Bài học kinh nghiệm cho Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố đà nẵng (Trang 37)

7. Tổng quan các nghiên cứu

1.4.2.Bài học kinh nghiệm cho Đà Nẵng

Từ những kinh nghiệm quý trong hoạt động xúc tiến đầu tư nêu trên của các nước có một số nét tương đồng, Đà Nẵng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, xây dựng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh. Tích cực cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ cho nhà đầu tư hiện hữu tạo lập môi trường đầu tư thân thiện, minh bạch.

Hai là, công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch để xây dựng kế hoạch đầu tư. Tăng cường gắn kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo hướng ưu tiên quỹ đất để thực hiện dự án có trong quy hoạch đã được phê duyệt.

Ba là, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; lựa chọn các dự án tiềm năng hấp dẫn, có tính khả thi cao theo các lĩnh vực ưu tiên để đưa vào danh mục dự án đối tác công - tư (PPP), bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tư đối ứng cho các dự án PPP kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, có chính sách ưu đãi đủ sức hấp dẫn đối với một số dự án hạ tầng kinh tế - xã hội có quy mô lớn, có tính lan tỏa cao và tác động tích cực đến sự phát triển chung của đất nước.

Bốn là, tăng cường và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Hoàn thiện các quy định của pháp luật để tăng cường quản lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho lao động

nước ngoài tại Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, cũng cần tính đến các trường hợp đặc thù và đảm bảo quản lý hiệu quả.

Năm là, tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ sử dụng công nghệ cao và tăng cường liên kết trong quá trình phát triển công nghiệp phụ trợ để nâng cao vị thế cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư, cải thiện cơ cấu đầu tư cũng như tạo bộ đệm của nền kinh tế giúp hấp thụ và vận hành các nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả hơn.

1.5. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Nguồn vốn FDI đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của cả nước nói chung và của Đà Nẵng nói riêng, cụ thể là:

Thứ nhất, FDI đã có đóng góp tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Đà Nẵng, chuyển dịch từ công nghiệp - thương mại dịch vụ - nông nghiệp sang thương mại, du lịch, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Trong giai đoạn từ 1989-1996, nguồn vốn FDI tại Đà Nẵng tập trung vào các dự án khai thác tài nguyên, sử dụng nguồn nhân công giá rẻ tại địa phương. Sau đó, thực hiện chủ trương lấy ngành công nghiệp làm nền tảng để phát triển kinh tế xã hội, Đà Nẵng tập trung phát triển các khu công nghiệp để thu hút các dự án và từng bước đưa các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm rải rác trên địa bàn thành phố di chuyển vào các khu công nghiệp để tập trung xử lý về môi trường. Đến cuối năm 2007, Đà Nẵng có 121 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là: 1,75 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chiếm trên 60% về vốn đăng ký. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, vốn đầu tư FDI tại Đà Nẵng có sự chuyển dịch và tập trung vào các ngành dịch vụ, thương mại. Trong cơ cấu vốn đầu tư FDI của Thành phố Đà Nẵng hiện nay, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ đạt 2,1 tỷ USD, chiếm 68% tổng vốn đầu tư, tiếp theo

là ngành công nghiệp, chiếm 30,86% tổng số vốn và ngành nông lâm thủy sản chỉ chiếm 0.45% tổng vốn FDI3.

