Tiến hành các hoạt động xúc tiến

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố đà nẵng (Trang 26)

7. Tổng quan các nghiên cứu

1.2.3.Tiến hành các hoạt động xúc tiến

Hoạt động xúc tiến đầu tư có thể được nhóm thành 4 hoạt động chính gồm xây dựng hình ảnh quốc gia, vận động đầu tư, các dịch vụ phục vụ cho

nhà đầu tư và xây dựng chính sách.

a. Củng cố hình ảnh quốc gia hay địa phương cần thu hút

Các cơ quan xúc tiến đầu tư và các chính phủ trên thế giới sử dụng các kiến thức xây dựng hình ảnh để nâng cao sự nhận thức của nhà đầu tư về quốc gia và hình ảnh quốc gia mà chính phủ nước kêu gọi đầu tư và cơ quan xúc tiến đầu tư muốn xây dựng (đặc biệt là các quốc gia nhỏ, có ít thông tin và các quốc gia đang cải cách kinh tế và/hoặc chính trị nhanh chóng). Nếu NĐT có nhận thức tiêu cực hoặc thiếu hiểu biết về đất nước của bạn thì bạn cần phải thay đổi nhận thức thực tế của NĐT về hình ảnh quốc gia bạn - quốc gia kêu gọi đầu tư, từ đó rút ngắn khoảng cách giữa nhận thức và thực tế về hình ảnh của đất nước bạn thông qua việc truyền tải những thông tin tốt đẹp của đất nước bạn tới đối tượng các NĐT. Đối với những quốc gia này, xây dựng hình ảnh là bước đầu tiên cần thực hiện trước khi tiến hành các hoạt động tạo ra cơ hội đầu tư hiệu quả.

Các biện pháp xây dựng hình ảnh được sử dụng cả trong thị trường trong nước lẫn thị trường nước ngoài nhằm cung cấp cho các NĐT thông tin về kế hoạch đầu tư của một quốc gia, các chính sách và chế độ đãi ngộ, các thủ tục và yêu cầu khi đầu tư cũng như những tiến bộ, thành tựu mà quốc gia đó đã đạt được. Từ đó, sẽ rút ngắn khoảng cách giữa nhận thức của NĐT và thực tế những gì đang diễn ra ở đất nước bạn. Có như vậy thì hình ảnh của đất nước bạn trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài mới có sự cải thiện và truyền các thông điệp tốt đẹp về đất nước bạn tới đối tượng trọng tâm.

Các hoạt động xây dựng hình ảnh gồm sử dụng các công cụ truyền tin như website, video, sách giới thiệu, tờ rơi … tổ chức các buổi giới thiệu ngắn, tiến hành các hoạt động quan hệ công chúng và quảng cáo … Các hoạt động tạo dựng hình ảnh phải đi kèm với việc tập trung vận động các nhà đầu tư tiềm năng và cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, có một điều khi thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư thì cần phải chú ý là không nên dừng lại quá lâu ở giai đoạn xây dựng hình ảnh. Nếu chiến lược xây dựng hình ảnh và nhận thức đã thành công, thì sau đó cơ quan xúc tiến đầu tư phải điều chỉnh thông tin marketing của bạn để phản ảnh sát thực hơn quá trình đưa ra quyết định của nhà đầu tư nước ngoài.

b. Vận động đầu tư (investment generation)

Biện pháp này đòi hỏi phải sử dụng đến các công cụ xúc tiến đầu tư như gửi thư trực tiếp, điện thoại, fax, hội thảo đầu tư và tiến hành marketing trực tiếp đến cá nhân các nhà đầu tư … Những hoạt động này có thể được thực hiện nhằm vào các đối tượng cả ở trong nước và ngoài nước. Mục đích của biện pháp này là nhằm tạo sự hài lòng cho những nhà đầu tư đang có nhu cầu, khuyến khích họ đầu tư vào nước mình.

