Hiện trạng tích lũy Cu, Pb, Zn trong đất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình ô nhiễm cu, pb, zn trong đất trồng hoa trên địa bàn phường tây tựu, quận bắc từ liêm, hà nội (Trang 34 - 38)

Trong những năm gần đây, nhờ từng bước thực hiện Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước cùng nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt. Khi nền kinh tế phường hội phát triển, dân số tiếp tục gia tăng, kèm theo áp lực của cơ chế thị trường đã làm nảy sinh những tư duy kinh tế thiếu cân

nhắc kỹ lưỡng vượt khỏi tầm kiểm soát của nhà nước trong nhiều lĩnh vực dẫn đến những hành động duy ý chí chạy theo lợi nhuận tối đa đặc biệt là trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Với quỹ đất có hạn trong khi nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng tăng làm cho quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng. Những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất (có ý thức hoặc vô thức) dẫn đến sự cạnh tranh, xung đột về đất đai, các mâu thuẫn về phát triển và môi trường ngày càng gay gắt đôi khi làm huỷ hoại môi trường đặc biệt là môi trường đất, nước. Để sử dụng đất đai bền vững, tạo ra lợi ích tổng hoà về kinh tế - xã hội - môi trường thì vai trò quản lý và điều hành của nhà nước thông qua sự can thiệp đúng mức, kịp thời của các cấp chính quyền từ Trung Ương đến địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc nhìn nhận lại vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí … đã được các cấp, các ngành quan tâm. Ở Việt Nam, vấn đề ô nhiễm KLN trong đất đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu trong nhiều năm gần đây.

Theo tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2014) khi nghiên cứu về hàm lượng Cu, Pb, Zn trong đất nông nghiệp do ảnh hưởng của nước tưới sông Nhuệ đã chỉ ra việc sử dụng nước tưới của sông Nhuệ ảnh hưởng đến hàm lượng của các kim loại nặng trong đất. So sánh tại 3 khu vực nghiên cứu hàm lượng kim loại nặng trong nước và hàm lượng kim loại nặng trong đất: điểm đầu nguồn Thụy Phương, giữa nguồn Thanh Liệt và cuối nguồn Hoàng Đông để nhận rõ hơn điều này.

Bảng 2.7 So sánh hàm lượng kim loại nặng trong đất và trong nước tại 3 khu vực nghiên cứu

Hàm lượng KLN Địa điểm (Thụy Phương) Thượng nguồn (Thanh Liệt) Giữa nguồn (Hoàng Đông) Cuối nguồn

Trong nước (mg/l) Cu 0,039 0,328 0,064 Pb 0,009 0,045 0,033 Zn 0,154 0,565 0,150 Trong đất (mg/kg) Cu 22,0 99,2 25,2 Pb 30,1 68,3 61,5 Zn 127 220,3 119,3

Từ bảng 2.7 nhận thấy rằng tại điểm có hàm lượng Cu, Pb, Zn trong nước tưới thấp thì hàm lượng kim loại nặng trong đất cũng rất thấp. Điểm có hàm lượng Cu, Pb, Zn trong nước tưới cao thì hàm lượng kim loại nặng trong đất cũng rất cao. Như vậy việc sử dụng nước tưới lấy từ sông Nhuệ có hàm lượng lượng Cu, Pb, Zn cao đã ảnh hưởng đến hàm Cu, Pb, Zn) trong đất.

Chất lượng nước tưới của sông Nhuệ có sự biến đổi mạnh mẽ theo chiều dài dòng sông. Mức độ ô nhiễm của sông thể hiện rõ rệt về mùa khô. Một số mẫu nước đã có hàm lượng Cu, Pb, Zn vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng nước mặt cột theo QCVN 08:2008/BTNMT (Phú Diễn: 1,213 mg Zn/l vượt 1,213 lần; Thanh Liệt: 0,328 mg Cu/l vượt 1,64 lần; 0,045mg Pb/l vượt 2,25 lần).

