CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty công nghệ hóa sinh việt nam (Trang 35)

7. Kết cấu của đề tài

1.4. CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP

1.4.1. Cách tổ chức phân tích

Quá trình tổ chức công tác phân tích tài chính có thể đƣợc tiến hành tuỳ theo loại hình doanh nghiệp nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thông tin cho quá trình lập kế hoạch, công tác kiểm tra hoặc ra quyết định. Công tác tổ chức phân tích phải làm sao thoả mãn cao nhất cho nhu cầu thông tin của từng loại hình quản trị khác nhau.

Công tác phân tích tài chính có thể nằm ở một bộ phận riêng biệt đặt dƣới quyền kiểm soát trực tiếp của ban giám đốc và làm tham mƣu cho ban giám đốc. Theo hình thức này thì quá trình phân tích sẽ thể hiện toàn bộ nội

dung của hoạt động kinh doanh và cung cấp kết quả phân tích cho lãnh đạo trong doanh nghiệp.

Công tác phân tích tài chính đƣợc thực hiện ở nhiều bộ phận riêng biệt theo các chức năng của quản lý nhằm cung cấp thông tin và thoả mãn thông tin cho các bộ phận của quản lý đƣợc phân quyền, ví dụ:

Đối với bộ phận đƣợc phân quyền kiểm soát và ra quyết định về chi phí, bộ phận này sẽ tổ chức thực hiện thu nhập thông tin và tiến hành phân tích tình hình biến động chi phí, tìm hiểu nguyên nhân phát sinh và từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp.

 Đối với bộ phận đƣợc phân quyền kiểm soát và ra quyết định về doanh thu, bộ phận này sẽ tiến hành thu nhập thông tin, tiến hành phân tích báo cáo thu nhập, đánh giá mối quan hệ doanh thu – chi phí - lợi nhuận làm cơ sở để đánh giá hoàn vốn trong kinh doanh và phân tích báo cáo nội bộ.

Công tác phân tích tài chính cũng có thể do một bộ phận, phòng ban của Công ty kiêm nhiệm thực hiện, bộ phận này thƣờng là phòng Tài chính hoặc Kế toán của Công ty. Theo hình thức này, bộ phận kiêm nhiệm sẽ do ban giám đốc hoặc ngƣời có thẩm quyền chỉ định nhân sự, thành lập tạm thời và giải tán sau khi hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

1.4.2. Quy trình phân tích

Quy trình phân tích thƣờng đƣợc tiến hành qua các giai đoạn sau:

a. Giai đoạn chuẩn bị phân tích:

Là một khâu quan trọng ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng, thời hạn và tác dụng của hoạt động phân tích. Công tác chuẩn bị bao gồm việc xây dựng chƣơng trình phân tích và thu thập, xử lý tài liệu phân tích.

Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích (toàn bộ hoạt động tài chính hay chỉ một số vấn đề cụ thể), phạm vi phân tích (toàn đơn vị hay một vài bộ phận), thời gian tiến hành phân tích (kể cả thời gian chuẩn bị),

phân công trách nhiệm cho các cá nhân, bộ phận và xác định hình thức hội nghị phân tích (ban giám đốc hay toàn thể ngƣời lao động).

Bên cạnh việc lập kế hoạch phân tích, cần phải tiến hành thu thập và kiểm tra tài liệu, bảo đảm đầy đủ theo yêu cầu. Tùy theo yêu cầu, nội dung, phạm vi và nhiệm vụ từng đợt phân tích cụ thể để tiến hành thu thập, lựa chọn, xử lý tài liệu. Tài liệu phục vụ cho việc phân tích thƣờng bao gồm toàn bộ hệ thống báo cáo tài chính liên quan, kể cả các báo cáo kế hoạch, dj toán, định mức, các biên bản kiểm tra, xử lý có liên quan. Các tài liệu trên cần đƣợc kiểm tra tính chính xác, tính hợp pháp và điều kiện có thể so sánh đƣợc trƣớc khi sử dụng để phân tích.

b. Giai đoạn tiến hành phân tích:

Sau khi thu thập dữ liệu, ngƣời phân tích sẽ sử dụng các phƣơng pháp hợp lý để xử lý dữ liệu theo các nội dung phân tích đã xác định. Dựa trên những dữ liệu đã qua xử lý, nhận định tổng quát cũng nhƣ chi tiết thực trạng vấn đề phân tích, lý giải nguyên nhân cho thực trạng đó và đề xuất giải pháp cho nhà quản trị doanh nghiệp.

c. Giai đoạn kết thúc phân tích:

Đây là giai đoạn cuối cùng của hoạt động phân tích. Trong giai đoạn này, ngƣời phân tích cần tiến hành viết báo cáo phân tích, báo cáo trƣớc những đối tƣợng quan tâm và hoàn chỉnh hồ sơ phân tích.

