Nhiễm KLN do hoạt động công nghiệp và đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình ô nhiễm cu, pb, zn trong đất trồng hoa trên địa bàn phường tây tựu, quận bắc từ liêm, hà nội (Trang 30 - 31)

Nguồn phát thải các KLN trước hết phải kể đến sản xuất công nghiệp, công nghiệp có sử dụng xút, clo là nguồn phế thải nhiều thủy ngân; ngành công nghiệp sử dụng than đá và vật liệu mỏ như dầu … là nguồn thải chì, thủy ngân và cadimi … Trong đó, các nguyên nhân gây tích lũy KLN gây ô nhiễm môi trường một phần là do tác động trực tiếp từ nguồn thải, một phần là do quá trình quản lí và xử lý các nguồn thải chưa chặt chẽ, không được coi trọng đã gián tiếp gây ô nhiễm dần môi trường.

Nguyễn Thị Lan Hương (2006) đã nghiên cứu từ 15 mẫu đất gần nhà máy, công ty, xí nghiệp … ở thành phố Hà Nội cho biết hàm lượng Cu dao động từ 11,87 - 5,66 mg/kg; Zn từ 13,07 đến 283,16 mg/kg; Pb từ 8,36 đến 3,3 mg/kg. nhìn chung hàm lượng Cu tổng số nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN 7209 - 2002. Hàm lượng Pb trong đất lấy nơi có nhà máy sản xuất pin và phân sinh học có chứa hàm lượng Pb lớn. Đặc biết đối với Zn thì có mẫu

SS4 và SS5 vượt quá giới hạn cho phép khá lớn do chịu ảnh hưởng lớn từ nguồn thải công ty mạ điện.

Theo nghiên cứu Lê Đức và cộng sự (2013) nơi khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên tại bãi thải mỏ chì và kẽm thì pH cao, hầu như không còn chất hữu cơ… tác giả còn cho thấy được rằng trong đất ở các mẫu chịu tác động cảu ngước thải có hàm lượng chì di động rất cao (hàm lượng chì di động đạt 161 ppm), bị ô nhiễm nặng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình ô nhiễm cu, pb, zn trong đất trồng hoa trên địa bàn phường tây tựu, quận bắc từ liêm, hà nội (Trang 30 - 31)