Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đắk nông (Trang 28)

6. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

1.2.3. Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng

Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong đợi nà khi nó xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với sự kiến. Vì vậy, có thể nói bản chất hoạt động của một NHTM hiện nay là chấp nhận rủi ro và quản lý rủi ro. Trong bất kỳ giai đoạn kinh tế nào thì việc đối mặt với rủi ro của các ngân hàng là điều không thể tránh khỏi.

Các rủi ro thƣờng gặp trong hoạt động của ngân hàng:

- Rủi ro tín dụng - Rủi ro lãi suất - Rủi ro hối đoái - Rủi ro thanh khoản

- Rủi ro tác nghiệp

1.2.4. Sự cần thiết của kiểm soát nội bộ trong NHTM

Kiểm soát nội bộ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự an toàn và khả năng phát triển trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại. Việc xây dựng và thực hiện một cơ chế kiểm soát nội bộ phù hợp và hiệu quả chống đỡ tốt nhất với rủi ro.

Một hệ thống KSNB vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích nhƣ: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất kinh doanh, chẳng hạn nhƣ sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng giá thành, giảm chất lƣợng sản phẩm... Bảo vệ tài sản khỏi bị hƣ hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính. Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ chức chức cũng nhƣ các quy định của luật pháp. Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ƣu các nguồn lực và đạt đƣợc mục tiêu đặt ra.

1.3. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.3.1. Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

a. Khái niệm hoạt động cho vay tại NHTM

Cho vay là một quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể trong nền kinh tế với nhau, trong đó chủ thể này chuyển sang cho chủ thể khác quyền sử dụng một lƣợng giá trị( có thể dƣới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) trong một thời gian nhất định, sau thời gian này chủ thể đi vay phải hoàn trả một lƣợng giá trị lớn hơn ban đầu gồm cả phần dôi dƣ mà ngƣời ta gọi là phần lãi cho chủ thể cho vay. Lãi cho vay tỉ lệ với số lƣợng giá trị vay và thời gian vay.

Một trong những chủ thể cho vay trong nền kinh tế là ngân hàng thƣơng mại. Đây là một tổ chức tài chính quan trọng trong nền kinh tế, là

mạch máu của nền kinh tế, giúp nền kinh tế vận hành một cách thông suốt, hoạt động chủ yếu của NHTM là đi vay để cho vay.

Cho vay của NHTM là một hình thức cấp tính dụng, theo đó NHTM giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi, đúng hạn cho ngân hàng.

b. Đặc điểm hoạt động cho vay doanh nghiệp tại NHTM

- Tính pháp lý của nghiệp vụ cho vay: Cho vay của ngân hàng là một khái niệm kinh tế hơn là pháp lý. Các hành vi cho vay của ngân hàng có cùng một logic kinh tế, hứng chịu rủi ro cho một ngƣời mà ngân hàng tin tƣởng ứng vốn cho vay, nhƣng nó không chỉ gồm một giao dịch pháp lý mà nhiều loại( cho vay, bảo lãnh, cầm cố…)

Các khoản vay đều phải theo một quy trình cho vay, thu nợ nhất định. - Lãi suất trong hợp đồng cho vay theo thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng cho vay. Ví dụ: lãi suất cố định, lãi suất thả nỗi…

- Các khoản cho vay có hoặc không có tài sản đảm bảo tùy vào việc đánh giá và xếp hạng khách hàng của ngân hàng cho vay.

- Khi kết thúc hợp đồng khách hàng có nghĩa vụ trả gốc và lãi hoặc một số thỏa thuận khác nếu đƣợc ngân hàng cho vay chấp nhận. Trƣờng hợp khách hàng không thực hiện hợp đồng hay không có một điều khoản nào khác thì tài sản đảm bảo thuộc quyền quyết định của ngân hàng cho vay.

c. Vai trò của hoạt động cho vay doanh nghiệp tại NHTM

- Cho vay góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ƣu cho doanh nghiệp. Để thực hiện các quyết định đầu tƣ các chủ doanh nghiệp thƣờng thích sử dụng vốn vay.Với việc vay vốn chủ doanh nghiệp vẫn nắm chắc quyền kiểm soát doanh nghiệp, hơn nữa các doanh nghiệp có thể thu đƣợc lợi nhuận từ tiền vay lớn hơn lãi phải trả làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp gia tăng đáng kể.

