Biện pháp kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình ô nhiễm cu, pb, zn trong đất trồng hoa trên địa bàn phường tây tựu, quận bắc từ liêm, hà nội (Trang 39 - 41)

Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thành và các cộng sự (2006 – 2007), khi trồng các thực vật trên đất ô nhiễm Pb, Cu, Zn ở xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cho kết quả như sau: Cây Đơn Buốt có thể sử dụng để xử lý đất bị ô nhiễm Cu, Pb, Zn đặc biệt là ô nhiễm chì. Lượng Pb cây Đơn Buốt hút từ đất đạt tới 28,5 mg/m2. Nghiên cứu cũng chỉ ra cây Mương Đứng, loài cây sinh trưởng rất khỏe sinh khối lớn, rễ ăn sâu, phát triển tốt trong điều kiện ngập nước và không ngập nước cũng có khả năng tích lũy một lượng lớn các kim loại này.

Hàm lượng Pb trong thân lá cũng như hàm lượng Pb trong rễ rất cao và gấp 3 – 4 lần so với hàm lượng Cu, Zn. Lượng Cu, Zn, Pb cây Mương Đứng tích lũy được sau 0 ngày là 257,1; 731,7; 1.54,3 mg/m2, vì vậy cây Mương Đứng có thể sử dụng làm cây xử lý đất bị ô nhiễm KLN cả khi đất khô hoặc đất ngập nước.

Theo kết quả nghiên cứu tác giả Nguyễn Thế Đặng (2010) có kết quả: Cả 6 loại cây (cây ổi lau, cây Đơn buốt, cây cỏ Vetiver, cây Dương Xỉ, cây Ngải dại, cây Thơm ổi) đều có khả năng hút kim loại nặng, trong đó hấp thu Pb với hàm lượng cao. Đánh giá chung cho thấy cây Vetiver và Thơm ổi là hai cây có khả năng hút Pb cao nhất trong 3 chỉ tiêu theo dõi và cao nhất trong cây Dương xỉ, Ngải dại, Đơn buốt và thấp nhất là cỏ Lau (theo Bảng 2.7).

Bảng 2.7. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong cây Tên mẫu Hàm lượng trong cây (mg/kg)

Pb

Cây cỏ Lau 31,02

Cây Đơn buốt 41,62

Cỏ Vetiver 79,30

Cây Dương xỉ 70,02

Cây Ngải dại 45,63

Cây Thơm ổi 78,78

Theo kết quả nghiên cứu Lê Như Kiểu và cs. (2010) đã đưa ra các loài thực vật: Dừa nước, Ngô dại, Mương đứng (nhóm cây ưa nước) và cải dầu, hướng dương, đơn buốt, cúc làm đối tượng nghiên cứu trong các thí nghiệm nhà lưới, đồng ruộng tiếp theo do các thực vật này vừa có khả năng hấp thụ Cu, Pb, Zn cao vừa có khả năng sinh trưởng mạnh, có sinh khối lớn.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình ô nhiễm cu, pb, zn trong đất trồng hoa trên địa bàn phường tây tựu, quận bắc từ liêm, hà nội (Trang 39 - 41)