Tình hình thực hiện các hoạt động xúc tiến

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố đà nẵng (Trang 62)

7. Tổng quan các nghiên cứu

2.3.3.Tình hình thực hiện các hoạt động xúc tiến

a. Củng cố hình ảnh của địa phương

Xây dựng và củng cố hình ảnh của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua được cơ quan XTĐT đặc biệt chú trọng thông qua việc tổ chức thực hiện đồng bộ các hoạt động nhằm tăng cường quảng bá và củng cố môi trường đầu tư của Đà Nẵng như biên soạn và phát hành các tài liệu về Đà Nẵng, phát hành các bản tin đầu tư, tổ chức các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước, các buổi tọa đàm giữa lãnh đạo thành phố và doanh nghiệp nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình hoạt động đầu tư tại Đà Nẵng…

Bảng 2.9. Công cụ truyền tin được phát hành năm 2013 Tài liệu XTĐT đã xây dựng 2013 SL đã phát/SL đã in ấn

Sách giới thiệu về Đà Nẵng 2.425/2.500 Tập gấp hướng dẫn đầu tư 523/550 Danh mục dự án gọi vốn FDI vào Đà Nẵng 120/120

Bản tin đầu tư online 6

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng

Ngoài ra, trang thông tin điện tử chuyên ngành XTĐT được thường xuyên cập nhật thông tin và cơ sở dữ liệu kết nối với trang tin điện tử của thành phố phản ánh kịp thời những tin tức, sự kiện liên quan đến kinh tế đối ngoại nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng trên địa bàn thành phố, các tỉnh và cả nước.

Bên cạnh đó, cơ quan XTĐT của thành phố đã tổ chức và tham gia hơn 38 hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, trong đó chủ trì tổ chức 16 hội nghị hội thảo giai đoạn 2010 - 2014

Bảng 2.10. Số lượng hội nghị, hội thảo tổ chức hằng năm Năm Hội nghị, hội thảo Số lượng người tham dự

2010 3 125

2011 4 200

2012 3 236

2013 2 258

2014* 4 269

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng

*Số liệu ước trên cơ sở Kế hoạch XTĐT trực tiếp nước ngoài năm 2014

Kết quả của các hoạt động này là những phản ảnh tích cực từ doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp FDI tại Đà Nẵng. Theo đánh giá của các doanh nghiệp FDI hiện hữu tại Báo cáo PCI 2013 thì môi trường đầu tư của Đà Nẵng nhìn chung là tương đối tốt với những đánh giá lạc quan về dịch vụ hành chính công và những rủi ro khi bị thu giữ tài sản. Các doanh nghiệp cũng đánh giá cao thái độ tích cực của chính quyền thành phố đối với việc thu hút đầu tư, luôn cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình cấp phép đầu tư, giải phóng mặt bằng, xây dựng cũng như các hoạt động kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu...

Bảng 2.11. Đánh giá của DN về tính năng động và tiên phong của chính quyền thành phố 2013

TT Chỉ tiêu (% hoàn toàn đồng ý và đồng ý) 2013 1 UBND tỉnh linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo

môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

90,81

2 UBND tỉnh rất năng động sáng tạo trong giải quyết các vấn đề mới phát sinh

82,76

3 Cảm nhận của DN về thái độ của chính quyền tỉnh đối với KV dân doanh

61,92

Tuy nhiên, trong mắt của NĐT nước ngoài thì môi trường đầu tư của thành phố cần cải thiện hơn nữa. Trong số 13 tỉnh/thành phố tập trung nhiều DN FDI nhất, thì kết quả Đà Nẵng chỉ đứng vị trí 12/13 tỉnh/thành, trên Hà Nội. Cụ thể:

-Chỉ 46,7% doanh nghiệp FDI tại Đà Nẵng cho biết ở đây họ ít gặp tham nhũng hơn

-44% ít gặp hạn chế về quy định pháp luật hơn; đặc biệt chỉ 24% cho biết thành phố có mức thuế thấp hơn các nơi khác (trong khi tỷ lệ này ở Hải Dương là 68%, thành phố Hồ Chí Minh là 58%, Hải Phòng là 50% và Bà Rịa Vũng Tàu là 50%)

