Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố đà nẵng (Trang 32)

7. Tổng quan các nghiên cứu

1.3.2.Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

Để xác định trọng tâm công tác xúc tiến đầu tư cần dựa trên nhu cầu của quá trình phát triển. Mà những nhu cầu này được cụ thể hoá thành các mục tiêu phát triển hoạch định trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mục tiêu phát triển quốc gia thay đổi thì mục tiêu xúc tiến đầu tư thay đổi. Ví dụ nếu chính phủ mong muốn tăng xuất khẩu lên 20% trong 3 năm, như thế có thể thấy rõ là thu hút đầu tư hướng đến xuất khẩu sẽ đóng góp trực tiếp cho mục tiêu này.Vậy mục tiêu mở rộng xuất khẩu của quốc gia sẽ là mục tiêu của chiến lược xúc tiến đầu tư. Việc xác định mục tiêu như vậy ảnh hưởng đến các ngành hướng tới, các nguồn địa lý của các ngành đó, và cách giới thiệu về đất nước. Tóm lại, dù mục tiêu phát triển của quốc gia là gì,

chúng cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư.

1.3.3. Xu hƣớng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên thế giới

Xu hướng FDI trên thế giới kết hợp với những điểm mạnh điểm yếu của quốc gia dưới góc độ là một địa điểm đầu tư cho phép xác định các ngành có khả năng thu hút đầu tư. Hay nói cách khác xu hướng FDI thay đổi có thể ảnh hưởng đến trọng tâm xúc tiến đầu tư. Do vậy, công tác xúc tiến đầu tư cần nắm được xu hướng FDI của thế giới và khu vực, cũng như bất cứ sự kiện nào có thể ảnh hưởng đến các xu hướng này trong tương lai.

1.4. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƢỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO ĐÀ NẴNG

1.4.1. Kinh nghiệm của các nƣớc

a. Kinh nghiệm của Thái Lan

Mô hình phát triển quốc gia của Thái Lan được xác định bằng 4 lĩnh vực nền tảng từ thấp lên cao: (1) phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, sản phẩm có giá trị gia tăng cao; (2) phát triển công nghiệp nhẹ, gia công cho nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài; (3) đầu tư công nghiệp nặng như xe hơi, lọc hóa dầu và gia tăng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tại các xưởng sản xuất để tạo ra những sản phẩm tầm cỡ quốc tế; (4) phát triển kinh tế tri thức và kinh tế dịch vụ.

Ngay từ giai đoạn 1959 - 1971, Thái Lan đã thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế thay thế hàng nhập khẩu. Quốc gia này đã có chủ trương giảm dần đầu tư từ Chính phủ, khuyến khích đầu tư tư nhân. Theo đó, năm 1959, Thái Lan đã thành lập Bộ Đầu tư và đến năm 1960 đã ban hành Đạo luật Đầu tư.

Giai đoạn 1972 - 1996, Bộ Đầu tư Thái Lan đã ban hành chính sách thu hút các chuyên gia, lao động chất lượng cao từ bên ngoài với những ưu đãi về đất, việc làm để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu.