Thông điệp tập trung này phải quảng bá đất nước hoặc khu vực của bạn với nhóm các nhà đầu tư mục tiêu cụ thể. Để xử lý khéo léo thông tin, bạn phải hiểu được nhóm các nhà đầu tư mục tiêu cụ thể của bạn và những nhu cầu cũng như quá trình ra quyết định của họ. Thông điệp quảng bá đó của bạn cần chứa đựng các thông tin càng chắc chắn cụ thể và càng chính xác càng tốt sao cho các nhà đầu tư:

+ Biết rằng nước bạn đã có những hoạt động thành công nổi bật trong lĩnh vực họ đang kinh doanh

+ Nghĩ rằng đất nước bạn có thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của họ bởi hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lợi cao

+ Nhận biết rõ những lợi ích cơ bản mà nước bạn đem đến cho nhà đầu tư + Cảm thấy hoàn toàn tin tưởng rằng đất nước bạn là địa điểm an toàn đầu tư

+ Nhà đầu tư bị cuốn hút vào cuộc đối thoại với Cơ quan xúc tiến đầu tư của quốc gia đó.

c. Cung cấp các dịch vụ phục vụ cho nhà đầu tư (investor servicing)

Giai đoạn này liên quan đến việc xây dựng một mối quan hệ khăng khít giữa nhà đầu tư và cơ quan xúc tiến đầu tư nhằm mục đích khuyến khích nhà đầu tư lựa chọn đất nước bạn là địa điểm đầu tư. Biện pháp này bao gồm: cung cấp các hoạt động tư vấn, tổ chức các chuyến đi thực địa cho nhà đầu tư tiềm năng, thực hiện quy trình xin và cấp giấy phép đầu tư, hỗ trợ trong quá trình triển khai dự án. Hay nói cách khác là dịch vụ hỗ trợ trước, trong và sau khi cấp phép, trong đó dịch vụ hỗ trợ sau cấp phép hay còn gọi là xúc tiến đầu tư tại chỗ đóng vai trò quan trọng.

Theo UNCTAD, xúc tiến đầu tư tại chỗ bao gồm dịch vụ hành chính (administrative services), dịch vụ hỗ trợ hoạt động (operational services) và dịch vụ mang tính chiến lược (strategic services).

- Dịch vụ hành chính (administrative services), bao gồm:

• Các dịch vụ khắc dấu, đăng ký mã số thuế, mở tài khoản ngân hàng, dịch vụ kế toán, tư vấn môi giới…

• Xin giấy phép lao động cho các công dân hoặc người nước ngoài;

• Trợ giúp trong việc tìm kiếm nhà ở cho nhân viên, chuyển trường cho con em của nhà đầu tư

• …

- Dịch vụ hỗ trợ hoạt động (operational services) • Hỗ trợ cho đào tạo lao động;

• Hoạt động hỗ trợ xuất khẩu;

• Xác định các nhà cung cấp địa phương có đủ năng lực; • …

- Dịch vụ mang tính chiến lược (strategic services) là những hoạt động hỗ trợ mang tính dài hạn nhắm tới tương lai phát triển của doanh nghiệp. Những dịch vụ này là nhằm mục đích đảm bảo rằng các doanh nghiệp duy trì

và mở rộng hoạt động, cũng như nâng cao hoạt động kinh doanh lên mức cao hơn của giá trị gia tăng. Chẳng hạn:

• Khuyến khích và hỗ trợ thành lập mới, nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ.

• Phát triển doanh nghiệp địa phương theo tiêu chuẩn quốc tế • …

Mục đích chính của hoạt động dịch vụ là nhằm trợ giúp cho nhà đầu tư, đem lại điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu tư, xin giấy phép và triển khai dự án đầu tư. Chất lượng và số lượng các dịch vụ khách hàng được cung cấp trong giai đoạn trước và sau đầu tư có thể ảnh hưởng đến quyết định chọn địa điểm đầu tư và khả năng tái đầu tư của các nhà đầu tư. Các công ty xúc tiến đầu tư thường phối hợp với một số tổ chức khác để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư đang có dự án: các ngân hàng, các công ty luật và các công ty tư vấn trong nước có thể cung cấp rất nhiều dịch vụ miễn phí cho các nhà đầu tư với hy vọng bảo đảm hoạt động kinh doanh trong tương lai của họ.

d. Vận động chính sách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ “advocacy” – “biện hộ” có nguồn gốc từ luật pháp và thường được hiểu như việc “nói thay cho một người nào đó”. Ngày nay, khái niệm này đã được sử dụng một cách rộng rãi hơn – “vận động” để mô tả những nỗ lực của các cá nhân, đoàn thể, cơ quan nhằm mang lại thay đổi tích cực cho xã hội. Trong lĩnh cực đầu tư, policy advocacy – “vận động chính sách” được dùng để nói đến vai trò của các tổ chức xúc tiến đầu tư trong việc cải cách và thực thi hiệu quả các chính sách của nhà nước.

