Trạng thái tồn tại của các nguyên tố gây ô nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình ô nhiễm cu, pb, zn trong đất trồng hoa trên địa bàn phường tây tựu, quận bắc từ liêm, hà nội (Trang 73 - 76)

Trong đất KLN có thể tồn tại ở những dạng sau: + Dạng trao đổi;

+ Dạng liên kết với cacbonat;

+ Dạng liên kết với oxit Fe và oxit Mn; + Dạng liên kết với chất hữu cơ;

+ Dạng còn lại.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ tiến hành phân tích các trạng thái tồn tại của các nguyên tố KLN nghiên cứu ở trong các mẫu đất bị ô nhiễm.

4.5.2.1. Các dạng tồn tại của Cu trong đất và phân hữu cơ ở phường Tây Tựu

Từ số liệu bảng 4.10 chỉ ra rằng, trong tổng số 25 mẫu đất nghiên cứu tại phường Tây Tựu có 9 mẫu được đánh giá ở mức độ ô nhiễm Cu. Kết quả phân tích các dạng tồn tại của Cu được thể hiện ở bảng 4.13:

Bảng 4.13. Các dạng tồn tại của Cu và Pb trong đất ô nhiễm phường Tây Tựu

Nguyễn tố Loại hoa mẫu Tên

Tổng số Dạng trao đổi Dạng liên kết với cacbonat

Dạng liên kết với oxit Fe và

oxit Mn

Dạng liên kết với chất hữu cơ

Các dạng còn lại (không chiết được)

mg/kg % mg/kg % mg/kg % mg/kg % mg/kg % mg/kg % Cu Thược dược TT08 109,68 100 2,59 2,36 10,74 9,79 37,37 34,08 19,07 17,39 39,90 36,38 Đồng tiền TT05 140,67 100 3,44 2,45 12,06 8,57 21,07 14,98 43,21 30,72 60,89 43,28 Hoa hồng TT 06 159,55 100 4,24 2,66 9,44 5,92 26,92 16,87 46,48 29,13 72,48 45,43 TT 20 204,10 100 4,01 1,96 10,11 4,95 25,66 12,57 27,87 13,66 136,45 66,85 TT 24 127,64 100 2,51 1,97 10,04 7,87 21,07 16,51 13,72 10,75 80,30 62,91 Ly TT 21 100,56 100 2,26 2,25 12,25 12,18 34,11 33,92 19,30 19,19 32,64 32,46 TT 09 117,94 100 2,76 2,34 11,99 10,16 29,27 24,81 36,64 31,07 37,28 31,61 Loa kèn TT 07 122,97 100 2,76 2,25 9,02 7,34 21,01 17,09 33,84 27,52 56,33 45,81 Đào TT 22 162,52 100 2,37 1,46 10,72 6,60 17,92 11,03 21,48 13,22 110,03 67,70 Pb Loa kèn TT16 87,97 100 6,07 6,90 8,14 9,26 13,19 15,70 13,81 15,70 46,76 53,15 download by : skknchat@gmail.com

Số liệu bảng 4.13 cho thấy, trong đất ô nhiễm Cu nghiên cứu, Cu tồn tại chủ yếu ở dạng Cu không thể chiết được bằng các dung dịch muối hoặc axit pha loãng (Cu của mạng lưới tinh thể của khoáng vật đất hay còn gọi là dạng còn lại), hàm lượng của nó dao động từ 32,64 đến 136,45 mg/kg đất, chiếm từ 31,6% đến 67,7% lượng Cu tổng số.

Hàm lượng các dạng liên kết của Cu trong đất theo thứ tự tăng dần như sau: Cu dạng trao đổi < Cu liên kết dạng cacbonat < Cu liên kết với oxit Fe và oxit Mn < Cu liên kết với chất hữu cơ < Cu ở các dạng còn lại. Chỉ duy nhất mẫu TT08 trồng hoa thược dược lại có hàm lượng Cu ở dạng liên kết với oxit Fe và Mn trội hẳn lên đạt 37,37 mg/kg đất và chỉ đứng sau Cu của mạng lưới tinh thể của khoáng vật đất.

Mức độ linh động của Cu giảm dần theo thứ tự: dạng trao đổi, dạng liên kết với cacbonat, dạng liên kết với oxit Fe và Mn. Các dạng Cu này dễ dàng di chuyển vào dung dịch đất và gây độc cho cây trồng khi đất được bón phân vô cơ.

4.5.2.2. Các dạng tồn tại của Pb trong đất phường Tây Tựu

Trong tổng số 25 mẫu đất nghiên cứu tại địa phương thì chỉ có duy nhất mẫu TT16 trồng hoa loa kèn có hiện tượng ô nhiễm chì, các dạng tồn tại của Pb trong mẫu đất này cụ thể ở bảng 4.13:

Cũng giống như các dạng tồn tại của Cu, trong mẫu đất nghiên cứu chỉ ra rằng Pb cũng tồn tại chủ yếu ở dạng không chiết được bằng dung dịch muối hoặc axit loãng. Dạng tồn tại này của Pb chiếm tới 53,15% lượng Pb tổng số có trong mẫu đất. Trong số các dạng chiết được thì Pb dạng trao đổi cũng có hàm lượng thấp nhất. Theo thứ tự, hàm lượng các dạng có xu hướng tăng dần theo thứ tự Pb dạng trao đổi < Pb liên kết dạng cacbonat < Pb liên kết với oxit Fe và oxit Mn < Pb liên kết với chất hữu cơ < Pb ở các dạng còn lại.

* Như vậy sau khi nghiên cứu về các dạng tồn tại của Cu, Pb trong các mẫu đất trồng hoa được đánh giá là ô nhiễm ở phường Tây Tựu, có thể rút ra một số nhận định chủ quan như sau:

- Trong hầu hết các mẫu đất nghiên cứu Cu và Pb tồn tại chủ yếu ở dạng không chiết được bằng dung dịch muối hoặc axit loãng (chiếm trung bình trên 50% lượng Cu, Pb tổng số).

- Dạng liên kết với chất hữu cơ và liên kết với oxit của Fe, oxit Mn của Cu và Pb chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong các dạng chiết được bằng dung dịch muối hoặc axit pha loãng. Phần lớn các dạng này bị kết tủa và khó di động trong đất.

Từ những đặc điểm trên, có thể đưa ra một số biện pháp cải tạo đất thông thường như bón vôi, bón phân hữu cơ để hạn chế sự hoà tan, di chuyển của Cu, Pb trong đất, giảm bớt nguy cơ gây độc trực tiếp cho môi trường đất. Tuy nhiên cần sử dụng nguồn phân hữu cơ có chất lượng đảm bảo để tránh tình trạng gây độc cho đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình ô nhiễm cu, pb, zn trong đất trồng hoa trên địa bàn phường tây tựu, quận bắc từ liêm, hà nội (Trang 73 - 76)