Hơn nữa doanh nghiệp lại đƣợc hƣởng một khoản tiết kiệm nhờ lãi vì lãi tiền vay đƣợc tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Cho vay đáp ứng phần lớn nhu cầu lƣu động phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải có một nguồn vốn đủ để đáp ứng những đòi hỏi đó mà nguồn vốn tự có của doanh nghiệp thƣờng không đủ cho những đòi hỏi này, vì vậy các doanh nghiệp phải đi vay mà chủ yếu là vay của NHTM.

- Cho vay thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn.Nguồn vốn cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp tuân thủ một cơ chế cho vay chung là : Cho vay đảm bảo thu hồi cả gốc, lãi đầy đủ, đúng hạn,vốn vay phải đem lại hiệu quả kinh tế.Điểm này bắt buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ: Sản xuất kinh doanh cái gì? Nhƣ thế nào? bán ở đâu? Hạch toán kinh tế ra sao? Tiết kiệm cho phí đầu vào nâng cao chất lƣợng sản phẩm thu đƣợc phần lãi cao nhất. Hơn nữa trong quá trình cho vay NHTM vẫn có quyền kiểm tra giám sát hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp đồng thời đôn đốc các doanh nghiệp vay vốn trả nợ đúng hạn đồng vốn của doanh nghiệp đƣợc sử dụng hiệu quả hơn. Vì vậy, hoạt động cho vay của NHTM đã thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn.

1.3.2. Quy trình cho vay tại các ngân hàng thƣơng mại

a. Khái niệm quy trình cho vay

Quy trình cho vay là bảng tổng hợp mô tả các bƣớc đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng cho vay.

b. Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình cho vay

Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình cho vay có ý nghĩa rất quan trong đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Về mặt hiệu quả: quy trình cho vay hợp lý góp phần nâng cao chất lƣợng và giảm thiểu rủi ro tính dụng.

- Về mặt quản trị: quy trình cho vay có tác dụng

o Quy trình cho vay làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và

quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân lien quan trong hoạt động tín dụng.

o Quy trình cho vay làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ rục

vay vốn về mặt hành chính.

o Quy trình cho vay chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận lien quan trong hoạt động tín dụng.

c. Các giai đoạn của quy trình cho vay

- Lập hồ sơ đề nghị cho vay

Lập hồ sơ cho vay là khâu căn bản đầu tiên của quy trình cho vay, là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay.

Tuỳ theo quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, loại và quy mô cho vay, cán bộ tín dụng hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin yêu cầu khác nhau. Nhìn chung, một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau:

+ Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng + Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng + Thông tin về bảo đảm tín dụng

+ Để thu thập đƣợc những thông tin căn bản nhƣ trên, ngân hàng thƣờng yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng các loại giấy tờ sau: Giấy đề nghị vay vốn, giấy tờ chứng minh tƣ cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn nhƣ giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động, phƣơng án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đâu tƣ,báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất, các giấy tờ liên quan đến tài sản

thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay,các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết.

- Thẩm định cho vay

Thẩm định cho vay là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tang của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc lẫn lãi.

Mục tiêu của thẩm định cho vay là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tiên lƣợng khả năng kiểm soát các loại rủi ro và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.

Mặc khác, thẩm định cho vay còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái dộ trả nợ của khách hàng làm cơ sở quyết định cho vay.

+ Quyết định cho vay

Quyết định cho vay là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình cho vay vì nó ảnh hƣởng lớn đến các khâu sau và ảnh hƣởng đến uy tín , hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Tuy nhiên, đây là khâu khó xử lý nhất và thƣờng dễ dẫn đến sai phạm nhất. Có hai sai phạm cơ bản trong khâu này, đó là:

 Quyết định chấp nhận cho vay đối với khách hàng không tốt  Từ chối cho vay đối với khách hàng tốt.

Cả hai sai phạm này đều dẫn đến thiệt hại lớn cho ngân hàng.

Loại sai phạm thứ nhất dẫn đến thiệt hại là do nợ quá hạn hoặc không thể thu hồi, tức là thiệt hại tài chính.

Nhằm hạn chế sai lầm, trong khâu quyết định các NHTM chú trọng hai vấn đề:

(1) Thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định.

(2) Trao quyền quyết định cho một hội đông tín dụng hoặc những ngƣời có năng lực phân tích và phán quyết.

