả năng kinh tế của hộ.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Phương án quy hoạch sử dụng đất và tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thuận Thành, Bắc Ninh giai đoạn 2011 -2015.

- Kế hoạch sử dụng đất và tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thuận Thành

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường. - Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.

3.2.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai huyện Thuận Thành

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của huyện Thuận Thành tính đến ngày 31/12/2017 theo 3 nhóm đất chinh: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng

- Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất đai: Đánh giá tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai.

3.2.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thuận Thành

3.2.3.1. Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt từ 2011 đến 2015

- Về chỉ tiêu sử dụng đất

Theo 3 loại đất (đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng)

- Về tình hình thực hiện các dự án, công trình trên địa bàn huyện.

+ Tìm hiểu một số công trình thực hiện theo phương án quy hoạch sử dụng đất và các công trình không thực hiện theo phương án quy hoạch sử dụng đất.

+ Đánh giá về kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất.

+ Các công trình không có trong phương án quy hoạch sử dụng đất

- Xác định nguyên nhân và tồn tại trong quy hoạch sử dụng đất và tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 -2015.

3.2.3.2. Kết quả thực hiện phương án kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt năm 2016 và năm 2017.

- Về chỉ tiêu sử dụng đất

Theo 3 loại đất (đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng)

- Về tình hình thực hiện các dự án, công trình trên địa bàn huyện.

+ Tìm hiểu một số công trình thực hiện theo phương án quy hoạch sử dụng đất và các công trình không thực hiện theo phương án quy hoạch sử dụng đất.

+ Đánh giá về kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất.

+ Các công trình không có trong phương án quy hoạch sử dụng đất

- Xác định nguyên nhân và tồn tại trong quy hoạch sử dụng đất và tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 và năm 2017.

3.2.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất đến năm 2020 huyện Thuận Thành huyện Thuận Thành

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

Điều tra thu thập thông tin tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thuận Thành, văn phòng Đăng ký Đất đai huyện Thuận Thành, Ban Giải phóng mặt bằng huyện Thuận Thành; điều tra các thông tin, số liệu về diện tích đất đai giai đoạn 2010-2015, số liệu chỉ tiêu kiểm kê đất đai năm 2015, bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Thuận Thành năm 2010 và 2015, số liệu các chỉ tiêu trong kế hoạch sử dụng đất năm 2015 và phương án quy hoạch sử dụng đất năm 2020. Điều tra, thu thập tình hình triển khai thực hiện một số công trình, dự án nằm trong danh mục và điều tra các dự án đang xin chủ trương thực hiện mà không nằm trong phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện.

Điều tra, thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tại văn phòng Thống kê, phòng Lao động Thương binh và Xã hội của huyện và một số tài liệu, số liệu tại các phòng ban có liên quan đến việc đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch.

3.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm EXCEL: dân số, số hộ, các chỉ tiêu phát triển kinh tế, hiện trạng và biến động diện tích đất đai của huyện...

Số liệu bản đồ được xử lý bằng phần mềm Microstation: bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Thuận Thành năm 2010, trích lục, sơ đồ thửa đất có biến động...

3.3.3. Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích sử dụng để tìm ra những mặt đạt được, những mặt hạn chế, còn tồn tại để tìm ra nguyên nhân. Từ các số liệu, tài liệu thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; hiện trạng sử dụng đất, đồng thời phân tích những biến động về đất đai, kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực ảnh hưởng đến tình hình sử dụng đất.

Tổng hợp và phân tích các số liệu điều tra bằng phần mềm excel. Diện tích biến động các loại đất được chia theo giai đoạn 2010-2015, giai đoạn năm 2016. Diện tích dương là biến động diện tích loại đất đó tăng, còn diện tích âm là biến động diện tích loại đất đó giảm.

3.3.4. Phương pháp thống kê, so sánh

Dựa trên kết quả phân tích qua các năm, biến động về đất đai của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, so sánh các mối tương quan. Từ đó đưa ra những nhận định chung về việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn huyện.