Thứ hai, FDI giúp đẩy mạnh chiến lược xuất khẩu vì trong hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp FDI có nhiều lợi thế và điểm mạnh nhất định. Trước hết, doanh nghiệp FDI có thế mạnh về thị trường nhờ dựa vào công ty mẹ ở nước ngoài. Nhờ vậy, các doanh nghiệp FDI có điều kiện vươn ra thị trường nước ngoài nhờ các mối quan hệ truyền thống của mình trong khi các doanh nghiệp mới chưa có uy tín, chưa có thị trường. Các doanh nghiệp FDI đã có nhiều đóng góp vào giá trị xuất khẩu của toàn thành phố, kim ngạch xuất khẩu tăng cao và tương đối ổn định. Tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng giá trị xuất khẩu chung của thành phố ngày càng tăng. Trong hai năm 2010 và 2011 tỷ trọng xuất khẩu của khối FDI chiếm hơn 50% so với giá trị xuất khẩu của toàn thành phố. Riêng năm 2012 khối doanh nghiệp FDI chiếm 49,84% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố. Mặt hàng chủ yếu: gồm Giày xuất khẩu, hàng dệt may xuất khẩu, đồ chơi trẻ em, dăm gỗ xuất khẩu, hàng hải sản xuất khẩu, giỏ lưới, đèn cầy, găng tay và sản phẩm bảo hộ lao động, bia, nước giải khát, hàng dệt kim, hàng điện tử, thiết bị điện, máy biến thế, đệm tự phân giải vi sinh, quần áo veston, v.v...

Bảng 1.1. Đóng góp của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng giá trị xuất khẩu của cả thành phố

Năm Giá trị Xuất khẩu FDI (1000 USD)

Giá trị Xuất khẩu thành

phố (1000 USD) Tỷ lệ (%) 2000 59.410 235.326 25,25 2001 76.335 266.520 28,64 2002 78.401 249.030 31,48 2003 80.520 260.824 30,87 2004 95.208 309.243 30,79 2005 94.652 348.575 27,15 2006 110.841 377.372 29,37 2007 142.064 469.582 30,25 2008 169.944 575.287 29,54 2009 196.199 509.125 38,54 2010 338.570 633.685 53,43 2011 418.314 770.862 54,27 2012 443.000 888.800 49,84

Nguồn: Niên giám thống kê và Chỉ tiêu Kế hoạch Nhà nước năm 2013 của thành phố Đà Nẵng Thứ ba, các doanh nghiệp FDI hiện đã và đang góp phần tích cực giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho lực lượng lao động. Thông qua làm việc trong các doanh nghiệp FDI, lực lượng cán bộ, công nhân Việt Nam được đào tạo và đào tạo lại. Đội ngũ này có điều kiện học hỏi, tiếp thu kỹ thuật mới, công nghệ mới, cách thức điều hành, quản lý tiên tiến, tác phong công nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đến nay trên địa bàn thành phố có hơn 23.000 lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI trong tổng số lao động toàn thành phố là 520.400 người. Ngoài ra, có hàng

ngàn lao động gián tiếp thông qua các hoạt động của các tổ chức trong nước cung cấp dịch vụ, nguyên vật liệu phục vụ cho các doanh nghiệp FDI.

Bảng 1.2. Số lượng việc làm được giải quyết trong khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Năm Tổng số lao động FDI (người) Số lao động toàn thành phố (người) Tỷ lệ (%) 2005 19.348 132.974 14,55 2006 20.786 137.486 15,12 2007 23.556 152.554 15,44 2008 28.393 161.872 17,54 2009 31.441 180.589 17,41 2010 35.126 213.682 16,44 2013 23.000 520.400 4,41

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng Thứ tư, các doanh nghiệp FDI cũng đóng góp đáng kể vào ngân sách của Thành phố. Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp FDI, mức đóng góp của lĩnh vực này vào ngân sách thành phố ngày càng tăng, bổ sung nguồn thu quan trọng cho thành phố. Từ năm 2000 đến 2011, thu ngân sách của Thành phố Đà Nẵng từ doanh nghiệp FDI đã tăng từ 135,6 tỷ đồng lên đến 896.9 tỷ đồng, tăng gấp gần 8 lần. Năm 2013 tổng thu ngân sách từ khu vực FDI là 1.129,8 tỷ đồng.