Từ năm 2005, chính sách thu hút FDI của Thái Lan có sự biến chuyển theo hướng đầu tư chọn lọc với chính sách ưu tiên nhà đầu tư trong nước, hỗ trợ phát triển các loại hình dịch vụ phi sản xuất và các loại hình dịch vụ tài chính. Thống kê cho thấy, FDI vào Thái Lan đầu tư nhiều nhất là lĩnh vực công nghiệp, sau đó là thương mại, bất động sản, xây dựng… Thái Lan đặt mục tiêu xây dựng một số cơ sở mũi nhọn và trung tâm để từ đó thu hút các cơ sở đầu tư ngoại vi và phụ trợ.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Thái Lan đã đề ra nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, trong đó quan trọng nhất là chính sách thuế. Việc ưu đãi đầu tư được phân thành 2 nhóm: nhóm A (các lĩnh vực được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp gồm các dự án có tầm quan trọng lớn đối với quốc gia, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường và góp phần trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Thái Lan trong chuỗi cung ứng toàn cầu) và nhóm B (các lĩnh vực không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng có thể được hưởng các ưu đãi khác do địa phương hỗ trợ). Các dự án thuộc nhóm A được miễn thuế từ 3 đến 8 năm, còn các dự án thuộc nhóm B được hưởng các ưu đãi ngoài thuế như quyền được sở hữu đất hay được hỗ trợ cấp visa hay giấy phép lao động cho lao động nước ngoài. Trong một số trường hợp, những dự án quan trọng còn có thể được miễn thuế xuất nhập khẩu. Chính phủ nước này cũng từng bước chuyển từ ưu đãi thuế đơn thuần sang ưu đãi trọn gói, bao gồm cả thuế, lao động, thủ tục cấp phép trong thời gian nhanh nhất, cung ứng lao động và cơ sở hạ tầng cho nhà đầu tư và quan trọng nhất là đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, chính phủ Thái Lan đã có những chính sách nhằm giảm thiểu chi phí đầu vào như nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất chi phí lưu thông hàng hoá, nới lỏng chính sách thuế thu nhập của người nước ngoài.

Một đặc điểm nữa trong chính sách phục vụ thu hút FDI của Thái Lan đó là Chính phủ rất chú ý phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Thái Lan đã thành lập ủy ban hỗ trợ và cùng với các tổ chức chuyên môn tập trung phát triển, xây dựng, hình thành những mối liên kết công nghiệp hỗ trợ trong nước. Hiện Thái Lan có hơn 19 ngành công nghiệp phụ trợ ở ba cấp: Lắp ráp, cung cấp thiết bị – phụ tùng – linh kiện và dịch vụ. Một ví dụ điển hình về sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ ở Thái Lan đó là trong lĩnh vực sản xuất ôtô. Từ chỗ từng bước nội địa hóa phụ tùng, đến nay Thái Lan đã xuất khẩu cả ôtô với linh kiện – phụ tùng được sản xuất tại chỗ. Mặc dù chỉ có 15 nhà máy lắp ráp, nhưng Thái Lan có đến 1.800 nhà cung ứng. Chính phủ Thái Lan từ chỗ quyết định về tỷ lệ nội địa hóa (năm 1996): 40% đối với xe tải nhỏ, 54% đối với xe tải khác, đã tiến đến yêu cầu động cơ diesel phải được sản xuất trong nước. Thái Lan cũng có chính sách buộc các nhà đầu tư nước ngoài đã ổn định trong sản xuất, kinh doanh phải thay đổi chiến lược, để tuân thủ tỷ lệ nội địa hóa do chính phủ quy định. Điều này đã kéo theo những dự án đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất ngay tại chỗ, mà còn kéo theo các công ty, tập đoàn lớn từ chính các nước đầu tư sang mở thêm các cơ sở công nghiệp phụ trợ tại Thái Lan.

b. Kinh nghiệm của Singapore

Xác định lĩnh vực ưu tiên phát triển phù hợp với lợi thế của đất nước, tạo lập một môi trường vĩ mô ổn định và chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài là những kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore mà Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng.

Thứ nhất, Singapore lựa chọn các ngành sản xuất máy vi tính, điện tử, hàng bán dân dụng, công nghiệp lọc dầu và kỹ thuật khai thác mỏ, xây dựng, giáo dục đào tạo, y tế…là những lĩnh vực ưu tiên cần phát triển dựa trên ưu

thế về địa lý cũng như khắc phục sự thiếu hụt về tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với trình độ phát triển cao của nền kinh tế.