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích các công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch; tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án quy hoạch và điều chỉnh QHSD đất. So sánh các chỉ tiêu thực hiện so với mục tiêu đề ra trong phương án QHSD đất.

3.3.5 Phương pháp minh họa bản đồ

+ Sau khi chỉnh lý xong bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Diễn Châu năm 2016, tiến hành kiểm tra lại bản đồ vừa xây dựng có đúng với thực tế và đúng quy phạm không, từ đó chỉnh lý các vấn đề chưa phù hợp.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN THUẬN THÀNH 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

- Về vị trí địa lý: Thuận Thành là huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tọa độ địa lý nằm trong khoảng 105o32’10” - 105o55’10’’ kinh độ Đông; 20o54’00’’ - 21o07’10’’ vĩ độ Bắc.

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Thuận Thành

- Phía Bắc giáp huyện Tiên Du và Quế Võ tỉnh Bắc Ninh;

- Phía Nam giáp huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên và huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương;

- Phía Đông giáp huyện Gia Bình và Lương Tài tỉnh Bắc Ninh; - Phía Tây giáp huyện Gia Lâm – Hà Nội.

Huyện Thuận Thành có 18 đơn vị hành chính, diện tích tự nhiên là 11.783,40 ha. Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Ninh 15 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 25 km theo hướng Tây Nam. Thuận Thành có 2 tuyến đường tỉnh lộ đi qua: TL282 tuyến Keo - Cao Đức đã được nâng cấp thành Quốc lộ 17, TL283 tuyến Hồ - Song Liễu, có Quốc lộ 38 nối liền thành phố Bắc Ninh (là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh Bắc Ninh) với Quốc lộ 5 và có sông Đuống nằm ở phía Bắc huyện, cùng mạng lưới giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn khá phát triển.

4.1.1.2. Địa hình, địa chất

Đặc điểm địa chất huyện Thuận Thành nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc sụt trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên, nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc- Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc.

Nằm giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên địa hình chung toàn huyện khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp, cũng như xây dựng hệ thống đường xá phục vụ cho dân sinh kinh tế.

4.1.1.3. Đặc điểm khí tượng, khí hậu

- Chế độ nhiệt: Nhìn chung vùng nghiên cứu có nhiệt độ khá cao, nhiệt độ trung bình năm là 24,7 0C. Tháng có nhiệt độ trung bình lớn nhất thường rơi vào tháng VI và tháng VII, nhiệt độ trung bình hai tháng này dao động trong khoảng 300C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng I, nhiệt độ trung bình tháng này chỉ từ 150C - 170C.

Bảng 4.1. Nhiệt độ không khí (0C) trung bình năm 2017 Trạm

Tháng

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Bắc

Ninh 16,7 16,2 20,0 25,5 28,2 30,7 30,3 29,1 28,9 27,6 22,5 20,5 24,7 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh (2017)

- Nắng: Số giờ nắng trung bình tỉnh Bắc Ninh năm 2017 khoảng từ 1.200 đến 1.600 giờ mỗi năm Tháng nhiều nắng nhất là tháng VI đến tháng VII, trung bình số giờ nắng mỗi tháng khoảng 207 giờ. Tháng ít nắng nhất từ tháng I đến tháng IV, trung bình chỉ từ 30 đến 50 giờ mỗi tháng.

- Gió: Hướng gió thịnh hành trong tỉnh vào mùa hè là gió Nam và Đông Nam, vào mùa đông hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình vào khoảng 1,5 – 2,5 m/s.

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí và lượng mưa. Vào các tháng mùa mưa độ ẩm có thể đạt 80 – 90%, trong khi vào các tháng mùa khô độ ẩm chỉ từ 70 – 80%.

- Mưa: Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng V và kết thúc vào tháng X. Mùa khô bắt đầu từ tháng XI và kết thúc vào tháng IV năm sau. Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm 83% tổng lượng mưa năm, còn lại 6 tháng mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 17% tổng lượng mưa năm.