-Đáng chú ý, độ ổn định về chính sách của thành phố cũng bị đánh giá thấp nhất so với các nơi khác, tỷ lệ đồng ý là 47%, so với thành phố Hồ Chí Minh (78%), Hải Phòng (66,7%), Bà Rịa Vũng Tàu (63%), Hà Nội (50%)

-Đánh giá dịch vụ hành chính công tốt hơn có 64% DN FDI đồng ý, dù cao hơn Hà Nội (62%) hay Hưng Yên (56%), song khoảng cách đến tỉnh tốt nhất là Bắc Ninh (88%) vẫn còn khá xa

-Lĩnh vực được các DN FDI đánh giá tốt là độ ổn định về tài sản (khả năng thu hồi thấp, 87% đồng ý) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.12. Đánh giá của DN FDI về môi trường đầu tư của Đà Nẵng năm 2013

Nội dung

Ít gặp tham nhũng hơn 46%

Ít gặp các hạn chế về quy định pháp luật hơn 44% Có các mức thuế thấp hơn 24% Ít gặp phải rủi ro khi bị thu giữ tài sản 51% Ít gặp phải những bất ổn của chính sách hơn 47% Dịch vụ hành chính công tốt hơn 64% Tình hình môi trường đầu tư nói chung 52%

Những đánh giá trên cũng phù hợp với báo cáo Kết quả khảo sát PCI độc lập năm 2013 của Thành phố Đà Nẵng do Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng tiến hành đối với khối doanh nghiệp FDI, các thủ tục hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp nhiều nhất với các thủ tục như cấp phép xây dựng (24,3%), gia hạn giấy phép kinh doanh (24,3%), thủ tục hải quan (24,3%), cấp giấy phép và các thủ tục liên quan cho người lao động nước ngoài (21,6%)… Ngoài ra, có đến 32,5% doanh nghiệp FDI cho biết họ phải có “bồi dưỡng” cho công chức khi làm việc với cơ quan Nhà nước.

Bảng 2.13. Thống kê các thủ tục hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp Thủ tục hành chính Tỷ lệ (%)

Cấp phép xây dựng 24,3%

Gia hạn giấy phép kinh doanh 24,3% Thủ tục hải quan (Kiểm tra hàng hóa, xuất nhập khẩu tại hải

quan…)

24,3%

Cấp giấy phép và các thủ tục liên quan cho người lao động nước ngoài (visa, xuất nhập cảnh….)

21,6%

Các thủ tục liên quan đến thuế 16,2% Thủ tục liên quan bảo hiểm (BHXH, …) 13,5%

Mua hóa đơn 10,8%

Thủ tục cấp phép đầu tư 5,4% Thủ tục cấp GCNQSDĐ 5,4% Khác: Thủ tục về lương, kiểm tra của cơ quan Quản lý thị

trường, cơ quan Phòng cháy chữa cháy…

21,6%

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

b. Vận động đầu tư

Vận động đầu tư là một nội dung quan trọng trong công tác xúc tiến đầu tư sau khi đã tạo được hình ảnh ban đầu về địa phương. Công tác này chỉ đạt

được hiệu quả khi mà mối quan hệ giữa cơ quan xúc tiến địa phương với các cơ quan đại diện doanh nghiệp các nước chặt chẽ. Bởi theo thông lệ quốc tế, các doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư đều thông qua các cơ quan này để thu thập thông tin và đầu mối liên hệ do họ lo ngại về sự khác biệt trong văn hóa tiếp cận và môi trường đầu tư.

Trong thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của nội dung này mà cơ quan XTĐT của thành phố đã tích cực thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức như JETRO, JICA, Kotra hay IE Singapore. Thông qua các tổ chức này, cơ quan XTĐT ngoài việc quảng bá về môi trường đầu tư của thành phố mà còn cung cấp các thông tin đầu tư và theo đuổi các nhà đầu tư tiềm năng.

Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn chưa thực sự chặt chẽ và cũng chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp thông tin một chiều từ phía cơ quan XTĐT thành phố mà chưa có sự phối hợp mang lại một kết quả cụ thể.

Ngoài ra, do thiếu cơ sở dữ liệu về các NĐT tiềm năng nên chưa xây dựng được một chu trình xúc tiến có hiệu quả từ khâu gửi thư giới thiêu, gọi điện thoại, sắp xếp lịch làm việc để thuyết trình thuyết phục nhà đầu tư, đến việc thăm thực địa cũng như tiếp tục hỗ trợ, theo sát NĐT cho đến khi đưa ra quyết định đầu tư, triển khai dự án.