Trong các nội dung của công tác xúc tiến đầu tư, hoạt động vận động chính sách có thể nói là được nghiên cứu muộn nhất, lần đầu tiên được đề cập đến bởi Wells (1999) khi nêu lên ví dụ về sự thành công của Trung tâm Xúc

tiến Đầu tư Mozambique (Mozambique CPI) trong việc “làm nóng” môi trường đầu tư bằng hoạt động thúc đẩy các chính sách cắt giảm các thủ tục hành chính. Nội dung này sau đó nhanh chóng được nhiều tổ chức xúc tiến trên thế giới đưa vào chương trình hoạt động của mình.

Vậy việc vận động chính sách có thể được các tổ chức xúc tiến đầu tư thực hiện như thế nào?

Thứ nhất, vận động chính sách liên quan đến hoạt động thảo luận với các nhà đầu tư hiện có để xác định những trở ngại chính đối với đầu tư trong tương lai của thành phố và đề xuất các khuyến nghị để cải thiện sự hấp dẫn của môi trường đầu tư. Bằng cách tham khảo ý kiến một số đông các nhà đầu tư (nước ngoài lẫn trong nước) – các tổ chức xúc tiến có thể phát hiện ra những trở ngại nổi cộm đang ảnh hưởng đến nhiều nhà đầu tư.

Các trở ngại điển hình thường liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh, quản lý đất đai cũng như các vấn đề liên quan đến các tiện ích và yêu cầu trong hoạt động sản xuất. Các khuyến nghị chính sách do đó thường tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến cơ sở hạ tầng, bất động sản và kỹ năng phát triển. Để giải quyết các trở ngại trên một cách, đặc biệt trong trường hợp có liên quan đến pháp luật hay chính sách của địa phương, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các cấp chính quyền mà trong đó các tổ chức xúc tiến đầu tư đóng vai trò cầu nối quan trọng.

Theo nghiên cứu của Morriset (2003), thống kê cho thấy các tổ chức xúc tiến đầu tư tập trung nhiều nguồn lực vào vận động chính sách thường hoạt động hiệu quả hơn và đem lại lợi ích không những cho nhà đầu tư nước ngoài mà còn cho cả những nhà đầu tư trong nước. Morriset phân tích số liệu từ 58 quốc gia và chỉ ra rằng trong các nội dung của xúc tiến đầu tư, hoạt động vận động chính sách có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nguồn vốn FDI, vượt lên trên hoạt động xây dựng hình ảnh và dịch vụ cho nhà đầu tư. Mặc dù mức độ

chênh lệch ảnh hưởng là không quá lớn, hoạt động vận động chính sách vẫn là hoạt động xúc tiến đầu tư hiệu quả nhất; điều này tương thích với quan điểm sự hiệu quả của các IPA tỷ lệ thuận với chất lượng của môi trường đầu tư. Morriset kiến nghị rằng với vị trí chiến lược là cầu nối giữa doanh nghiệp và chính quyền, các IPA cần phân bổ nhiều nguồn lực vào hoạt động vận động chính sách hơn để đạt được hiệu quả cao.

1.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỚNG ĐẾN XÚC TIẾN ĐẦU TƢ 1.3.1. Môi trƣờng đầu tƣ của địa phƣơng

Một yếu tố mang tính nội tại nữa có ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến đầu tư chính là môi trường đầu tư của quốc gia đó. Môi trường đầu tư quyết định việc lựa chọn địa điểm đầu tư, vì tất cả các yếu tố thuộc về nó đều tác động trực tiếp đến chi phí, tiến độ thực hiện và hiệu quả đầu tư. Một quốc gia dù có nỗ lực xây dựng hình ảnh như thế nào, mà môi trường đầu tư trên thực tế không tốt thì cũng không hấp dẫn được các nhà đầu tư. Môi trường đầu tư ở một quốc gia bao gồm môi trường chính trị - pháp luật, cơ chế hành chính, môi trường kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực…