1.4.3. Sử dụng kết quả phân tích

Tùy thuộc vào mục tiêu phân tích đã xác định mà nhà quản trị doanh nghiệp sẽ quyết định sử dụng kết quả phân tích nhƣ thế nào. Kết quả phân tích sẽ giúp các nhà quản trị nhận biết đƣợc tình hình tài chính doanh nghiệp, thấy đƣợc điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ nguyên nhân để đƣa ra các quyết định tài chính hoặc làm cơ sở dự đoán để lập kế hoạch kinh doanh cho thời gian tới hoặc để thu hút nhà đầu tƣ.

1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP

1.5.1. Nhân tố chủ quan

a. Sự đầy đủ và chất lượng thông tin sử dụng

Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lƣợng công tác phân tích tài chính là thông tin sử dụng để phân tích. Thông tin là nền tảng cốt lõi của việc phân tích tài chính, nếu thông tin sử dụng không đầy đủ, không chính xác, không phù hợp thì kết quả mang lại hoàn toàn chỉ là hình thức, không có chút ý nghĩa thực tiễn nào.

Thông tin cần thiết không chỉ bao gồm những thông tin bên trong nội bộ doanh nghiệp mà còn cần cả thông tin nội bộ ngành, thông tin thị trƣờng, thông tin kinh tế trong và ngoài nƣớc để đem lại cái nhìn khái quát nhất về tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ và dự đoán đƣợc xu hƣớng phát triển trong tƣơng lai.

b. Trình độ của cán bộ phân tích

Cho dù có đƣợc những thông tin đầy đủ và chính xác nhất nhƣng tập hợp thông tin, xử lý và sử dụng chúng nhƣ thế nào để đem lại kết quả phân tích có chất lƣợng tốt đòi hỏi rất nhiều vào trình độ cán bộ phân tích. Từ những thông tin có đƣợc, cán bộ phân tích sẽ tính toán, xử lý để đƣa ra những số liệu, bảng biểu, nhƣng chúng sẽ là chỉ những con số rời rạc, không nói lên đƣợc những vấn đề gì nếu ngƣời phân tích không biết gắn kết chúng lại, tạo lập những mối quan hệ để làm sáng tỏ sự biến động và giải thích đƣợc tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính sự phức tạp, rối rắm trên yêu cầu cán bộ phân tích phải có chuyên môn cao, đƣợc đào tạo chuyên sâu và không ngừng trau dồi, cập nhật những kiến thức mới mẻ cần thiết.

c. Phương tiện và công cụ phân tích

nguồn thông tin nhiều, tính toán phức tạp, dự báo chính xác và lƣu trữ thông tin lớn... những vấn đề này con ngƣời và những phƣơng pháp thủ công không thể làm đƣợc, vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng đƣợc những công cụ chuyên dụng cho công tác phân tích tài chính để đảm bảo việc phân tích đƣợc thực hiện nhanh chóng, chính xác, kịp thời đáp ứng nhu cầu quản lý tài chính của doanh nghiệp.

1.5.2. Nhân tố khách quan

a. Chủ trương và chính sách của Nhà nước

Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc có thể ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh cũng nhƣ hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhƣ chính sách về thuế, về công tác kế toán, thống kê... Các chính sách này là cơ sở cho việc thực hiện công tác kế toán cũng nhƣ công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp, bất cứ một chủ trƣơng, chính sách nào thay đổi cũng gây nên sự biến đổi không nhỏ đối với báo cáo tài chính doanh nghiệp cũng nhƣ các chỉ tiêu vĩ mô và vi mô khác, chẳng hạn chỉ một sự thay đổi trong việc tính toán chi phí, lợi nhuận kế toán cũng sẽ tạo ra sự chêch lệch lớn đối với các tỷ lệ phân tích.

b. Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành

Việc phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Ngƣời ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tƣơng ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tƣơng tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản trị doanh nghiệp biết đƣợc vị thế của doanh nghiệp mình, từ đó, đánh giá đƣợc thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng nhƣ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CÔNG NGHỆ HÓA SINH VIỆT NAM

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CÔNG NGHỆ HÓA SINH VIỆT NAM NAM

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

CÔNG TY CÔNG NGHỆ HÓA SINH VIỆT NAM (Vietnam Biochemical Technology Company Ltd.) (sau đây gọi tắt là Công ty) do Tiến sĩ Nguyễn Văn Năm; Doanh nhân Văn hoá, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung Ƣơng Hội Nghề cá Việt Nam; làm Tổng giám đốc. Công ty thành lập vào ngày 14/10/2005 , trụ sở chính đặt tại Số 9A, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, ngoài ra còn có 4 chi nhánh đặt tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Cà Mau. Từ ngày thành lập đến nay, Công ty đã 6 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 11/04/2013 với số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới là 0101096844 do Sở Kế hoạch và đầu tƣ Hà Nội cấp. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Điều lệ Công ty và các quy định pháp lý liên quan.

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Công ty là chế biến thực phẩm, thuỷ hải sản, kinh doanh các sản phẩm sinh học, hóa học bảo vệ môi trƣờng, kinh doanh các sản phẩm phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản: thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y thủy sản, phân bón...