Cở sơ ra quyết định cho vay: Trƣớc hết dựa vào thông tin thu thập và

xử lý từ hồ sơ cho vay, do giai đoạn trƣớc chuyển sang, dựa vào những thông tin khác hoặc thông tin cập nhật có liên quan, hoặc thông tin cập nhật có liên quan nhƣ tình hình thị trƣờng, chính sách cho vay của ngân hàng, kết quả thẩm định các hình thức bảo đảm nợ vay…

Quyền phán quyết ra quyết định: Tuỳ theo quy mô vốn vay lớn hay

nhỏ mà quyền phán quyết đƣợc trao cho một hội đồng cho vay hay một cá nhân phụ trách. Hội đồng tín dụng, bao gồm những ngƣời có quyền hạn và trách nhiệm quan trọng trong ngân hàng, thƣờng phán quyết những hồ sơ vay vốn có quy mô lớn ,còn các hồ sơ vay vốn quy mô nhỏ thƣờng đƣợc trao cho cá nhân phụ trách.

Sau khi ra quyết định cho vay, kết quả có thể là chấp thuận hoặc từ chối cho vay, tuỳ vào kết quả phân tích và thẩm định ở khâu trƣớc.

 Nếu chấp thuận cho vay, cán bộ tín dụng sẽ hƣớng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng và làm tiếp các bƣớc tiếp theo.

 Nếu từ chối cho vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích lý do cho khách hàng đƣợc rõ.

+ Giải ngân

Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã đƣợc ký kết. Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng.Giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó có thể góp

phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở các khâu trƣớc. Ngoài ra cách thức giải ngân còn góp phần kiển tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có đƣợc sử dụng đúng mục đích cam kết không.

Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hoá hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này. Tuy vậy, giải ngân cũng phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo thuận lợi, tránh gây khó khăn và phiền hà cho khách hàng.

+ Kiểm tra Giám sát cho vay

Giám sát cho vay nhằm bảo đảm cho tiền vay đƣợc sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các phƣơng pháp giám sát tín dụng có thể áp dụng bao gồm:

 Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.  Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ.  Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ.

 Kiểm tra các hình thức bảo đảm tiền vay.

 Giám sát hoạt động KH thông qua mối quan hệ với khách hàng khác.  Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác.

+ Thanh lý hợp đồng cho vay

Đây là khâu kết thúc của quy trình cho vay. Khâu này gồm có các việc quan trọng cần xử lý:

(1) Thu nợ cả gốc và lãi; (2) Tái xét hợp đồng cho vay (3) Thanh lý hợp đồng cho vay.

1.3.3. Rủi ro cho vay

Rủi ro thanh toán tiền vay: Khi ngƣời đi vay không thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ tiền vay khi đến hạn do tình hình kinh doanh gặp khó khăn, dẫn đến mất khả năng thanh toán tạm thời hoặc vĩnh viễn hay ngƣời đi vay cố ý không trả tiền vay do ý đồ chiếm dụng hoặc lừa đảo.Số tiền thu về ( cả gốc và lãi) không bù đắp đƣợc số vốn mà ngân hàng cho vay đó bỏ ra để cho vay.

Rủi ro khi có sự thay đổi tỷ giá hối đoái: Do các khoản cho vay

bằng ngoại tệ ngày càng tăng, cùng với các nghiệp vụ khác nên các ngân hàng phải trực tiếp tham gia vào thị trƣờng hối đoái. Từ lúc ký hợp đồng cho vay đến khi giải ngân xong. Ngân hàng cần có một khoảng thời gian nhất định. Do đó, khó tránh khỏi những rủi ro xảy ra khi tỷ giá hối đoái thay đổi.

Rủi ro khi có sự thay đổi lãi suất bình quân trên thị trƣờng: ảnh

hƣởng đến mức lãi suất ngân hàng đang áp dụng trong các giao dịch cho vay. Lãi suất cho vay của các NHTM đƣuọc xác định trên lãi suất bình quân trên thị trƣờng và chính sách lãi suất của ngân hàng. Mức lãi suất này đƣợc áp dụng cho ngƣời đi vay trong suốt thời gian vay( hợp đồng vay lãi suất cố định). Vì vậy trong thời gian đó, nếu có sự biến động lớn về lãi suất sẽ gây ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng đặc biệt là khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trƣờng.

Rủi ro về tài sản: đảm bảo biến động về giá cả. Rủi ro này xảy ra

khi các tài sản đảm bảo bị thay cốt lõi hoặc bị chiếm đợt hay mất trộm… điều này gây cho ngân hàng tổn thất khi thanh lý để bù đắp khoản vay.

Để thực hiện việc cho vay một cách có hiệu quả, điều không thể không làm là phòng ngừa và hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất, vừa đảm bảo cho vay có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh trong khi bên cho vay vẫn thu hồi đƣuọc gốc và có lãi.

b. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đắk nông (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)