1.3.2. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

Để xác định trọng tâm công tác xúc tiến đầu tư cần dựa trên nhu cầu của quá trình phát triển. Mà những nhu cầu này được cụ thể hoá thành các mục tiêu phát triển hoạch định trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mục tiêu phát triển quốc gia thay đổi thì mục tiêu xúc tiến đầu tư thay đổi. Ví dụ nếu chính phủ mong muốn tăng xuất khẩu lên 20% trong 3 năm, như thế có thể thấy rõ là thu hút đầu tư hướng đến xuất khẩu sẽ đóng góp trực tiếp cho mục tiêu này.Vậy mục tiêu mở rộng xuất khẩu của quốc gia sẽ là mục tiêu của chiến lược xúc tiến đầu tư. Việc xác định mục tiêu như vậy ảnh hưởng đến các ngành hướng tới, các nguồn địa lý của các ngành đó, và cách giới thiệu về đất nước. Tóm lại, dù mục tiêu phát triển của quốc gia là gì,

chúng cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư.

1.3.3. Xu hƣớng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên thế giới

Xu hướng FDI trên thế giới kết hợp với những điểm mạnh điểm yếu của quốc gia dưới góc độ là một địa điểm đầu tư cho phép xác định các ngành có khả năng thu hút đầu tư. Hay nói cách khác xu hướng FDI thay đổi có thể ảnh hưởng đến trọng tâm xúc tiến đầu tư. Do vậy, công tác xúc tiến đầu tư cần nắm được xu hướng FDI của thế giới và khu vực, cũng như bất cứ sự kiện nào có thể ảnh hưởng đến các xu hướng này trong tương lai.

1.4. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƢỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO ĐÀ NẴNG

1.4.1. Kinh nghiệm của các nƣớc

a. Kinh nghiệm của Thái Lan

Mô hình phát triển quốc gia của Thái Lan được xác định bằng 4 lĩnh vực nền tảng từ thấp lên cao: (1) phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, sản phẩm có giá trị gia tăng cao; (2) phát triển công nghiệp nhẹ, gia công cho nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài; (3) đầu tư công nghiệp nặng như xe hơi, lọc hóa dầu và gia tăng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tại các xưởng sản xuất để tạo ra những sản phẩm tầm cỡ quốc tế; (4) phát triển kinh tế tri thức và kinh tế dịch vụ.

Ngay từ giai đoạn 1959 - 1971, Thái Lan đã thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế thay thế hàng nhập khẩu. Quốc gia này đã có chủ trương giảm dần đầu tư từ Chính phủ, khuyến khích đầu tư tư nhân. Theo đó, năm 1959, Thái Lan đã thành lập Bộ Đầu tư và đến năm 1960 đã ban hành Đạo luật Đầu tư.

Giai đoạn 1972 - 1996, Bộ Đầu tư Thái Lan đã ban hành chính sách thu hút các chuyên gia, lao động chất lượng cao từ bên ngoài với những ưu đãi về đất, việc làm để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu.

Từ năm 2005, chính sách thu hút FDI của Thái Lan có sự biến chuyển theo hướng đầu tư chọn lọc với chính sách ưu tiên nhà đầu tư trong nước, hỗ trợ phát triển các loại hình dịch vụ phi sản xuất và các loại hình dịch vụ tài chính. Thống kê cho thấy, FDI vào Thái Lan đầu tư nhiều nhất là lĩnh vực công nghiệp, sau đó là thương mại, bất động sản, xây dựng… Thái Lan đặt mục tiêu xây dựng một số cơ sở mũi nhọn và trung tâm để từ đó thu hút các cơ sở đầu tư ngoại vi và phụ trợ.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Thái Lan đã đề ra nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, trong đó quan trọng nhất là chính sách thuế. Việc ưu đãi đầu tư được phân thành 2 nhóm: nhóm A (các lĩnh vực được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp gồm các dự án có tầm quan trọng lớn đối với quốc gia, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường và góp phần trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Thái Lan trong chuỗi cung ứng toàn cầu) và nhóm B (các lĩnh vực không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng có thể được hưởng các ưu đãi khác do địa phương hỗ trợ). Các dự án thuộc nhóm A được miễn thuế từ 3 đến 8 năm, còn các dự án thuộc nhóm B được hưởng các ưu đãi ngoài thuế như quyền được sở hữu đất hay được hỗ trợ cấp visa hay giấy phép lao động cho lao động nước ngoài. Trong một số

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố đà nẵng (Trang 26)