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

a. Chức năng

Là một doanh nghiệp đã hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ hóa sinh và bảo vệ môi trƣờng, Công ty Công nghệ Hóa sinh Việt Nam có một số chức năng sau:

-Nghiên cứu và ứng dụng các vấn đề liên quan đến Công nghệ Sinh học và Môi trƣờng.

-Tƣ vấn, phản biện, giám định và thực hiện các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội liên quan đến công nghệ sinh học và môi trƣờng.

-Triển khai ứng dụng các sản phẩm hóa sinh và chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trƣờng và nuôi trồng thủy sản.

b. Nhiệm vụ

Với các chức năng trên, Công ty phải thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:

-Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy chế hiện hành nhằm thực hiện mục đích và chức năng hoạt động của Công ty.

-Quản lý tốt nguồn vốn và bổ sung vốn bảo đảm trang trải về tài chính, đồng thời, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nƣớc.

-Mua sắm, xây dựng, bổ sung và thƣờng xuyên cải tiến, hoàn thiện, nâng cấp các phƣơng tiện vật chất kỹ thuật của Công ty, đặc biệt là những máy móc thiết bị cần thiết cho phòng thí nghiệm và xƣởng sản xuất.

-Thực hiện tốt việc sản xuất, cung cấp đến tay bà con nông dân những sản phẩm chất lƣợng, thiết yếu cho việc nuôi trồng thủy sản, cải thiện môi trƣờng; không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm và tiếp tục chuyển giao quy trình, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản hiệu quả đến bà con nông dân.

-Nắm bắt tình hình kinh doanh, tình hình thị trƣờng, khả năng của mình để có hƣớng sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhằm thu hút khách hàng, nâng cao uy tín của Công ty.

-Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ, chính sách của Nhà nƣớc đối với cán bộ, công nhân viên Công ty, luôn quan tâm đảm bảo quyền lợi và chăm lo cho ngƣời lao động. Đồng thời, bồi dƣỡng, đào tạo, nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên Công ty để đáp ứng đƣợc

yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh ngày càng cao.

2.1.3. Các ngành nghề kinh doanh của Công ty

-Nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm sinh học có khả năng xử lý nhanh cặn bã trong bể phốt tự hoại, các thành phần hữu cơ trong nƣớc thải, khử mùi hôi, diệt trứng giun, sán và một số vi sinh vật gây bệnh phục vụ xử lý môi trƣờng, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản.

-Thiết kế, xây dựng và chuyển giao công nghệ xử lý nƣớc thải bằng công nghệ sinh học và các biện pháp hoá-lý.

-Chế biến thực phẩm, thuỷ hải sản. -Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá.

-Kinh doanh các sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực sinh học, hoá học, tin học, thiết bị y tế, hoá chất.

-Kinh doanh các sản phẩm phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản: thức ăn chăn nuôi, phân bón.

2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức tại Công ty

a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

b.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

-Tổng Giám đốc

Tổng Giám đốc là ngƣời đại diện của Công ty, là ngƣời quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao.

-Phó Tổng Giám đốc

Phó Tổng Giám đốc chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Giám đốc, giúp đỡ cho Tổng Giám đốc trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của Công ty theo sự phân công của Tổng Giám đốc; chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ đƣợc phân công và chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.

-Phòng Hành chính nhân sự:

Nghiên cứu, soạn thảo các nội quy, quy chế về tổ chức lao động trong nội bộ Công ty.

Tổ chức quản lý, sắp xếp cán bộ, công nhân cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất kinh doanh. Quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân đang công tác tại doanh nghiệp theo quy định.Tham mƣu cho Giám đốc trong việc giải quyết chính sách, chế độ đối với ngƣời lao động theo quy định của Nhà nƣớc nhƣ: chính sách về bảo hiểm, chế độ lƣơng thƣởng, quy định về khen thƣởng, xử phạt…

Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của Công ty. -Phòng Kinh doanh:

Thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm đem lại doanh thu cho Công ty. Tham mƣu cho Tổng Giám đốc hoạch định các phƣơng án sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn, dài hạn hoặc trong từng thƣơng vụ kinh doanh.

Nghiên cứu thị trƣờng, đối tác kinh doanh, thông tin về cung cầu, chi phí để lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng các kế hoạch dài hạn.

Cùng các phòng chức năng khác của Công ty xây dựng phƣơng án kinh doanh và tài chính.

Soạn thảo các hợp đồng kinh tế của Công ty theo đúng quy định pháp luật.

-Phòng Tài chính Kế toán:

Tham mƣu cho Tổng Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác tài chính và kế toán tài vụ của Công ty.

Thực hiện việc huy động tài chính và quản lý công tác đầu tƣ tài chính của Công ty.

Thực hiện kiểm toán nội bộ, theo dõi công tác tiền lƣơng, tiền thƣởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với ngƣời lao động trong Công ty.

Kiểm soát các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh và chi phí đầu tƣ các dự án theo quy định. Quản lý vốn, tài sản của Công ty; tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn Công ty.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty công nghệ hóa sinh việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)