Hoàn thiện nội dung phân tích

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty công nghệ hóa sinh việt nam (Trang 84 - 89)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.6. Hoàn thiện nội dung phân tích

Cũng nhƣ các phƣơng pháp phân tích, nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp cũng thƣờng xuyên theo đổi theo xu hƣớng phát triển của thị trƣờng. Do đó, nội dung phân tích tài chính cũng phải thƣờng xuyên đƣợc cập nhật, đổi mới để phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

phân tích đƣợc một số nhóm chỉ tiêu cơ bản nhƣ: nhóm tỷ số về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, cân bằng tài chính, diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời. Tuy nhiên, để nội dung phân tích hoàn thiện hơn, đội ngũ phân tích cần lƣu ý đến những nội dung sau:

Một là, cần sắp xếp các nội dung phân tích một cách hợp lý, logic và trực quan hơn, để ngƣời sử dụng có thể dễ dàng nhận xét, đánh giá về tình hình thực tế của Công ty.

Hai là, cần đi sâu phân tích, bổ sung thêm một số chỉ tiêu cần thiết cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị nhƣ: Tỷ số nợ, tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE)…:

-Tỷ số nợ

+ Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Bảng 3.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Hệ số nợ/tổng tài sản 60.22% 59.45% 58.75% Tỷ trọng nợ đã giảm liên tục từ 60.22% năm 2012 xuống còn 58.75% năm 2014. Điều này cho thấy Công ty đang dần có thực lực tài chính chứ không hề phụ thuộc vào vốn vay, vì vậy, rủi ro tài chính của Công ty cũng đƣợc giảm bớt.

+ Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Bảng 3.2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

ĐVT: Lần

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Hệ số nợ/vốn chủ

Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu tăng liên tục trong 3 năm, và đều lớn hơn 1 cho thấy tài sản của Công ty đƣợc tài trợ chủ yếu bằng các khoản nợ, điều này sẽ hơi khó khăn cho việc trả nợ nhƣng lại có ƣu điểm là đƣợc khấu trừ chi phí lãi vay khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, trong thời gian tới, Công ty nên cân nhắc khi ra quyết định vay thêm vốn.

+ Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE)

RE = Lợi nhuận trƣớc thuế + Chi phí lãi vay

x 100% Tổng tài sản bình quân

Bảng 3.3. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tỷ suất sinh lời kinh

tế của tài sản (RE) 9.02% 12.66% 12.91%

Chỉ tiêu RE đã loại trừ ảnh hƣởng của chính sách tài trợ nên thể hiện rõ nét nhất hiệu quả tài sản đầu tƣ mà không bị chi phối bởi mức độ sử dụng vốn vay hay vốn chủ. Chỉ tiêu RE của Công ty trong những năm qua là khá cao và ổn định, trong trƣờng hợp thiếu hụt vốn Công ty có thể tiến hành vay vốn bên ngoài mà vẫn đảm bảo đƣợc việc thanh toán lãi vay.

-Phân tích chỉ tiêu ROE

Kết hợp các phƣơng pháp loại trừ và phƣơng pháp Dupont để phân tích sau hơn chỉ tiêu phản ảnh khả năng sinh lời ROA, ROE. Chẳng hạn, với số liệu của Công ty đã phân tích ở chƣơng 2, ta có thể phân tích nhƣ sau:

Áp dụng phƣơng pháp loại trừ và phƣơng pháp Dupont, dựa trên hai chỉ tiêu ROA và ROE, ta có:

ROE = ROA x

(1 - T)

x 100% 1 - Tỷ suất nợ

ROE = ROS x Hiệu suất sử dụng tài

sản x

(1 - T)

x 100% 1 - Tỷ suất nợ

Trên cơ sở dữ liệu của Công ty, lần lƣợt tính đƣợc:

Bảng 3.4. Mối quan hệ giữa ROE và các nhân tố thành phần

Chỉ tiêu ROA ROS Hiệu suất sử dụng tài sản (1-T)/(1-Tỷ suất nợ) ROE Năm 2012 7.117 17.955 0.396 1.885 13.143 Năm 2013 8 16.062 0.497 1.850 14.993 Năm 2014 8.209 15.933 0.515 1.891 15.653 Qua các chỉ tiêu trên ta thấy sự thay đổi chỉ tiêu ROE chịu ảnh hƣởng của 3 nhân tố:

+ Sự thay đổi của ROS: Nếu giữ nguyên các nhân tố khác không đổi, sự thay đổi của ROS sẽ làm ROE thay đổi một lƣợng là:

ΔROE (2013-2012) = (16.062 – 17.955) x 0.396 x 1.885 = -1.413 ΔROE (2014-2013) = (15.533 – 16.062) x 0.497 x 1.850 = -0.486

+ Sự thay đổi của hiệu suất sử dụng tài sản: Nếu giữ nguyên các nhân tố khác không đổi, sự thay đổi của hiệu suất sử dụng tài sản sẽ làm ROE thay đổi một lƣợng là:

ΔROE (2013-2012) = 17.955 x (0.497 – 0.396) x 1.885 = 3.418 ΔROE (2014-2013) = 16.062 x (0.515 – 0.497) x 1.850 = 0.535

+ Sự thay đổi của trị số (1 – T)*đòn bẩy tài chính: Nếu giữ nguyên các nhân tố khác không đổi, sự thay đổi của trị số này sẽ làm ROE thay đổi một lƣợng là:

ΔROE (2013-2012) = 17.955 x 0.396 x (1.850 - 1.885) = -0.249 ΔROE (2014-2013) = 16.062 x 0.497 x (1.891 - 1.850) = 0.327

Nhƣ vậy, sự gia tăng của chỉ tiêu ROE năm 2013 là do sự gia tăng của hiệu suất sử dụng tài sản lớn hơn sự giảm sút của ROS và trị số (1 – T)*đòn

bẩy tài chính. So với năm 2012, công tác quản lý tài sản của Công ty đã tốt hơn, nhƣng công tác quản lý chi phí còn chƣa tốt và chƣa phát huy đƣợc tác dụng của đòn bẩy tài chính.

Năm 2014, ROE tăng nhẹ là do sự gia tăng của cả hai nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản và trị số (1 – T)*đòn bẩy tài chính, Công ty đã tận dụng đƣợc lợi thế của đòn bẩy tài chính và phần nào quản lý đƣợc chi phí nhƣng lại giảm sút trong việc quản lý tài sản.

Ba là, bổ sung các nguyên nhân, tác động dẫn đến sự biến động của các chỉ tiêu qua các thời kỳ, cần phân tích thêm sự ảnh hƣởng của môi trƣờng bên ngoài: tình hình kinh tế thế giới và quốc gia, xu thế chung của ngành, ảnh hƣởng của các chính sách pháp luật… để nhà quản trị có thể biết đƣợc những nhân tố nào tác động mạnh nhất đến tình hình phát triển của Công ty và từ đó, đề ra phƣơng pháp giải quyết phù hợp.

Bốn là, Công ty cần tập trung phân tích sâu hơn các báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính để có cái nhìn sâu sắc và sát thực hơn về tình hình của doanh nghiệp mình.

Năm là, về hệ thống các chỉ tiêu, hiện nay tại Việt Nam vẫn chƣa có hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, vì vậy, để hỗ trợ cho việc so sánh phân tích, Công ty có thể tự tổng hợp số liệu ngành của riêng mình làm cơ sở cho đội ngũ phân tích so sánh đối chiếu khi phân tích. Để có đƣợc số liệu này, Công ty có thể giao cho bộ phận chuyên thu thập thông tin trong đội ngũ phân tích thống kê số liệu các chỉ tiêu tài chính của một số doanh nghiệp lớn, tiêu biểu trong nội bộ ngành để thấy đƣợc xu hƣớng phát triển chung của từng thời kỳ, từ đó, so sánh xem bản thân Công ty đang đứng tại vị trí nào và đề ra kế hoạch phát triển tƣơng lai. Có thể nói đây là một giải pháp rất khó thực hiện, đòi hỏi nhiều công sức và tiền của, nhƣng nếu làm đƣợc thì sẽ mang lại một cái nhìn toàn cảnh hơn và kết quả phân tích chính xác hơn cho Công ty.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty công nghệ hóa sinh việt nam (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)