Hàm lượng Cu, Pb, Zn trong các mẫu đất sử dụng nước tưới của sông Nhuệ có sự khác nhau giữa các khu vực nghiên cứu và giữa các mùa nghiên cứu. Hàm lượng Cu và Zn đo được tại một số điểm lấy mẫu đất đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với hàm lượng kim lượng nặng trong đất theo QCVN 03:2008/BTNMT (Phú Diễn: 58,1 - 62,4 mg Cu/kg vượt 1,16 - 1,25 lần, 244,6 - 259,3 mg Zn/kg; Hữu Hoà: 56,1 - 62,5 mg Cu/kg vượt 1,12 - 1,25 lần; Thanh Liệt: 79,4 - 99,2 mg Cu/kg vượt 1,59 - 1,98 lần, 218,4 -220,3 mgZn/kg vượt 1,09 - 1,10 lần; Tả Thanh Oai: 59,8 - 61,8 mgCu/kg vượt quá 1,2 - 1,24 lần).

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hải, Ngô Thị Lan Phương (2009) về sự tích luỹ KLN trong đất trồng rau ở xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội cho kết quả như sau:

Tại Vân Nội có 07 mẫu được lấy, trong đó có 04 mẫu đất ruộng và 03 mẫu trầm tích ở các ruộng ngập nước và mương nước tưới. Kết quả phân tích nêu trong bảng 2.8.

Bảng 2.8. Kết quả phân tích mẫu đất và trầm tích tại Vân Nội (mg/kg)

TT Mẫu Cu Zn As Cd Hg Pb

1 VN B01 Di động 0,080 0,298 0,010 0,007 0,0000 0,172

Tổng số 21,280 60,461 5,247 0,504 0,0917 26,353

2 VN B02 Di động 0,087 0,292 0,012 0,046 0,0000 0,086

TT Mẫu Cu Zn As Cd Hg Pb 3 VN B04 Di động 0,093 0,218 0,009 0,008 0,0000 0,102 Tổng số 16,800 40,131 3,871 0,478 0,1096 15,903 4 VN Đ01 Di động 0,096 0,187 0,004 0,010 0,0000 0,214 Tổng số 19,202 52,665 4,343 0,732 0,1096 27,157 5 VN Đ02 Di động 0,094 0,241 0,007 0,008 0,0000 0,073 Tổng số 19,796 44,131 4,503 0,536 0,1440 23,396 6 VN Đ03 Di động 0,072 0,158 0,008 0,004 0,0000 0,057 Tổng số 15,550 34,747 3,568 0,352 0,0595 16,343 7 VN Đ04 Di động 0,094 0,200 0,007 0,009 0,0000 0,072 Tổng số 20,054 63,133 3,620 0,705 1,6683 15,636 TCVN 7209:2002 50 200 12 2 2 70

Nguồn: Nguyễn Xuân Hải, Ngô Thị Lan Phương (2009)

Kết quả bảng trên cho thấy hàm lượng Cu nằm trong khoảng 15,550 – 21,280 mg/kg còn thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép (50 mg/kg). Hàm lượng kẽm vào khoảng 34,747 – 63,133 mg/kg trong khi tiêu chuẩn là 200 mg/kg. Về As, nếu tiêu chuẩn cho phép là 12 mg/kg thì mẫu có giá trị cao nhất chỉ là 5,247 mg/kg (VN B01). Tương tự như vậy, hàm lượng chì trong các mẫu khảo sát nằm trong khoảng 15,636 – 26,353 mg/kg vẫn thấp hơn tiêu chuẩn cho phép là 70 mg/kg. Về hàm lượng Hg, đã có một mẫu có giá trị là 1,6683 mg/kg (VN Đ04) xấp xỉ với tiêu chuẩn cho phép là 2 mg/kg. Đặc biệt là ở mẫu VN B02, hàm lượng Cd phát hiện được lên tới 3,260 mg/kg vượt quá tiêu chuẩn cho phép (2 mg/kg). Như vậy, đất và trầm tích ở đây đã có một số biểu hiện tích lũy kim loại nặng.

Tuy nhiên, các kim loại nặng trong đất và trầm tích chủ yếu ở dạng cố định. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng di động trong đất và trầm tích cho thấy hàm lượng di động rất nhỏ so với giá trị tổng số, thí dụ như đối với mẫu VN B02 là mẫu phát hiện thấy hàm lượng Cd cao quá tiêu chuẩn cho phép thì lượng Cd di động là 0,046 mg/kg, chỉ chiếm 1,4% so với lượng tổng số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình ô nhiễm cu, pb, zn trong đất trồng hoa trên địa bàn phường tây tựu, quận bắc từ liêm, hà nội (Trang 34 - 38)