6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh của từng nguồn lực, doanh nghiệp cũng cần phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp chính à khả năng sử dụng tổng hợp các nguồn lực để tạp ra kết quả trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Để có thể nhận định một cách tổng quát và xem xét hiệu quả kinh doanh tổng hợp ngƣời ta thƣờng dựa vào các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp và phân tích khả năng sinh lời tài sản.
a. Khả năng sinh lời từ doanh thu
Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kết quả của doanh nghiệp, một bên là lợi nhuận, một bên là khối lƣợng cung cấp cho xã hội. Khi sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính thì chỉ tiêu này đƣợc xác định nhƣ sau:
Tỷ suất LN/DT = Lợi nhuận x 100%
DTT + DT tài chính + Thu nhập khác
Lợi nhuận trong công thức trên có thể là lợi nhuận trƣớc thuế, lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay. Tuy nhiên tỷ suất thuế thu nhập
doanh nghiệp đƣợc thay đổi do sự điểu chỉnh của Nhà nƣớc, nên ở các thời kỳ khác nhau có thể tỉ suất thuế không giống nhau; để phản ánh đúng khả năng sinh lời thì nên dùng lợi nhuận trƣớc thuế. Bên cạnh đó, lợi nhuận trong công thức trên cũng là lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động khác. Mà sức sinh lợi của mỗi hoạt động là khác nhau do đó việc tính toán trên không nhận thấy đƣợc hoạt động sinh lời chính của doanh nghiệp là sản xuất kinh doanh. Vì vậy, cần phải tính riêng khả năng sinh lời cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế hay lợi nhuận trƣớc thuế chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Trị giá của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả của doanh nghiệp càng lớn, đồng thời còn cho biết ngành hàng có tỉ suất lợi nhuận cao và chỉ rõ năng lực của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận và năng lực canh tranh.
Khi đánh giá chỉ tiêu này cần xem xét đến đặc điểm ngành nghề kinh doanh, chiến lƣợc hoạt động và cả chính sách định giá của doanh nghiệp.
Việc so sánh chỉ số này với trung bình ngành hoặc với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành sẽ cho thấy đƣợc hiệu quả, năng lực cạnh tranh và độ hấp dẫn của doanh nghiệp này so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Còn nếu so sánh chỉ số này giữa các ngành khác nhau thì nó sẽ chỉ ra đƣợc ngành hàng kinh doanh nào có tỉ suất lợi nhuận cao, điều này rất có ích cho nhà đầu tƣ trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tƣ.
Khi đánh giá tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu cần xem xét đến đặc điểm ngành nghề kinh doanh, trình độ quản lí chi phí, chính sách khấu hao TSCĐ trong kỳ, chiến lƣợc hoạt động và chính sách định giá, mục tiêu thị phần và mục tiêu về lợi nhuận của doanh nghiệp vì các yếu tố này có ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều lĩnh vực và có các đơn vị thành viên thì cần tính toán các chỉ tiêu này theo từng lĩnh vực, từng đơn vị thành viên để đánh giá cụ thể hơn khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Tỉ suất lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Để loại bỏ sự tác động của hiệu quả hoạt động tài chính để đi đến đánh giá khả năng sinh lời chủ yếu của doanh nghiệp là khả năng sinh lời từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ ta dùng chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Tỷ suất lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ x 100% Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận gộp trong mục này là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn, tức là tỉ suất này không tính đến chi phí kinh doanh. Thƣờng ở các doanh nghiệp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỉ trọng chủ yếu trong ba khoản doanh thu nên tỉ suất này biến động sẽ la nguyên nhân trực tiếp ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động.
Thông số này đo lƣờng hiệu quả trong hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, cho biết mức sinh lãi của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Một công ty có thông số này cao hơn mức bình quân ngành chứng tỏ họ có nhiều nỗ lực trong cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và lao động so với các công ty khác. Đặc biệt thông số này còn phản ánh tính hợp lí trong chính sách định giá của công ty.
