7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI TRONG
TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
Hiện nay dịch vụ ngân hàng điện tử đã sử dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới, Từ các nƣớc phát triển nhƣ nƣớc Mỹ và các nƣớc Châu Á nhƣ Trung Quốc, Singapore. Các nƣớc này đều nhận thức rõ tầm quan trọng của dịch vụ ngân hàng điện tử nên ngày càng chú trọng đến việc xây dựng hệ thống e- banking đa dạng và phong phú về chủng loại để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
1.3.1. E- Banking tại nƣớc Mỹ
Mỹ là nƣớc đi đầu trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Theo khảo sát mới đây nhất của Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FEB), việc sử dụng dịch vụ E-banking trở nên phổ biến rộng rãi, các sản phẩm và dịch cụ E- Banking ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Để có đƣợc kết quả nhƣ vậy Mỹ đã dựa vào các kinh nghiệm sau:
- Chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng: Để chuẩn bị tốt cho hoạt động kinh doanh dịch vụ NHĐT của mình, Mỹ luôn coi trọng vấn đề về nguồn nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật cho NHĐT. Một thuận lợi cho dịch vụ NHĐT của Mỹ đó là sự quan tâm của Chính Phủ Mỹ về vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng. Mỹ tăng tiền đầu tƣ vào Trung tâm Công nghệ Cộng đồng (CTC) từ 10 triệu USD năm 1999 lên 32.5 triệu vào năm 2000. Mỹ nằm ở mức trung bình của OECD ở một số lĩnh vực nhƣng lại dẫn đầu ở nhiều lĩnh vực khác. Mỹ sản xuất 40% tổng sản phẩm phần cứng CNTT của OECD. Về điện thoại dây/1000 ngƣời. Mỹ cao gấp 1/3 và có đƣợc hệ thống điện thoại rất hiện đại. Tận dụng đƣợc lợi thế về điều kiện công nghệ sẵn có, Mỹ đã phát triển dịch vụ NHĐT toàn diện nhất.
- Coi trọng và đặt vấn đề an ninh, bảo mật lên hàng đầu: NHĐT là dịch vụ hoàn toàn mới lạ, nó mang nhiều cơ hội và cũng đem đến nhiều thách thức, thay vì ngƣời ta phải đến ngân hàng giao dịch thì với dịch vụ NHĐT, chỉ cần chiếc máy tính hay điện thoại ngƣời ta vẫn có thể giao dịch mọi nơi, mọi lúc nên nguy cơ thông tin cá nhân dễ bị lộ, rủi ro nhiễm vi rút là rất lớn. Vì thế tính an toàn và bảo mật các thông tin là điều cần thiết mà Mỹ luân quan tâm và đầu tƣ hoàn thiện.
1.3.2. E- Banking tại Ấn độ
Hoạt động ngân hàng nói chung và cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử ở Ấn độ nói riêng phát triển rất mạnh.Ấn độ trở thành điểm đến của các Ngân hàng trên Thế giới, vì quốc gia này có những lợi thế riêng có. Thứ nhất, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Ấn độ trong những thập kỷ gần đây luôn nằm trong nhóm nhất, nhì thế giới. Thứ hai, dân số lớn thứ 2 thế giới với số dân trung lƣu chiếm tỷ trọng khá cao. Đây chính là phân đoan thị trƣờng mà nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử hƣớng tới. Thứ ba, Hệ thống pháp luật ở Ấn độ đƣợc coi là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Nhân tố cuối cùng, đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là sự phát triển công nghệ phần mềm của Ấn độ vào hàng lớn nhất thế giới.