Thứ hai, Chính phủ Singapore đã thực hiện một loạt các chính sách nhằm tạo lập một môi trường kinh doanh ổn định, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài như công khai khẳng định không quốc hữu hoá các doanh nghiệp nước ngoài; chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho hoạt động sản xuất; thủ tục cấp giấy phép đơn giản, thuận tiện, có những dự án xin cấp giấy phép rồi đi vào sản xuất chỉ trong vòng vài tháng, có những dự án chỉ trong vòng 49 ngày đã có thể đi vào sản xuất; xây dựng hệ thống pháp luật của hoàn thiện, nghiêm minh, công bằng và hiệu quả.

Thứ ba, Chính phủ Singapore đã ban hành những chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Singapore như: nhà đầu tư nước ngoài được tự do chuyển lợi nhuận về nước; có quyền cư trú nhập cảnh; Nhà đầu tư và gia đình họ được hưởng quyền công dân Singapore nếu có số vốn ký thác từ 250.000 Đô la Singapore trở lên và có dự án đầu tư tại Singapore.

c. Kinh nghiệm của Malaysia

Malaysia được nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất cao về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và các chính sách tài chính ưu đãi dành cho đầu tư nước ngoài. Malaysia rất coi trọng đầu tư cho giáo dục và phát triển kỹ năng người lao động. Nước này thực hiện trang bi miễn phí máy tính cho mỗi lớp học, miễn phí dạy tin học cho mọi đối tượng,…, dành nhiều ngân sách cho hoạt động R&D - lĩnh vực có đóng góp đáng kể đối với quá trình phát triển nguồn nhân lực trong dài hạn của đất nước, đặc biệt khuyến khích hoạt động chuyển giao công nghệ thông qua hình thức FDI để tiếp thu được công nghệ mới từ các nhà ĐTNN.

Ngoài ra, công tác xúc tiến đầu tư không ngừng được đổi mới và hết sức chú trọng. Ở Malaysia, hoạt động xúc tiến đầu tư được làm thường xuyên dưới

nhiều hình thức rất đa dạng, phong phú và được thực hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau. Cơ quan chuyên trách quản lý hoạt động xúc tiến đầu tư là MIDA, hoạt động xúc tiến đầu tư được tiến hành đa dạng nhưng vẫn được quản lý thống nhất nên tránh được tình trạng xúc tiến đầu tư tràn lan, không có mục tiêu rõ ràng hay chồng chéo giữa các tổ chức tham gia vận động đầu tư.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Đà Nẵng

Từ những kinh nghiệm quý trong hoạt động xúc tiến đầu tư nêu trên của các nước có một số nét tương đồng, Đà Nẵng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, xây dựng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh. Tích cực cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ cho nhà đầu tư hiện hữu tạo lập môi trường đầu tư thân thiện, minh bạch.

Hai là, công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch để xây dựng kế hoạch đầu tư. Tăng cường gắn kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo hướng ưu tiên quỹ đất để thực hiện dự án có trong quy hoạch đã được phê duyệt.

Ba là, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; lựa chọn các dự án tiềm năng hấp dẫn, có tính khả thi cao theo các lĩnh vực ưu tiên để đưa vào danh mục dự án đối tác công - tư (PPP), bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tư đối ứng cho các dự án PPP kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, có chính sách ưu đãi đủ sức hấp dẫn đối với một số dự án hạ tầng kinh tế - xã hội có quy mô lớn, có tính lan tỏa cao và tác động tích cực đến sự phát triển chung của đất nước.

Bốn là, tăng cường và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Hoàn thiện các quy định của pháp luật để tăng cường quản lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho lao động

nước ngoài tại Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, cũng cần tính đến các trường hợp đặc thù và đảm bảo quản lý hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm là, tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ sử dụng công nghệ cao và tăng cường liên kết trong quá trình phát triển công nghiệp phụ trợ để nâng cao vị thế cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư, cải thiện cơ cấu đầu tư cũng như tạo bộ đệm của nền kinh tế giúp hấp thụ và vận hành các nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả hơn.