Ý nghĩa: cứ 100 đồng doanh thu khi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận (chƣa tính đến chi phí kinh doanh)
Trị giá của lợi nhuân thuần bị tính sai lệch do vậy để loại trừ sự khác biệt về chính sách khấu hao, chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận có thể đƣợc tính lại nhƣ sau:
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh =
Lợi nhuận thuần sản xuất kinh doanh + + khấu hao tài sản cố định
x100% Doanh thu thuần hoạt động sản xuất
kinh doanh
b. Khả năng sinh lời của tài sản
Tỉ suất sinh lời của tài sản (ROA) biểu hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận so với tài sản đƣợc tính nhƣ sau:
Tỷ suất sinh lời của tài sản = Lợi nhuận sau thuế x 100% Tổng tài sản bình quân
Lợi nhuận xem xét ở đây gồm lợi nhuận của cả ba hoạt động (hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính và hoạt động khác. Do vậy số liệu về tài sản xem xét ở đây cũng chính là số liệu tổn trên bảng cân đối kế toán
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tài sản đầu tƣ tại doanh nhiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả năng sinh lời của tài sản càng lớn.
Ngoài ra để thấy rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận tài sản thì ta có thể sử dụng phƣơng trình Dupont để phân tích ROA.
ROA = LNST x DT
DT Tổng TS bình quân ROA = Tỉ suất LN/DT x HTS
Trong chỉ tiêu trên, tỉ suất sinh lời của tài sản là kết quả tổng hợp của những nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả cá biệt của các yếu tố sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh, là kết quả của những nỗ lực mở rộng thị trƣờng, tăng doanh số, tiết kiệm chi phí. Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu hay hiệu suất sử dụng tài sản đều có thể đƣợc dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên để làm rõ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tỉ suất sinh lời của tài sản ta có thể áp dụng phƣơng pháp loại trừ (phƣơng pháp
số chênh lệch). Sự chênh lệch về hiệu quả kinh doanh của kỳ phân tích với kỳ gốc là tổng hợp ảnh hƣởng của tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản, thể hiện qua công thức:
ΔROA = ΔHLN/DT + ΔHDT/TS Trong đó:
ΔHLN/DT : là ảnh hƣởng của sự thay đổi tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu đến hiệu quả kinh doanh. Thực chất đây là ảnh hƣởng của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sau khi loại trừ các chi phí. Nó chỉ liên quan đến vấn đề tiêu thụ, vấn đề bán hàng tại doanh nghiệp
ΔHDT/TS : là ảnh hƣởng của sự thay đổi tỉ suất doanh thu trên tài sản. Đây chính là hiệu quả của quá trình quản lý và sản xuất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đó tổ chức tốt việc sản xuất, tiết kiệm vốn thì số vòn quay tăng, hiệu quả này sẽ tăng lên.
Trên cơ sở phân tích ở trên, ta có thể xác định đƣợc các nhân tố chủ yếu dẫn đến sự tăng giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đƣa ra phƣơng hƣớng, biện pháp để tăng hiệu quả của doanh nghiệp.
c. Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản
Tỉ suất sinh lời kinh tế =
Lợi nhuận trƣớc thuế + Chi phí lãi vay
x 100% Tổng tài sản bình quân
Nhƣ chúng ta đã biết, lợi nhuận thuần chính là kết quả hoạt động cuối cùng sau lãi vay và thuế đã đƣợc khấu trừ. Do vậy, lợi nhuận thuần bị ảnh hƣởng bởi tỉ lệ nợ trong cơ cấu nguồn vốn qua các khoản chi phí lãi vay có liên quan. Để loại bỏ ảnh hƣởng của cấu trúc tài chính đến chỉ tiêu ROA ngƣời ta sử dụng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay (EBIT) để thấy rõ thật sự hiệu quả của hoạt động kinh tế thuần trong doanh nghiệp. Đó chính là chỉ tiêu tỉ suất sinh lời kinh tế (RE) và đƣợc tính nhƣ sau:
Mục đích của việc phân tích chỉ tiêu này là nhằm loại trừ tác động của cấu trúc nguồn vốn đến khả năng sinh lời của tài sản.