Hai tháng mưa nhiều nhất là tháng VII và tháng VIII, tổng lượng mưa hai tháng này chiếm từ 35% tổng lượng mưa năm, lượng mưa tháng của các tháng này đều từ 200 - 300 mm/tháng, số ngày mưa lên tới 15 - 20 ngày trong đó có tới 9 - 10 ngày có mưa dông với tổng lượng mưa đáng kể. Hai tháng ít mưa nhất đó là tháng XII và tháng I, tổng lượng mưa hai tháng này chỉ chiếm 2,3% tổng lượng mưa năm, thậm chí có nhiều tháng không gây mưa gây ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng.

Lượng mưa trung bình nhiều năm cũng tương đối đồng nhất với lượng mưa hàng năm, chỉ dao động quanh mức 1.400 mm/năm.

4.1.2. Các nguồn tài nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2017 của huyện Thuận Thành là: 11.783,40 ha.

Trong đó:

+ Diện tích đất nông nghiệp: 7.641,80 ha, chiếm 64,85%. + Diện tích đất phi nông nghiệp: 4.118,60 ha, chiếm 34,95%. + Diện tích đất chưa sử dụng: 23,0 ha, chiếm 0,20%.

- Đất phù sa bao gồm đất phù sa trung tính ít chua, phù sa chua và phù sa có tầng loang lổ có tổng diện tích là 5.579,07, chiếm 47,31% diện tích đất tự nhiên. Đất phù sa chủ yếu có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, giàu dinh dưỡng, tơi xốp dễ canh tác, phù hợp cho nhiều loại cây trồng.

- Đất Glây chua có tổng diện tích là 1.153,01 ha, chiếm 9,78% diện tích đất tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét vật lý cao, chặt, bí, trong đất các quá trình khử xảy ra mãnh liệt, hình thái phẫu diện thường có màu xanh ánh thép nguội, dính dẻo, glây trong toàn phẫu diện, màu xám xanh có xen lẫn những vệt vàng, khó canh tác.

- Đất xám có tổng diện tích là 491,42 ha chiếm 4,17% diện tích đất tự nhiên. Đất phân bố chủ yếu ở địa hình dốc, nên quá trình rửa trôi xảy ra mạnh, mùn bị rửa trôi và sắt cũng bị rửa trôi, nên tầng đất mặt bị bạc màu trở nên xám trắng.

Nhìn chung, đất đai huyện Thuận Thành giàu dinh dưỡng, phù hợp với nhiều loại cây trồng phát triển đa dạng.

4.1.2.2. Tài nguyên nước

a. Nguồn nước mặt

Thuận Thành có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao gồm sông Đuống, sông Liễu Khê, sông Dâu, sông Nguyệt Đức, sông Đông Côi, sông Bùi. Sông Đuống là nguồn nước mặt chủ yếu của huyện Thuận Thành và là ranh giới với huyện Quế Võ và huyện Tiên Du. Đoạn sông Đuống chảy qua phía Bắc huyện Thuận Thành từ xã Đình Tổ đến xã Mão Điền rồi chảy qua huyện Gia Bình dài khoảng 15 km. Sông Đuống nối liền với sông Hồng và sông Thái Bình có tổng trữ lượng nước 31,6 tỷ m3 (gấp 3 lần tổng lượng nước của sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam). Sông Đuống có hàm lượng phù sa nhiều, vào mùa mưa trung bình cứ 1m3 nước có 2,8 kg phù sa.

Lượng phù sa khá lớn này đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông của huyện. Đây cũng là con sông cung cấp nguồn nước tưới cho hệ thống thủy nông Gia Thuận để tưới cho phần lớn diện tích lúa nước trong toàn huyện.

Hệ thống sông ngòi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ khá dày tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất, cũng như cải tạo đất.

b. Nguồn nước ngầm

Theo báo cáo kết quả dự án “Điều tra, đánh giá Tài nguyên nước dưới đất, thành lập bản đồ địa chất thuỷ văn tỉnh Bắc Ninh tỷ lệ 1/50.000”, huyện Thuận Thành là vùng có nước ngầm tầng chứa nước rất phong phú, chất lượng nước khá tốt, đặc biệt là tổng độ khoáng hoá đều nằm trong giới hạn cho phép nước dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện thuận thành tỉnh bắc ninh (Trang 47)