Phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược DANAPHA (Trang 36 - 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt

Để có thể xem xét đánh giá một cách chính xác nhất hiệu quả kinh doanh cá biệt, ngƣời ta xây dựng các chỉ tiêu chi tiết cho từng yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở so sánh từng loại phƣơng tiện từng nguồn lực với từng loại phƣơng tiện khác nhau thƣờng đƣợc sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau nhƣ hiệu suất, hiệu năng, tỷ suất,…

a. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản

Hiệu suất sử dụng tài sản đƣợc thể hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả đạt đƣợc trên tài sản của doanh nghiệp. Kêt quả của doanh nghiệp có thể đƣợc biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu nhƣ: giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, doanh thu và thu nhập khác.

Hiệu suất sử dụng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản đầu tƣ tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Giá trị của chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn.

Chỉ tiêu này phụ thuộc vào từng ngành nghề, từng lĩnh vực kinh doanh, phụ thuộc vào trình độ, khả năng quản lý và cách thức tổ chức sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Doanh thu thuần theo công thức trên bao gồm doanh thu của 3 hoạt động: doanh thu thuần sản xuất kinh doanh, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Vì trên thực tế tài sản của doanh nghiệp không những đƣợc sử dụng cho hoạt động kinh doanh mà còn đƣợc sử dụng cho các hoạt động khác.Tổng tài sản tính trong công thức trên bao gồm cả TSCĐ và TSLĐ. Giá trị này phải lấy số liệu bình quân, có thể là bình quân đầu kỳ và cuối kỳ nếu sự biến động về tình hình tài sản là không lớn. Nếu trong kỳ doanh nghiệp có sự biến động liên tục về tài sản thì để đảm bảo tính chính xác ta nên lấy giá trị trung bình của các tháng hoặc các quý trong năm.

b. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Muốn tiến hành hoạt động kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải trang bị, sử dụng tài sản cố định trong cơ cấu tài sản của mình. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng tài sản cố định cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ quản lí và cách thức sử dụng nó. Ngoài ra hiệu suất sử dụng tài sản cố định còn phụ thuộc vào ngành nghề của doanh nghiệp. Công thức tính hiệu suất tài sản cố định nhƣ sau:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh Nguyên giá TSCĐ bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Trị giá này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại. Tuy nhiên hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào từng thời kỳ sử dụng của doanh nghiệp.

Cụ thể trong giai đoạn mới mua máy móc thiết bị thì hiệu suất sử dụng TSCĐ thƣờng cao hơn so với giai đoạn sử dụng sau, vì trong khoảng thời gian này máy móc hoạt động còn tốt, ít hƣ hỏng, sản phẩm làm ra đạt chất lƣợng tốt nên khả năng tiêu thụ dễ dàng hơn, làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp cao hơn.

c. Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động

Vốn lƣu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lƣu động. Ở đây ta xét hiệu suất sử dụng tài sản lƣu động chính là xét hiệu suất sử dụng vốn lƣu động trong doanh nghiệp.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lƣu động vận động không ngừng, thƣờng xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ – sản xuất – tiêu thụ). Nó là bộ phận vốn có tốc độ luân chuyển nhanh hơn so với TSCĐ. Việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lƣu động có ý nghĩa không chỉ tiết kiệm vốn mà còn nâng cao khả năng sinh ra tiền, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông qua đó sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Để xác định tốc độ luân chuyển vốn lƣu động ngƣời ta thƣờng sử dụng các chỉ tiêu sau:

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động hay còn gọi là số vòng quay vốn lưu động

Số vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần VLĐ bình quân

Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng VLĐ bỏ ra thì đảm nhiệm bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Số vòng quay VLĐ càng lớn chứng tỏ VLĐ quay càng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn lƣu động càng cao và ngƣợc lại.

Việc phân tích chỉ tiêu này còn giúp doanh nghiệp có thể đánh giá đƣợc số VLĐ mà doanh nghiệp sử dụng là lãng phí hay tiết kiệm để từ đó doanh nghiệp đƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng VLĐ.

Số ngày một vòng quay vốn lưu động

Số ngày một vòng quay VLĐ = VLĐ bình quân x 360 Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để VLĐ quay đƣợc một vòng. Số ngày một vòng quay VLĐ càng lớn thì càng không tốt vì số ngày một vòng quay VLĐ chính là khả năng chuyển hoá thành tiền của VLĐ. Nếu giá trị này càng lớn chứng tỏ khả năng chuyển hoá thành tiền của VLĐ càng lâu, VLĐ của doanh nghiệp sử dụng bị lãng phí, không mang lại hiệu quả.

Trong TSLĐ thì giá trị khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỉ trọng đáng kể. Do đó khả năng chuyển hoá thành tiền của VLĐ nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào khả năng chuyển hoá thành tiền của hai khoản mục trên. Vì vậy khi phân tích tốc độ luân chuyển VLĐ thì cần phân tích thêm tốc độ luân chuyển hàng tồn kho và khoản phải thu để có những nhận xét, đánh giá và đƣa ra đƣợc các giải pháp hợp lý, có cơ sở.

Vòng quay khoản phải thu: phản ánh tốc độ chuyển hoá thành tiền của các khoản phải thu và đƣợc xác định qua công thức sau:

Số vòng quay khoản phải thu = DTT bán chịu + VAT đầu ra tƣơng ứng Khoản phải thu bình quân

Số vòng quay của khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển hoá thành tiền của các khoản phải thu. Giá trị của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thu hồi tiền từ các khoản phải thu càng nhanh. Chỉ tiêu này cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Nếu số vòng quay

Số ngày 1 vòng quay khoản phải thu = Số ngày trong kỳ

thấp thì hiệu suất sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều và ngƣợc lại khi số vòng quay cao thì đƣợc đánh giá là sử dụng có hiệu quả nhƣng khi số vòng quay quá lớn thì sẽ giảm sức cạnh tranh và có thể dẫn đến giảm doanh thu.

Hiệu suất sử dụng hàng tồn kho

Số vòng quay của hàng tồn kho phản ánh khả năng luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp. Giá trị của chỉ tiêu này càng cao thì đƣợc đánh giá là tốt vì lúc này khả năng chuyển hoá thành tiền của hàng tồn kho là cao. Khi phân tích chỉ tiêu này cần quan tâm đến đặc điểm mặt hàng kinh doanh và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

d. Các chỉ số thanh khoản.

Tỉ số thanh khoản là tỉ số đo lƣờng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Bao gồm: tỉ số thanh toán hiện thời và tỉ số thanh toán nhanh

Tỉ số thanh toán hiện thời: đƣợc xác định từ bảng cân đối tài sản

bằng cách lấy giá trị tài sản ngắn hạn chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả. Tỉ số thanh toán hiện thời cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán.

Cách tính:

Tỉ số thanh toán hiện thời = Giá trị tài sản ngắn hạn Giá trị nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn bao gồm: vốn bằng tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản thanh toán nhƣ phải thu, các khoản tạm ứng,… các khoản

Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Số ngày 1 vòng quay HTK = Số ngày trong kì

hàng tồn kho nhƣ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm.

Tỉ số thanh toán nhanh: cho biết khả năng thanh toán thực sự của

doanh nghiệp và đƣợc tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng có thể đƣợc gọi là “ tài sản có tính thanh khoản” bao gồm tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho vì hàng tồn kho khó có thể chuyển hóa ngay thành tiền và giá trị thì có thể bị sụt giảm.

Cách tính:

Tỉ số thanh toán nhanh = Giá trị tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Giá trị nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược DANAPHA (Trang 36 - 41)