Nhiễm KLN do hoạt động nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình ô nhiễm cu, pb, zn trong đất trồng hoa trên địa bàn phường tây tựu, quận bắc từ liêm, hà nội (Trang 29 - 30)

Theo Hồ Thị Lam Trà và Kazuhiko Egashira (1999) khi nghiên cứu hàm lượng một số KLN trong đất nông nghiệp của các huyện Từ Liêm, Thanh Trì - Hà Nội cho thấy: tại vùng đất chuyên rau của Tây Tựu - Từ Liêm - Hà Nội hàm lượng Cu đã cao hơn từ 20 - 30 mg/kg so với đất khác. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do người dân sử dụng nhiều phân hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật có chứa Cu trong quá trình trồng rau.

Qua kết quả nghiên cứu Hồ Thị Lam Trà và Nguyễn Hữu Thành (2003) trong đất nông nghiệp huyện Văn Lâm - Hưng Yên cho biết hàm lượng tổng số Cu dao động từ 21,85-149,34 mg/kg; Zn từ 59,45-188,65 mg/kg.Trong 15 mẫu đất nghiên cứu có hai mẫu bị ô nhiễm Cu, tác giả cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm Zn.

Trong xu thế phát triển kinh tế, xã hội hiện nay, sản xuất nông nghiệp luôn đứng trước sức ép tăng năng suất, sản lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của dân số tăng nhanh. Việc sử dụng phân bón vô cơ và các hóa chất bảo vệ thực vật đã góp phần làm ô nhiễm đất tại nhiều khu vực thêm trầm trọng.

Đất sản xuất làng nghề trồng hoa Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội nơi đây đã gây ô nhiễm kim loại nặng cho đất. Tác giả Lê Văn Thiện (2008) khi lấy mẫu đất hỗn hợp ở ruộng trồng hoa tầng 0-20 cm và 20-40 cm đã cho thấy nhiều mẫu đất trồng hoa ở đây bị nhiễm kim loại nặng Cu, Pb, đặc biệt là đất trồng hoa hồng. Có 9/10 mẫu đất ở tầng 0-20 cm ô nhiễm chì. Rõ ràng hoạt động thâm canh của người dân trồng hoa khu vực này là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm kim loại nặng trong đất nông nghiệp.

Ngoài ra, đất sản xuất nông nghiệp ở xã Tây Tựu được tác giả Cao Việt Hà và công sự (2008) còn nghiên cứu cho thấy dư lượng thuốc BVTV trong mẫu đất canh tác hoa đều có dấu hiệu tích lũy, chúng có độc tính cáo và bị cấm sử dụng ở Việt Nam như DDT, Endri, Endosunfal (nhóm cơ clo) mặc dù chưa vượt qua

ngưỡng cho phép của TCVN 5941:1995 nhưng đã có sự tích lũy đáng kể trong các mẫu đất trồng hoa, đặc biệt là hoa Hồng vào mùa khô.

Theo kết quả phân tích của Lê Như Kiểu và cộng sự (2010) thì người dân ở đây sử dụng nước sông Tô Lịch để tưới cho cây trồng, kết quả cho thấy mẫu nước lấy tại xã Tam Hiệp cho thấy, hàm lượng KLN và pH trong nước khá cao (pH=10,Zn =1870 mg/kg, Cu= 1000 mg/kg, Pb=910 mg/kg), đây là nguyên nhân dẫn đến sự tích lũy hàm lượng Cu, Pb, Zn trong đất. Ngoài ra, do nước sông Tô Lịch có phản ứng kiềm, nên phần lớn các kim loại này bị kết tủa trong bùn, vì vậy nếu sử dụng bùn sông để bón ruộng thì sự tích lũy KLN trong đất càng lớn.

Theo kết quả nghiên cứu Nguyễn Thị Lan Hương (2014) cho thấy rằng nước tưới sử dụng cho đất nông nghiệp ảnh hưởng đến hàm lượng tích lũy Cu, Pb, Zn trong đất. Hàm lượng Cu, Pb, Zn trong các mẫu đất sử dụng nước tưới của sông Nhuệ có sự khác nhau giữa các khu vực nghiên cứu và giữa các mùa nghiên cứu. Hàm lượng Cu và Zn đo được tại một số điểm lấy mẫu đất đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với hàm lượng kim lượng nặng trong đất - QCVN 03:2008/BTNMT (WS2: 58,1 - 62,4 mg Cu/kg vượt 1,16 - 1,25 lần, 244,6 - 259,3 mg Zn/kg; WS4: 56,1 - 62,5 mg Cu/kg vượt 1,12 - 1,25 lần; WS5: 79,4 - 99,2 mg Cu/kg vượt 1,59 - 1,98 lần, 218,4 -220,3 mg Zn/kg vượt 1,09 - 1,10 lần; WS6: 59,8 - 61,8 mg Cu/kg vượt quá 1,2 - 1,24 lần).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình ô nhiễm cu, pb, zn trong đất trồng hoa trên địa bàn phường tây tựu, quận bắc từ liêm, hà nội (Trang 29 - 30)