CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố đà nẵng (Trang 81)

7. Tổng quan các nghiên cứu

3.3.CÁC GIẢI PHÁP

3.3.1. Hoàn thiện xây dựng chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ

Với mục tiêu thống nhất hoạt động xúc tiến đầu tư trong cả nước cũng như khuyến khích các hoạt động xúc tiến đầu tư, ngày 14/01/2014 Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 03/QĐ-TTg về Quy chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư, theo đó hoạt động xúc tiến đầu tư bao gồm 8 nội dung:

-Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư; -Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư;

-Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư;

-Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; -Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư;

-Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư;

-Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư; triển khai dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

-Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư.

Chương trình xúc tiến đầu tư được từng địa phương xây dựng theo từng năm dựa trên hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và sẽ được Bộ tổng hợp thành Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.

Mặc dù chưa xây dựng được chiến lược xúc tiến đầu tư dài hạn nhưng đây là cơ sở quan trọng nhằm hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung và vào thành phố Đà Nẵng nói riêng.

Để đảm bảo những nội dung trên thì cơ quan xúc tiến đầu tư của thành phố Đà Nẵng phải dựa trên các kỹ thuật xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư đã nêu ở trên. Cụ thể:

-Cần phải xác định cụ thể hơn nữa các lợi thế so sánh của Đà Nẵng so với các địa phương trong và ngoài nước thông qua phân tích SWOT để tăng tính thuyết phục đối với nhà đầu tư trong quá trình tìm hiểu và quyết định đầu tư.

-Đa dạng hóa các phương thức xúc tiến đầu tư, đối với từng đối tượng xúc tiến đầu tư cần xác định cụ thể phương thức tiếp cận đồng thời đánh giá kinh phí đầu tư đối với từng hoạt động xúc tiến cụ thể.

-Để bảo đảm tính liên tục và nhất quán trong hoạt động xúc tiến đầu tư tập trung vào các đối tác trọng điểm, các lĩnh vực và các dự án đang được thành phố chú trọng kêu gọi đầu tư, hằng năm cho đến năm phải xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài cụ thể theo hướng dẫn của Bộ.

-Cơ quan xúc tiến đầu tư cần phát huy vai trò đầu mối nhằm thống nhất hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố, tránh tình trạng dàn trải, không có trọng tâm, trọng điểm.

3.3.2. Cải thiện huy động nguồn lực cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ

a. Về nguồn nhân lực

Cải thiện nguồn nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư cũng là vấn đề không thể bỏ qua. Một chính sách và khuôn khổ pháp lý rõ ràng cùng với chiến lược xúc tiến bài bản tự chúng không thể đảm bảo kết quả hoạt động thực tế. Quá trình XTĐT muốn thành công cần có được những nhân viên nắm bắt tốt những nhiệm vụ liên quan và có đầy đủ nhiệt tình, kinh nghiệm cũng như kỹ năng cần thiết. Các chương trình đào tạo cần nhắm vào những nhu cầu cụ thể từng nhóm nhân sự và cung cấp cho đội ngũ nhân viên những kỹ năng và kiến thức thiết thực giúp họ hoàn thành nhiệm vụ. Do vậy, cần:

-Tạo ra một văn hóa làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, có trách nhiệm ở các cơ quan quản lý Nhà nước. Khi đến đầu tư ở Việt Nam, các nhà đầu tư sẽ tiếp xúc và làm việc thường xuyên, lâu dài với các cơ quan Nhà nước. Do đó, uy tín và chất lượng làm việc của các cơ quan Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin và hình ảnh của Đà Nẵng trong mắt các nhà đầu tư. Các cơ quan Nhà nước cần có các giải pháp từng bước nâng cao chất

lượng làm việc, có các hình thức thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị làm việc nhận được phản hồi tốt từ nhà đầu tư.

-Xây dựng và ban hành các chính sách về tuyển dụng lao động. Ưu tiên các đối tượng lao động có khả năng tốt về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn, v.v… và các đối tượng có kinh nghiệm học tập, làm việc ở các quốc gia được xác định là đối tác chiến lược của thành phố.

-Đào tạo, bồi dưỡng lao động theo hướng vừa nâng cao kĩ năng, tay nghề, kỷ luật lao động, thái độ làm việc chuyên nghiệp, vừa nâng cao hiểu biết của người lao động về văn hóa và phong cách làm việc với các đối tác nước ngoài.

-Ban hành và thực hiện chế độ đãi ngộ về vật chất và động viên tinh thần cho người lao động.

