Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trong thâm canh hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình ô nhiễm cu, pb, zn trong đất trồng hoa trên địa bàn phường tây tựu, quận bắc từ liêm, hà nội (Trang 59 - 64)

Người dân Tây Tựu quan niệm hoa không phải thực phẩm, không gây ngộ độc cho con người nên quá lạm dụng vào việc sử dụng thuốc BVTV. Hoa muốn đẹp thì cần phải khỏe mạnh, không bị sâu bệnh tấn công từ gieo đến khi ra hoa. Vì vậy, việc dùng thuốc để trị bệnh và dưỡng cây cần phải thường xuyên. Mặt khác, hoa rất nhạy cảm với thời tiết: nếu thời tiết đẹp, khô ráo, mát mẻ, hoa khỏe mạnh thì sâu bệnh hạn chế phát triển khi đó không cần phun thuốc hoặc phun rất hạn chế; Nếu thời tiết xấu: trời âm u, mưa nhiều quá hoặc nắng quá, sâu bệnh thừa cơ phát triển nên việc phun thuốc liên tục hơn nhằm đón trước sâu bệnh, tránh không cho sâu bệnh nở rộ. Và khi đã xuất hiện sâu bệnh nếu không phun thuốc ngay với hàm lượng mạnh, tiêu diệt nhanh thì khi trứng nở thành sâu coi như hoa sẽ phải bỏ. Vì lí do đó mà việc phun thuốc cho hoa là việc làm hàng ngày bà con sản xuất. Bên cạnh đó, việc trừ dịch bệnh cần phải nhanh chóng và hiệu quả nên tâm lý chỉ cần thuốc tác dụng nhanh không quan tâm đến độc tính hay giá thành đắt hay rẻ, vi phạm về nồng độ, tần suất và thời gian phun. Trên mặt lá và hoa luôn xuất hiện những lớp thuốc dày do các lần phun tích lại.

Bảng 4.4. Một số bệnh và loại thuốc BVTV thường được sử dụng trên cây hoa chính

Loài hoa Bệnh thường gặp Thuốc sử dụng

Hoa cúc Rụng hoa, bọ trĩ,phấn trắng… Jiathi 25WP,Boocdo, Anvil 5SC..

Hoa hồng Bọ trĩ , nhện, sương mai, gỉ sắt… Sokupi 0,36 AS,Boocdo Dupont Kocide ...

Hoa ly Thối củ, vàng lá, rụng hoa,... Danitol 10EC,Ningnastar 80SL….

Trong các loại hoa đang được trồng tại địa phương thì hoa hồng cần sử dụng nhiều thuốc, số lần phun nhiều và liên tục nhất. Tần suất phun thuốc cho hoa hồng trung bình cách 3-4 ngày phun một lần. Đối với hoa cúc trong giai đoại gây mầm, bấm ngọn thì phải phun nhiều nhất (5 lần trong một tuần), còn khi cây vào giai đoạn ra hoa thì phải phun thuốc dưỡng cây nhiều hơn. Hoa đồng tiền trồng trong nhà lưới, nhà có mái che bằng nilon tránh mưa, gió và sâu bệnh nên lượng thuốc dùng có giảm hẳn và khoảng cách giữa các lần phun trung bình là 10 ngày. Các loại thuốc BVTV sử dụng ở địa phương không căn cứ thời gian mà người dân ở đây khi thấy sâu bệnh như nhện, dệp… thì bắt đầu phun thuốc không pha theo đúng nồng độ trên bao bì.

Đối với việc sử dụng thuốc BVTV nhất thiết phải tuân theo các hướng dẫn trên bao bì về thời điểm phun và liều lượng phun của thuốc. Tần suất phun thuốc khoảng 2 lần/ tuần phụ thuộc vào từng giống hoa và thời tiết. Kết quả điều tra thăm dò (30 người) về việc thời gian phun thì đa số người dân đều trả lời khi thấy bất cứ nhện, sâu, bệnh hại xuất hiện lập tức phun thuốc ngay chứ không phụ thuộc vào thời gian cách ly thuốc BVTV ghi trên bao bì.