Bảng 1.3. Đóng góp vào thu ngân sách của thành phố của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Năm

Thu ngân sách từ doanh nghiệp FDI

(tỷ đồng)

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 2000 135,6 1.680,3 8.07 2001 133,1 2.118,8 6.28 2002 140 2.517,4 5.56 2003 137,7 3.969,9 3.47 2004 205,8 5.121,6 4.02 2005 225,1 5.515,5 4.08 2006 312,9 6.246,1 5.01 2007 235,5 10.198,2 2.31 2008 492,6 12.509,5 3.94 2009 500,7 14.109,7 3.55 2010 760,4 16.580,8 4.59 2011 896,9 21.318,6 4.21 2012 898 10.910,9 8,23 2013 1.129,8 N/A N/A 9 tháng 2014 1.473,36 N/A N/A

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng và Báo cáo số 95/BC-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng về Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng, ước cả năm 2014 và xây dựng kế hoạch năm 2015 ngày 07 tháng 7 năm 2014.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.1. Môi trƣờng đầu tƣ của thành phố Đà Nẵng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Đà Nẵng có vị trí địa lý chiến lược, dễ dàng tiếp cận với các thị trường trong khu vực và trên thế giới

Nằm ở vị trí trung độ của đất nước, Đà Nẵng là một trong năm thành phố lớn nhất của Việt Nam trực thuộc Trung ương. Đà Nẵng cũng là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước về đường bộ, đường hàng không, đường biển và đường sắt. Đà Nẵng cũng là cửa ngõ phía đông mở ra Thái Bình Dương của tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây nối với Lào, Đông bắc Thái Lan và Myanmar. Ngoài ra, với vị trí nằm trên “Con đường Di sản thế giới” trải dọc bờ biển miền Trung, gần kề với bốn di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới là cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An và động Phong Nha – Kẻ Bàng, từ Đà Nẵng, du khách có thể dễ dàng đi đến các điểm du lịch hấp dẫn khác.

Đà Nẵng được xem là thành phố trung tâm của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, với vai trò là hạt nhân tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tạo động lực phát triển cho cả khu vực.

b. Đà Nẵng có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, được đầu tư đồng bộ, tạo thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động kinh tế, đầu tư, du lịch

Cảng Đà Nẵng:

Cảng Đà Nẵng là cảng container được trang bị hiện đại ở khu vực miền Trung và là một trong những cảng thương mại lớn nhất Việt Nam. Cầu cảng có độ sâu từ -10m đến -17 m và có khả năng tiếp nhận các loại tàu hàng rời có

trọng tải 50.000 DWT, tàu container 3.000TEUs và tàu khách 100.000 GRT. Năng lực bốc xếp hàng hoá ước đạt 7 triệu tấn/năm.

Hiện nay, từ cảng Đà Nẵng có các tuyến tàu biển quốc tế đến Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Châu Âu, Mỹ và các nước trên thế giới. Cảng Đà Nẵng còn là điểm đến lý tưởng cho các tàu du lịch.

Sân bay quốc tế Đà Nẵng:

Sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong ba sân bay quốc tế lớn nhất và hiện đại nhất của Việt Nam. Nhà ga hành khách của sân bay có diện tích sử dụng là 36.600m2, đáp ứng tiêu chuẩn của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế và có thể tiếp nhận được từ 4-6 triệu lượt khách mỗi năm.

Hiện nay, có các chuyến bay quốc tế trực tiếp từ Đà Nẵng đi Singapore, Siemriep (Campuchia), Kuala Lumpur (Malaysia), Incheon, Seoul (Hàn Quốc) và ngược lại, cùng các đường bay thuê chuyến đi Lào, Trung Quốc, Liên Bang Nga.

Khu công nghiệp:

Đà Nẵng hiện có 06 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và các dịch vụ hỗ trợ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện nay, có 380 doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN, trong đó có 294 doanh nghiệp trong nước và 86 doanh nghiệp có vốn FDI.

Ngoài ra, KCN cao Đà Nẵng với diện tích 1.129,76 ha và Khu công nghệ thông tin tập trung với diện tích 341 ha đang được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố. Tính đến tháng 9/2014, KCN cao Đà Nẵng đã thu hút được 02 dự án FDI là dự án Công ty TNHH Tokyo Keiki Precision Technology với tổng vốn đầu tư đạt 40 triệu USD, và

dự án Công ty TNHH Niwa Foundary Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt 21,87 triệu USD4

.