Các đoàn công tác XTĐT thường kết hợp với các chuyến đi công tác mang tính ngoại giao của lãnh đạo UBND thành phố nên chưa thực sự chuyên sâu vào công tác vận động đầu tư.

c. Dịch vụ cho nhà đầu tư

Dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư được chia thành 3 giai đoạn đó là dịch vụ cung cấp trước khi cấp phép, trong khi cấp phép và sau khi cấp phép hay còn gọi là xúc tiến đầu tư tại chỗ (aftercare services).

Trước và trong khi cấp phép

quan tâm thông qua ban hành quy chế “một cửa liên thông” áp dụng từ năm 2007 trong đó Trung tâm Xúc tiến Đầu tư là cơ quan một cửa tiếp nhận hồ sơ và các kiến nghị của nhà đầu tư sẽ chủ động, phối hợp với các đơn vị liên quan và trả kết quả cho nhà đầu tư. Ngoài ra, thông qua trang thông tin điện tử, Trung tâm đã công bố công khai các thủ tục hành chính và hướng dẫn chi tiết các bước để thực hiện đầu tư tại Đà Nẵng.

Thông qua các giải pháp này đã cung cấp thông tin liên quan đến dự án (điều kiện cơ sở hạ tầng, thị trường, sản phẩm,...), giới thiệu địa điểm đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư tiếp xúc với các đối tác, doanh nghiệp tại địa phương hoặc tiếp kiến lãnh đạo thành phố; hướng dẫn thủ tục đầu tư. Đồng thời, tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong việc xin chủ trương xúc tiến dự án, xác định địa điểm đầu tư, lập hồ sơ dự án để xin cấp giấy phép đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua khảo sát hằng năm, việc thực hiện các thủ tục hành chính công tại Trung tâm luôn được các nhà đầu tư đánh giá tốt với 98% hồ sơ được giải quyết đúng hẹn, trong đó có 90% nhà đầu tư rất hài lòng và hài lòng.

Bảng 2.14. Đánh giá khảo sát mức độ hài lòng của NĐT đối với dịch vụ công của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư

Không hài lòng

Chấp nhận

được Hài lòng Rất hài lòng

Năm 2013 0% 8% 20% 72%

Năm 2014 0% 0% 24% 76%

Nguồn: cchc.danang.gov.vn

Tuy nhiên, theo Báo cáo PCI 2013 thì doanh nghiệp FDI tại Đà Nẵng mặc dù đánh giá dịch vụ hành chính công tốt hơn so với Hà Nội hay Hưng Yên nhưng khoảng cách đến tỉnh tốt nhất là Bắc Ninh còn khá xa và có đến 40% doanh nghiệp FDI mất dưới 1 tháng để hoàn tất thủ tục và giấy phép để chính thức hoạt động, thấp hơn nhiều so với Hải Phòng hay Bình Dương

Bảng 2.15. Đánh giá của doanh nghiệp FDI đối với dịch vụ của chính quyền Đà Nẵng Hà Nội Bắc Ninh Bình Dương Dịch vụ hành chính công

tốt hơn

64,4% 62,2% 88% 80,5%

Thời gian hoàn tất thủ tục và giấy phép dưới 1 tháng

40% 52% 38% 75%

Nguồn: Báo cáo PCI năm 2013

Sau khi được cấp phép (Xúc tiến đầu tư tại chỗ)

Xác định đây là hoạt động XTĐT rất quan trọng và là “chiếc gương soi” chính xác nhất trước khi đưa ra các quyết định đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng vì vậy mà trong những năm gần đây, xúc tiến đầu tư tại chỗ nhận được sự quan tâm đặc biệt không chỉ riêng của cơ quan XTĐT Đà Nẵng mà còn của các tỉnh, thành phố khác.

Tuy nhiên, công tác này cũng mới chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ NĐT các động quản trị sau cấp phép như làm con dấu, mã số thuế thông qua cơ chế một cửa liên thông đã được ban hành. Ngoài ra, TTXTĐT cũng đã chủ động tiếp nhận và phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ trợ tích cực cho NĐT trong quá trình triển khai hoạt động sau khi cấp phép.