1.5. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Nguồn vốn FDI đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của cả nước nói chung và của Đà Nẵng nói riêng, cụ thể là:

Thứ nhất, FDI đã có đóng góp tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Đà Nẵng, chuyển dịch từ công nghiệp - thương mại dịch vụ - nông nghiệp sang thương mại, du lịch, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Trong giai đoạn từ 1989-1996, nguồn vốn FDI tại Đà Nẵng tập trung vào các dự án khai thác tài nguyên, sử dụng nguồn nhân công giá rẻ tại địa phương. Sau đó, thực hiện chủ trương lấy ngành công nghiệp làm nền tảng để phát triển kinh tế xã hội, Đà Nẵng tập trung phát triển các khu công nghiệp để thu hút các dự án và từng bước đưa các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm rải rác trên địa bàn thành phố di chuyển vào các khu công nghiệp để tập trung xử lý về môi trường. Đến cuối năm 2007, Đà Nẵng có 121 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là: 1,75 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chiếm trên 60% về vốn đăng ký. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, vốn đầu tư FDI tại Đà Nẵng có sự chuyển dịch và tập trung vào các ngành dịch vụ, thương mại. Trong cơ cấu vốn đầu tư FDI của Thành phố Đà Nẵng hiện nay, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ đạt 2,1 tỷ USD, chiếm 68% tổng vốn đầu tư, tiếp theo

là ngành công nghiệp, chiếm 30,86% tổng số vốn và ngành nông lâm thủy sản chỉ chiếm 0.45% tổng vốn FDI3.

Thứ hai, FDI giúp đẩy mạnh chiến lược xuất khẩu vì trong hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp FDI có nhiều lợi thế và điểm mạnh nhất định. Trước hết, doanh nghiệp FDI có thế mạnh về thị trường nhờ dựa vào công ty mẹ ở nước ngoài. Nhờ vậy, các doanh nghiệp FDI có điều kiện vươn ra thị trường nước ngoài nhờ các mối quan hệ truyền thống của mình trong khi các doanh nghiệp mới chưa có uy tín, chưa có thị trường. Các doanh nghiệp FDI đã có nhiều đóng góp vào giá trị xuất khẩu của toàn thành phố, kim ngạch xuất khẩu tăng cao và tương đối ổn định. Tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng giá trị xuất khẩu chung của thành phố ngày càng tăng. Trong hai năm 2010 và 2011 tỷ trọng xuất khẩu của khối FDI chiếm hơn 50% so với giá trị xuất khẩu của toàn thành phố. Riêng năm 2012 khối doanh nghiệp FDI chiếm 49,84% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố. Mặt hàng chủ yếu: gồm Giày xuất khẩu, hàng dệt may xuất khẩu, đồ chơi trẻ em, dăm gỗ xuất khẩu, hàng hải sản xuất khẩu, giỏ lưới, đèn cầy, găng tay và sản phẩm bảo hộ lao động, bia, nước giải khát, hàng dệt kim, hàng điện tử, thiết bị điện, máy biến thế, đệm tự phân giải vi sinh, quần áo veston, v.v...

Bảng 1.1. Đóng góp của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng giá trị xuất khẩu của cả thành phố

Năm Giá trị Xuất khẩu FDI (1000 USD)

Giá trị Xuất khẩu thành

phố (1000 USD) Tỷ lệ (%) 2000 59.410 235.326 25,25 2001 76.335 266.520 28,64 2002 78.401 249.030 31,48 2003 80.520 260.824 30,87 2004 95.208 309.243 30,79 2005 94.652 348.575 27,15 2006 110.841 377.372 29,37 2007 142.064 469.582 30,25 2008 169.944 575.287 29,54 2009 196.199 509.125 38,54 2010 338.570 633.685 53,43 2011 418.314 770.862 54,27 2012 443.000 888.800 49,84

Nguồn: Niên giám thống kê và Chỉ tiêu Kế hoạch Nhà nước năm 2013 của thành phố Đà Nẵng Thứ ba, các doanh nghiệp FDI hiện đã và đang góp phần tích cực giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho lực lượng lao động. Thông qua làm việc trong các doanh nghiệp FDI, lực lượng cán bộ, công nhân Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố đà nẵng (Trang 32)