Hạ tầng công nghệ thông tin — truyền thông:

Đà Nẵng là đầu mối viễn thông quan trọng của quốc gia và quốc tế, là một trong ba điểm kết cuối quan trọng nhất của mạng trung kế đường trục quốc gia và điểm kết nối trực tiếp quốc tế. Trạm cáp quang biển quốc tế SEMEWE 3 với tổng dung lượng 10 Gbps kết nối Việt Nam với gần 40 nước ở Châu Á và Châu Âu đặt tại Đà Nẵng. Hạ tầng Công nghệ thông tin truyền thông của Đà Nẵng gồm mạng đô thị thành phố (MAN), trung tâm dữ liệu (Data Centre), hệ thống kết nối không dây (Wifi) trên toàn thành phố, trung tâm đào tạo và nghiên cứu ứng dụng CNTT &TT. Trong 05 năm (2009 – 2013), Đà Nẵng liên tục dẫn đầu cả nước về Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin.

Ngoài ra, Đà Nẵng đang tiến hành tập trung xây dựng hệ thống “Chính quyền điện tử - công dân điện tử và doanh nghiệp điện tử” để đưa Đà Nẵng trở thành “Thành phố điện tử” vào năm 2020.

c. Đà Nẵng có mức tăng trưởng kinh tế ổn định

Tốc độ tăng GDP bình quân của thành phố giai đoạn 2006-2010 đạt 11%, riêng năm 2013 đạt 8,1% tương đối cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của cả nước là 5,43%. Mục tiêu tăng trưởng GDP của thành phố trong 5 năm tới đạt bình quân 13,5-14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế của thành phố cũng đang chuyển dịch theo hướng hiện đại, trong đó, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 59,43%; ngành công nghiệp 28,75%, thủy sản nông lâm là 2,32%) (2013).

Tính đến tháng 11/2014, có 36 quốc gia/vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Đà Nẵng với 305 dự án FDI còn hiệu lực và tổng vốn đăng ký hơn 3,374 tỉ USD;

vốn thực hiện ước đạt 1,63 tỷ USD. Các nhà đầu tư đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào 16/21 ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân. Lĩnh vực đầu tư được nhiều nhà đầu tư quan tâm là kinh doanh bất động sản – du lịch với 25 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1,815 tỷ USD, chiếm 53,79% tổng vốn đầu tư, tiếp đến là công nghiệp chế biến, chế tạo ( 32,91%) và giáo dục và đào tạo (5,09%). Về tổng vốn đầu tư, Singapore hiện là quốc gia đứng đầu tại Đà Nẵng với 722 triệu USD, chiếm hơn 21,4% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là Hàn Quốc (21,04%), và B.V.I (18,59%). Về số dự án FDI, Nhật Bản hiện là quốc gia dẫn đầu với 78 dự án và tổng vốn đầu tư đạt hơn 370 triệu USD5

.

d. Môi trường đầu tư, kinh doanh tại Đà Nẵng thuận lợi cho các doanh nghiệp

Nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân và tạo lập môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, Đà Nẵng đã áp dụng mô hình “một cửa” trong việc giải quyết các thủ tục hành chính ở tất cả các cấp. Các thủ tục hành chính được niêm yết công khai, qui trình thủ tục được đơn giản hóa, minh bạch, thời gian giải quyết được rút ngắn đáng kể. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đầu tư được thực hiện theo cơ chế “một cửa liên thông”, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Các thủ tục thiết lập một dự án đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng được minh bạch và chi tiết hóa từng bước (www.danang.e-regulations.org).

Từ năm 2008 đến nay, Đà Nẵng liên tục được cộng đồng doanh nghiệp trong nước bình chọn thuộc nhóm các địa phương có môi trường kinh doanh tốt nhất Việt Nam. Thành phố dẫn đầu cả nước về Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2012, đứng nhì cả nước về Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2012 và 2013. Ba năm liên tiếp từ 2008 đến

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố đà nẵng (Trang 37)