Hoạt động hỗ trợ này được thể hiện thông qua việc tổ chức các buổi gặp mặt định kỳ giữa lãnh đạo thành phố và lãnh đạo doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt và giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp cũng như tổ chức các buổi đào tạo, phổ biến pháp luật về đầu tư, thuế, hải quan nhằm cập nhật kịp thời văn bản pháp luật mới giúp doanh nghiệp chủ động trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Nhưng hoạt động xúc tiến đầu tư không chỉ dừng ở đây, nó còn bao gồm hỗ trợ đào tạo lao động, xúc tiến xuất khẩu, xác định nhà cung cấp trong nước… Và đây chính là điểm yếu trong công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ. Các

chính sách hỗ trợ đào tạo, thương mại đã được ban hành đối với từng ngành cụ thể nhưng tính khả thi triển khai trong thực tế còn kém hiệu quả. Các doanh nghiệp địa phương đa phần là doanh nghiệp nhỏ và vừa với trình độ công nghệ còn lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp FDI.

Theo Báo cáo PCI 2013, Đà Nẵng cũng là nơi có chi phí đào tạo lao động cao nhất so với các tỉnh còn lại, chiếm 2% trên tổng chi phí (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh: 1,5%; Hải Phòng: 0,5%; Bình Dương: 1%)

d. Vận động chính sách

Công tác vận động chính sách bước đầu được coi trọng thông qua các buổi đối thoại được tổ chức định kỳ giữa lãnh đạo UBND thành phố và các doanh nghiệp FDI từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện sự hấp dẫn của môi trường đầu tư thành phố. Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư dành riêng cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phần mềm, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất hoặc sản xuất sản phẩm công nghệ cao, ưu đãi phát triển hoạt động du thuyền trên sông … lần lượt được UBND thành phố ban hành.

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển KTXH Đà Nẵng thì hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát phần lớn trả lời chưa nhận được các chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư của thành phố hoặc khó tiếp cận với các chính sách ưu đãi này

Bảng 2.16. Đánh giá của DN về những chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh của chính quyền địa phương

STT Loại dịch vụ Không (%) Có (%) Đáp ứng mong đợi (%) Không đáp ứng mong đợi (%) 1 Miễn giảm thuế trong giai đoạn khó

khăn

55 34 10 2 Gia hạn nộp thuế, tiền sử dụng đất 62 29 9 3 Hỗ trợ tìm kiếm thông tin thị trường,

đối tác kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

72 13 14 4 Bão lãnh tín dụng 75 14 10 5 Các chương trình xúc tiến thương mại 75 18 6 6 Hỗ trợ tiếp nhận lao động vào đào tạo

nghề và giải quyết việc làm

76 16 7 7 Vay ưu đãi từ Quỹ Đầu tư phát triển 79 12 9 8 Hỗ trợ xuất khẩu phần mềm 86 9 5 9 Hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ cao 87 8 5

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1. XU HƢỚNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI

Theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 2014 của UNCTAD thì năm 2013, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng tăng trở lại. Dòng chảy FDI vào các nước tăng 9% đạt 1,45 ngàn tỷ USD vào năm 2013. Các nghiên cứu của UNCTAD chỉ ra rằng dòng vốn FDI có thể tăng lên 1,6 ngàn tỷ USD năm 2014, 1,75 ngàn tỷ USD năm 2015 và 1,85 ngàn tỷ USD năm 2016.

Dòng vốn FDI ghi nhận được cho thấy sự tăng trưởng ở tất cả các nhóm nước: Các nền kinh tế phát triển, đang phát triển và đang chuyển đổi. Cụ thể, năm 2013, các nền kinh tế đang phát triển vẫn đứng đầu thế giới về lượng vốn FDI chảy vào với số vốn lên đến 778 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn FDI toàn cầu. Trong khi đó, FDI chảy vào các nước phát triển tăng 9% lên 566 tỷ USD, chiếm 39% tổng FDI của thế giới. Các nền kinh tế chuyển đổi nhận được 108 tỷ USD vốn FDI trong năm 2013.

Biểu đồ 2.1. FDI vào các nhóm nước giai đoạn 1995 -2013, dự báo 2014 – 2016

ĐVT: tỷ USD

Các nước Châu Á tiếp tục là khu vực hàng đầu tiếp nhận dòng vốn FDI, chiếm gần 30% dòng vốn FDI năm 2014 tương đương 382 tỷ USD (trừ Tây Á), tăng 4% so với năm 2012. Trong đó, Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố đà nẵng (Trang 62)