Tuy vậy, việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử ở Ấn độ cũng gặp những khó khăn nhất định do dân số Ấn độ sinh sống ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 65%. Điều này gây trở ngại cho các ngân hàng trong việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử, nhất là do sự thiếu thốn và không đồng bộ về cơ sở kết cấu hạ tầng. Có rất nhiều giới hạn trong việc ứng dụng kỹ thuật ở khu vực nông thôn của Ấn độ. Thứ nhất, công nghệ thông tin đòi hỏi phải có nguồn điện liên tục mà ở Ấn độ điều này không phải lúc nào cũng sẵn sàng đáp ứng. Thứ hai, mạng lƣới thông tin liên lac sử dụng rất đắt. Thứ ba, làng mặc ở đây phân bố thƣa thớt, khoảng cách xa, yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử thấp, thiếu thốn đƣờng xá và phƣơng tiện đi lại…
1.3.3. E-Banking tại Trung Quốc
Một số ngân hàng nội địa tại Trung Quốc đã bắt đầu triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử từ năm 2000, khởi động chậm hơn một chút so với các ngân hàng khổng lồ trên thế giới, mức độ phát triển của dịch vụ này còn rất ít vì các hoạt động trao đổi thông tin qua mạng vẫn phải chịu sự theo dõi và
kiểm duyệt của Chính phủ, do vậy đã khiến dịch vụ này chƣa phát triển mạnh mẽ. Và sự an toàn, thuận tiện cũng nhƣ hiệu quả của dịch vụ này là một vấn đề không thể thiếu nhƣng nhận thức vấn đề đó ở Trung Quốc chƣa cao. Mặt khác, do thiếu chế tài bảo vệ của pháp luật, trọng tài kinh tế và sự hiểu biết về pháp lý nên rất khó khăn khi xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, theo ICBC, mặc dù có những lợi thế về công nghệ, dịch vụ và quản lý, các ngân hàng nƣớc ngoài vẫn cần có thêm thời gian và sự kiên trì để thuyết phục ngƣời dân Trung Quốc rằng việc nhấp con trỏ chuột trên trang web của họ là lựa chọn tốt hơn và an toàn hơn sovới việc thực hiện các giao dịch trực tuyến tại các ngân hàng. Ngƣời dân Trung Quốc vẫn luôn cảm thấy an toàn hơn khi gửi số tiền mà họ vất vả kiếm đƣợc tại các ngân hàng nội địa trên toàn quốc,một điểm mạnh bổ sung cho các dịch vụ ngân hàng trực tuyến trongnƣớc.Đây là nơi mà“ximăng”chứng tỏ sự hữu ích của mình trong các chiến lƣợc e-banking của các ngân hàng Trung Quốc.
1.3.4. E- Banking tại Singapore
Quá trình phát triển kinh tế với tốc độ tăng trƣởng cao trong quá trình công nghiệp hóa của quốc gia này cần phải kể đến sự thành công của lĩnh vực tài chính ngân hàng. So với các nƣớc trong khối ASEAN thì Singapre có thị trƣờng tài chính phát triển nhất. Nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng Singapore huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nƣớc. Tại Singapore,dịch vụ ngân hàng điện tử đầu tiên đã xuất hiện từ năm 1997. Hiện tại các ngân hàng lớn tại Singapore đều cung cấp dịch vụ này nhƣ Oversea Union Bank (OUB), DBS Bank, Citibank, Hong Kong’s Bank of East Asia, Oversea-Chinese Banking Corp. (OCBC).
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã nêu lên những khái niệm cơ bản cũng nhƣ các giai đoạn phát triển của Ngân hàng điện tử,đƣa ra một bức tranh tổng quan về sự phát triển của Ngân hàng điện tử của các nƣớc trên thế giới. Với những tiện ích, ƣu điểm của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử cho thấy việc phát triển dịch vụ này tại các NHTM Việt Nam trong xu thế hiện nay là tất yếu, . Tuy nhiên, để phát triển dịch vụ Ngân hàng hiện đại này cũng cần có sự hiểu biết, chấp nhận của khách hàng, đồng thời vấn đề về pháp lý và công nghệ cũng góp phần không kém trong việc triển khai thành công dịch vụ Ngân hàng điện tử.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN BĂC ĐẮK LẮK