Theo kinh nghiệm sản xuất cho thấy, sự xuất hiện sâu, bệnh trên hoa thường mang tính chất chu kỳ và có thể chia thời điểm phun thuốc thành ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Từ tháng 4 đến tháng 7 là giai đoạn nhiều sâu nhất vì thế tần suất phun thuốc cho hoa rất cao, trung bình cứ cách một ngày nguời dân lại phun thuốc một lần.

- Giai đoạn 2: Gồm các tháng 3, tháng , tháng 9, tháng 10. Đây là giai đoạn vẫn còn nhiều sâu nhưng ít hơn so với giai đoạn 1 do đó tần suất phun thuốc có giảm so với giai đoạn 1, ở giai đoạn này cứ 5-7 ngày người dân phun thuốc 1 lần.

- Giai đoạn 3: Từ tháng 11 đến tháng 2 . Đây là giai đoạn ít sâu bệnh nhất trong năm, ở giai đoạn này tuần suất phun thuốc giảm mạnh so với giai đoạn 1 tức là cứ 10-15 ngày người dân phun thuốc 1 lần.

Nhưng trên thực tế, nồng độ và tổng lượng thuốc mà người dân dùng cao gấp nhiều lần. Đây sẽ trở thành mối nguy hiểm lớn đối với môi trường đất và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Ngoài ra qua điều tra, khảo sát thấy rằng trên bề mặt ruộng, cạnh nơi có nguồn nước đều thấy có bao bì, chai lọ nhựa đựng thuốc BVTV mà người dân sau khi pha chế xong đã bỏ lại. Lượng thuốc BVTV còn tồn đọng lại trong các bao bì, chai lọ là một nguồn có khả năng lây lan ô nhiễm môi trường đất, nước. Việc xả thải bừa bãi này chưa được các cơ quan quản lí quan tâm và xử lý.

Khảo sát thực địa thấy rằng người dân khi phun thuốc BVTV thường mặc đồ bảo hộ lao động đơn giản không có kính mắt, găng tay, chỉ đeo khẩu trang không có màng lọc khuẩn... Từ những thói quen không tốt như đeo đồ bảo hộ lao động khi phun thuốc BVTV mà gây tổn hại đến chính sức khỏe của bản thân.

Bảng 4.5. Một số loại thuốc bảo vệ thực vật được dùng để trị số bệnh thường gặp trong thâm canh hoa tại phường Tây Tựu

STT Tên thuốc Bệnh Loại hoa

Loại thuốc Liều lượng (lít/ ha) Tần suất (ngày/lần)

1 Jiathi 25WP Bọ trĩ Hoa hồng, đồng tiền 800 3

2 Sokupi 0,36 AS Bọ nhảy/ Nhện Hoa hồng 1040 3

3 Danitol 10EC Nhện/thối củ Hoa ly, loa kèn, đồng tiền 750 2

4 Inmanda 100WP Rầy / bọ trĩ Hoa hồng, hoa ly, thược dược 833 3

5 Dupont Kocide Sương mai Hoa hồng 800 3

6 Anvil 5SC Phấn trắng/đốm đen Hoa hồng, hoa cúc, loa kèn 1388 3

7 Boocdo Gỉ sắt/rụng hoa Hoa cúc, hoa ly 1500 2

8 Ningnastar 80SL Vàng lá Hoa cúc 800 3

4.3.3. Hàm lượng Cu, Pb, Zn trong giá thể và nước tưới sử dụng trong canh tác hoa tại phường Tây Tựu

4.3.3.1. Hàm lượng Cu, Pb, Zn trong giá thể sử dụng trong canh tác hoa tại phường Tây Tựu

người dân không sử dụng phân hữu cơ trong quá trình canh tác hoa. Chỉ có các hộ gia đình trồng ly sử dụng giá thể bảo quản củ ly để bón vào đất.

Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu về chất lượng giá thể sử dụng trong canh tác hoa tại phường Tây Tựu

Ký hiệu Loại mẫu pHH2O OM % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kim loại tổng số Kim loại dễ tiêu mg/kg

Cu Pb Zn Cu Pb Zn

PHC 01 Giá thể trồng ly 1 6,50 4,52 4,86 1,13 16,68 2,76 0,80 12,31

PHC 02 Giá thể trồng ly 2 6,55 4,28 5,02 2,90 38,22 2,09 0,91 12,65

Kết quả phân tích ở bảng 4.6 cho thấy tất cả các mẫu giá thể trồng hoa ly sử dụng bón vào đất đều có giá trị pH trung tính, hàm lượng mùn đều rất cao, hàm lượng Cu, Pb, Zn trong mẫu đều nằm trong ngưỡng cho phép theo thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 11 năm 2014 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4.3.3.2. Chất lượng nước tưới sử dụng trong canh tác hoa tại địa phương

Người dân địa phương sử dụng chủ yếu nước tưới cho hoa từ hệ thống kênh mương dẫn nước từ con sông Pheo chảy qua phường. Kết quả nghiên cứu về chất lượng nước tưới sử dụng trong thâm canh hoa tại phường Tây Tựu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu về chất lượng nước tưới sử dụng trong canh tác hoa tại phường Tây Tựu

Thời điểm

lấy mẫu Ký hiệu pHH2O

Kim loại tổng số Kim loại hoà tan mg/l Cu Pb Zn Cu Pb Zn Tháng 11/ 2015 Nước 01 7,15 0,23 0,045 0,57 0,004 - 0,002 Nước 02 7,35 0,35 0,039 1,26 0,003 - 0,04 Nước 03 7,2 0,32 0,04 0,45 0,002 - 0,035 Tháng 6/2016 Nước 01 6,72 0,016 0,005 0,082 - - - Nước 02 6,64 0,026 0,014 0,18 - - - Nước 03 6,87 0,035 0,032 0,026 - - - QCVN 39:2011/BTNMT 5,5-9 0,5 0,05 2,0

Số liệu bảng 4.7 cho thấy, các mẫu nước tưới dùng trong canh tác hoa của phường Tây Tựu đều có hàm lượng Cu, Pb, Zn thấp hơn nhất nhiều lần ngưỡng giới hạn của QCVN 39:2011/BTNMT. Hàm lượng Cu, Pb và Zn trong các mẫu nước dao động từ 0,23mg/l- 0,35mg/l; 0,039mg/l - 0,045 mg/l và 0,45 mg/l - 1,26 mg/lvào mùa khô và từ 0,016 mg/l - 0,035 mg/l;0,005 mg/l- 0,032 mg/l và 0,026 mg/l- 0,18mg/l vào mùa mưa.

Nhìn chung hàm lượng Cu, Pb, Zn trong các mẫu nước có sự khác nhau rõ ràng vào các thời điểm trong năm và xu hướng chung là nồng độ giảm mạnh vào mùa mưa. Vào mùa mưa, nước sông Pheo được pha loãng bởi nước mưa và nước sông Nhuệ, kết hợp quá trình tự làm sạch nên hàm lượng các kim loại nặng khá thấp và hàm lượng tại các vị trí lấy mẫu từ đầu sông đến cuối sông dao động không nhiều. Hàm lượng Cu, Pb, Zn đo được vào mùa mưa đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng nước tưới sử dụng trong nông nghiệp. Vào mùa khô, khi lượng mưa khá ít và không có sự pha loãng của nước mưa thì hàm lượng Cu, Pb, Zn trong nước có sự biến động khá lớn.

Nguồn nước có thể được đánh giá là an toàn cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình ô nhiễm cu, pb, zn trong đất trồng hoa trên địa bàn phường tây tựu, quận bắc từ liêm, hà nội (Trang 59 - 64)