-Việc đào tạo công chức và phân bổ công chức sau khi được đào tạo ở nước ngoài theo các chương trình cần được xem xét lại, lựa chọn các ngành học phù hợp với nhu cầu địa phương và phân bổ công chức được đào tạo phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

b. Về nguồn tài chính

Tăng cường nguồn tài chính giành cho hoạt động XTĐT. Do hoạt động XTĐT là hoạt động vì mục tiêu lợi ích cộng đồng nên nguồn tài chính nên lấy từ nguồn ngân sách quốc gia và có thể lấy từ nguồn tài trợ từ khu vực tư nhân hay các khoản phí dịch vụ thu trước của NĐT

3.3.3. Cải thiện các hoạt động xúc tiến đầu tƣ

-Thu hút được nhà đầu tư đến với thành phố là một bài toán khó, giữ chân nhà đầu tư ở lại, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố là một vấn đề khó hơn. Đà Nẵng cần phải giữ vững và duy trì hình ảnh thương hiệu mà mình đã tạo ra trong cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài.

-Xây dựng một cơ sở dữ liệu chung về các thông tin về các hoạt động dịch vụ, chính sách, cơ hội đầu tư vào thành phố. Việc xây dựng một cổng thông tin điện tử chung và lựa chọn hình thức quảng cáo trực tuyến, thông qua mạng internet để quảng bá hình ảnh của thành phố đến các nhà đầu tư nước ngoài là giải pháp tiết kiệm hơn so với việc in sách và tờ rơi truyền thống. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu thông tin về Thành phố Đà Nẵng thông qua website trực tuyến hơn so với các hình thức khác.

-Xúc tiến các chiến dịch quảng cáo có trọng tâm: Tổ chức các chiến dịch quảng cáo có quy mô và ảnh hưởng lớn đến với các đối tác trọng điểm được thành phố lựa chọn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Tận dụng các cơ quan, tổ chức hỗ trợ hợp tác quốc tế: Hiện nay, hầu hết các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ… đều có các cơ quan hợp tác quốc tế, các tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ việc hợp tác đầu tư với các quốc gia khác trên thế giới. Cần thiết lập quan hệ với các cơ quan, tổ chức trên và tận dụng tầm ảnh hưởng của họ trong việc giúp đỡ giới thiệu Đà Nẵng đến với các đối tác nước ngoài.

-Mở các văn phòng đại diện của Đà Nẵng ở các nước khác. Hiện nay, Đà Nẵng thiết lập quan hệ và có văn phòng đại diện của thành phố tại Nhật Bản, v.v… Các văn phòng đại diện vừa là cầu nối giữa thành phố với các nhà đầu tư chiến lược, vừa là kênh thông tin chính thức cung cấp thông tin về thành phố và tiếp nhận thông tin về các cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài. Hiện nay, Đà Nẵng xác định các đối tác chiến lược của mình là Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ v.v…, cần xúc tiến các kế hoạch cụ thể để thành lập văn phòng đại diện của mình với các thành phố, khu vực có tiềm năng hợp tác cao ở các quốc gia nói trên. Thông qua các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện kinh tế, ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để tiếp cận và thiết lập quan hệ với các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới;

-Tích cực khuyến khích, tạo điều kiện cho các công ty, nhóm doanh nghiệp ở Đà Nẵng quảng bá hình ảnh của mình. Điều này vừa có lợi cho các doanh nghiệp, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tìm kiếm đối tác mới, mở rộng quan hệ kinh doanh, vừa giúp tiết kiệm nguồn ngân sách của thành phố. Thông qua các hoạt động quảng bá của mình, các doanh nghiệp cũng góp phần đưa hình ảnh của thành phố Đà Nẵng đến với các đối tác chiến lược và tiếng nói của các doanh nghiệp cũng có trọng lượng và sức thuyết phục đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, các hoạt động kinh doanh tích cực, hiệu quả cao của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng là bằng chứng thuyết phục nhất để tạo dựng niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Đà Nẵng.

-Tổ chức hội thảo, sự kiện mang quy mô lớn. Hiện nay, phần nhiều các hội thảo, sự kiện quốc tế quan trọng vẫn chỉ diễn ra ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. Đà Nẵng nên chủ động thu hút các hội nghị, hội thảo lớn trong và ngoài nước đến với thành phố.

-Phát triển các thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu điểm đến nổi bật để từng bước tạo dựng hình ảnh, thương hiệu cho Đà Nẵng. Các thương hiệu du lịch nổi tiếng của thành phố như Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, các bãi biển đẹp; các ngành công nghiệp mà thành phố đã có lợi thế so sánh hoặc đang muốn tạo ra lợi thế so sánh như công nghệ thông tin, phát triển phần mềm, chế biến hải sản, các đặc sản của thành phố, v.v… Hợp tác với các tổ chức quốc tế có kinh nghiệm trong việc xây dựng thương hiệu địa phương ở các nước như Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan… để xây dựng thành công thương hiệu cho thành phố.