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sinh lợi của vốn đầu tƣ so với các chi phí cơ hội khác. Việc phân tích RE có vai trò quan trọng vì nó ảnh hƣởng đến việc doanh nghiệp ra quyết định là có nên huy động nguồn vốn từ bên ngoài để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay là sử dụng vốn chủ sở hữu thì hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Qua nội dung chƣơng 1, tác giả đã nghiên cứu, hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh và nội dung công tác phân tích hiệu quả kinh doanh tại CTCP Dƣợc Dnapha. Những nội dung mà tác giả đã trình bày là nhằm thiết kế cơ sở lý luận cho việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác phân tích hiệu quả kinh doanh tại CTCP Dƣợc Dnapha trình bày ở chƣơng 2.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC DANAPHA 2.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC DANAPA
2.1.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần dƣợc Danapha
Quá trình hình thành và phát triển của công ty gắn liền với sự hình thành và phát triển của ngành dƣợc khu Năm (Nam Trung Bộ) ngay từ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, đƣợc hợp nhất từ 3 đơn vị: Xƣởng Khu Dƣợc Trung Bộ, Xƣởng Dƣợc Quảng Nam và Xƣởng Dƣợc Quảng Đà.
Công ty cổ phần dƣợc phẩm DANAPHA có một lịch sử phát triển lâu dài:
Khoảng tháng 4 năm năm 1995, trƣớc yêu cầu bức thiết của cung cấp các sản phẩm dƣợc phẩm cho chiến trƣờng cũng nhƣ nhu cầu của đồng bào miền trung, ban y tế quân khu năm quyết định thành lập xƣởng Khu Dƣợc Trung Bộ. Đến năm 1972 xƣởng sáp nhập thêm một thành viên nữa là Xƣởng Thủy Tinh và đổi thành Xƣởng Dƣợc Miền Trung.
Năm 1967, do nhu cầu phục vụ y tế cho nhân dân vùng giải phóng, các xƣởng dƣợc địa phƣơng các tỉnh miền trung ra đời trong đó có xƣởng dƣợc Quảng Nam và Quảng Đà.
Năm 1975, sau khi giải phóng miền nam, đứng trƣớc nhu cầu thực tế là thành phố sau khi tiếp quản không có xƣởng dƣợc nào thì đến đầu năm 1976 đƣợc sự đồng ý của Bộ Y Tế,Uỷ Ban Nhân Dân (UBND) cách mạng Quảng Nam - Đà Nẵng ra quyết định số 991/QD_TSSU ngày 4/2/1976 thành lập xí nghiệp dƣợc phẩm Quảng Nam - Đà Nẵng trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị:Xƣởng Khu Dƣợc Trung Bộ và xƣởng dƣợc Quảng Đà có trụ sở đóng tại
số 01 đƣờng Lí Tự Trọng thành phố Đà Nẵng.Tháng 01 năm 1983 xí nghiệp xác nhập thêm công ty dƣợc liệu Quảng Nam - Đà Nẵng,thực hiện 3 chức năng: sản xuất, lƣu thông, phân phối và nuôi trồng dƣợc liệu
Chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, do sự cạnh tranh mạnh mẽ để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp lúc đó, tháng 6 năm 1992 xí nghiệp liên hợp dƣợc phẩm Quảng Nam - Đà nẵng đƣợc tách thành hai doanh nghiệp là công ty dƣợc phẩm Quảng Nam - Đà Nẵng và xí nghiệp dƣợc phẩm Quảng Nam - Đà Nẵng
Đến tháng 2 năm 1997, đƣợc sự đồng ý của UBND thành phố Đà Nắng, Sở Y Tế và tổng côg ty dƣợc Việt Nam, xí nghiệp dƣợc phẩm Quảng Nam - Đà Nẵng đƣợc đổi tên thành xí nghiệp Dƣợc Phẩm Trung Ƣơng 5 Đà Nẵng và là thành viên chính thức của của tổng công ty Dƣợc Việt Nam có trụ sở tại số 1 đƣờng Lí Tự Trọng thành phố Đà Nẵng.
Đầu năm 2005 xí nghiệp chuyển đến trụ sở mới đặt tại số 253 Dũng Sĩ Thanh Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, đứng trƣớc sự đòi hỏi phát triển hội nhập kinh tế thế giới thì viêc phát triền nhờ vào nguồn ngân sách nhà nƣớc đã không còn phù hợp, trƣớc thực trạng đó đầu năm 2007 xí nhiệp dƣợc phẩm Trung Ƣơng 5 Đà Nẵng đã chính thức trở thành công ty cổ phần dƣợc phẩm DANAPHA với 51% vốn nhà nƣớc, là đơn vị kinh doanh theo luật Doanh nghiệp của Quốc Hội Nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việ Nam số 60/2005 ngày 29/11/2005.
Với vốn điều lệ là 30,5 triệu Việt Nam đồng, giấy đăng kí chứng nhận đăng kí kinh doanh Công ty cổ phần số 3203001246 do sở kế hoạch và đầu tƣ thành phố Đà nẵng cấp ngày 22/11/2006,công ty chính thức hoạt động ngày 0101/2007 với tên giao dịch là công ty cổ phần dƣợc phẩm DANAPHA.
Tháng 8/2009 Danapha khởi công xây dựng nhà máy liên doanh Việt – Mỹ theo công nghệ Nano - Liposome, song song với việc xây dựng nhà máy GMP Đông dƣợc tại khu Công nghiệp Hòa Khánh. Tháng 10/2009, Danapha chính thức thành lập Công Ty Cổ Phần Dƣợc Danapha Nanosome
DANASOME).
Ngày 6/11/2010 khánh thành nhà máy GMP WHO Đông dƣợc hoàn thiện nhất Việt Nam tại khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Năm 2010, trung tâm dƣợc liệu sạch đầu tiên của Công ty Cổ phần Dƣợc Danapha đã đƣợc Trung tâm Chất lƣợng nông lâm thủy sản vùng 2 công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP (Vienamese Good Agricultural Practices – Thực hành sản xuất Nông nghiệp tốt cho rau quả tƣơi của Việt Nam). Tháng 11/2010, Danapha khánh thành Nhà máy sản xuất Đông Dƣợc đạt chuẩn GMP-WHO có quy mô hoàn thiện bậc nhất Việt Nam.
Năm 2012 Danapha liên tiếp đạt các giải thƣởng Top 1000 Doanh nghiệp nộp thuế cao nhất Việt Nam, Top 500 Doanh nghiệp tăng trƣởng nhanh nhất Việt Nam, Cúp vàng sở hữu trí tuệ, ...
Năm 2013 Danapha nhận Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP - Ukraine, lần thứ 2 liên tiếp lọt vào Top 500 doanh nghiệp tăng trƣởng nhanh nhất Việt Nam, vinh dự nhận giải thƣởng Sao vàng Đất Việt và đƣợc ngƣời tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lƣợng cao .
Năm 2014 Danapha 16 năm liên tục đƣợc bình chọn là Hàng Việt Nam Chất lƣợng cao, 3 năm liên tiếp lọt vào Top 500 Doanh nghiệp tăng trƣởng nhanh nhất Việt Nam.
Năm 2015 Danapha kỷ niệm 50 năm thành lập doanh nghiệp (1965 - 2015).
Công ty cổ phần dược Danapha:
-Địa chỉ:số 253, đƣờng Dũng Sĩ Thanh Khê thành phố Đà nẵng. - Điện thoại: +(84.511) 3760 126 Fax: +(84.511) 3760 127 - Website: www.danapha.com
2.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản của Công ty Cổ phần Danapha
a. Cơ cấu bộ máy quản lí
CTCP Dƣợc Danapha đƣợc tổ chức và điều hành theo mô hình của công ty cổ phần, tuân thủ theo điều lệ công ty và các quy định của Pháp luật hiện hành.
Hình 2. 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần Dược Danapha
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Tổng Giám đốc Các Phó Tổng GĐ GĐ NM1 GĐ NM2 GĐ TT NC & PT GĐ Nhân sự GĐ Tài chính GĐ Kinh doanh GĐ Chất lƣợng