-Cần dành ngân sách lớn hơn để tiến hành việc quảng bá cho Đà Nẵng trên phạm vi quốc tế và khu vực, trong đó có việc hợp tác với các tổ chức nước ngoài có kinh nghiệm trong việc quảng bá và xây dựng thương hiệu

thành phố như Hàn Quốc Singapore và Thái Lan.

-Nâng cao hiệu quả sử dụng trang thông tin điện tử của cơ quan xúc tiến đầu tư thông qua kết nối sâu rộng với các trang thông tin của các cơ quan đại diện các nước, các công ty tư vấn đầu tư, tư vấn luật có uy tín…

3.3.4. Hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ

a. Thực hiện tốt bộ chỉ số PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được xây dựng từ năm 2005 để đo lường và đánh giá công tác quản lý, điều hành kinh tế của chính quyền 63 tỉnh thành phố ở Việt Nam dựa trên cảm nhận và sự hài lòng của khu vực kinh tế tư nhân đối với môi trường đầu tư và kinh doanh tại địa phương. Bên cạnh đó, PCI còn được xem là kênh thông tin tốt, giúp lãnh đạo địa phương định hướng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút đầu tư. Do vậy, việc thực hiện tốt bộ chỉ số PCI được xem là một trong những giải pháp căn cơ để cải thiện môi trường đầu tư của thành phố.

Bộ chỉ số PCI 2013 gồm 10 chỉ số thành phần: (1) Chi phí gia nhập thị trường

(2) Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất (3) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

(4) Chi phí thời gian để thực hiện các quy định Nhà nước (5) Chi phí không chính thức

(6) Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh (7) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

(8) Chất lượng đào tạo lao động (9) Thiết chế pháp lý

Năm 2013, Đà Nẵng trở lại vị trí dẫn đầu sau 2 năm liên tục bị giảm hạn. Đứng ở vị trí đầu tiên chứng tỏ môi trường đầu tư của Đà Nẵng có những cải thiện rõ rệt, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, những nút thắt cần phải tháo gỡ để minh bạch hơn nữa môi trường đầu tư của thành phố. Trong đó các chỉ số về chi phí gia nhập thị trường, tính minh bạch và tiếp cận thông tin và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp là những chỉ số cần được quan tâm cải thiện.

Để thực hiện tốt bộ chỉ số PCI trong thời gian tới, Đà Nẵng cần:

- Tiếp tục cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký mẫu dấu và thời gian cấp các loại giấy phép con, thời gian giao đất, cấp GCNQSDĐ cho nhà đầu tư.

- Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng CNTT trong đăng ký kinh doanh, kê khai và nộp thuế, tìm hiểu các quy định của Nhà nước trên Cổng thông tin điện tử, website các sở ngành…

- Công khai các chính sách hỗ trợ vay vốn và hỗ trợ doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển của thành phố.

- Khuyến khích và tạo điều kiện khu vực tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ hỗ trợ DN như: tư vấn thông tin pháp luật, tư vấn đầu tư kinh doanh, tư vấn công nghệ, xúc tiến thương mại, tuyển dụng và giới thiệu việc làm…

- Tạo sự bình đẳng trong việc tham gia cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công cũng như tiếp cận, sử dụng các nguồn lực kinh tế giữa các DN.

- Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cập nhật kịp thời thông tin văn bản mới trên Cổng thông tin điện tử thành phố, các website chuyên ngành.

- Định kỳ tổ chức các buổi gặp mặt, đối thoại với DN nhằm hỗ trợ các DN giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

- Tăng cường vai trò cầu nối giữa NN và DN của các hội, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn. Đồng thời, nâng cao năng lực hoạt động của

các hiệp hội, huy động hiệp hội đóng góp sáng kiến, hiến kế phù hợp liên quan đến các cơ chế, chính sách để hỗ trợ DN phát triển.

b. Đẩy mạnh cải cách hành chính

- Phân cấp quản lý đầu tư cho các địa phương đã tạo ra tính chủ động trong quá trình thu hút, cấp phép đầu tư và quan trọng hơn là giảm thiểu đầu mối trong xét duyệt dự án cấp phép đầu tư, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian từ đó tạo được sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư. Để làm đúng với tinh thần này, bản thân địa phương phải có những biện pháp để khắc phục, cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng hơn. Trong thời gian qua, thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” đã được các Sở, ngành tại thành phố Đà Nẵng áp dụng trong việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, công tác thẩm định xét duyệt dự án trong thời gian qua chưa thực hiện đúng thời hạn quy định, và chất lượng thẩm định dự án còn thấp, các ý kiến thẩm định mang tính chung chung, gây khó khăn cho cơ quan tổng hợp tham mưu. Do vậy, bên cạnh việc ban hành Đề án thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” thì cần phải ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan từ khâu giới thiệu đất đai, địa

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố đà nẵng (Trang 81)