Những vấn đề đặt ra trong đáp ứng nhu cầu đào tạo cho đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo cho đội ngũ cán bộ công đoàn trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 96 - 98)

bộcông đoàn tỉnh Hòa Bình

Hiện nay, trong đào tạo CBCĐ tại tỉnh Hòa Bình còn nhiều khó khăn và hạn chế. Trong đó, công tác xây dựng, lập kế hoạch đào tạo nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu đào tạo cho CBCĐ là rất khó. Nguồn kinh phí để phục vụ các hoạt động đào tọa, tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cho các CBCĐ rất ít ỏi, chủ yếu từ ngân sách nhà nước nên còn khó khăn, chưa đáp ứng được 100% cho các CBCĐ tham gia học và bồi dưỡng. Vẫn có các lớp học CBCĐ tự đi học để năng cao trình độ.

Ngoài ra, các CBCĐ đều rất muốn đi học nhưng lại không có nhiều thời gian để tham gia các lớp đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ. Đa sốcác CBCĐ đều

đã có gia đình và thời gian đi làm đã chiếm 8 tiếng/ngày, vì thế nếu đi học công việc có thể bị chậm lại đồng thời, thời gian dành cho gia đình cũng hạn chế. Dẫn đến tâm lý ngại đi học ởcác CBCĐ. Cụ thể một số thuận lợi và khó khăn như sau:

Bảng 4.26. Những thuận lợi và khó khăn trong đáp ứng nhu cầu đào tạo cho

đội ngũ cán bộcông đoàn tỉnh Hòa Bình

Nội dung Thuận lợi Khó khăn

1. Xây dựng

chiến lược,

chương trình, kế hoạch đào tạo của

thành phố Hòa

Bình

-Trong quá trình xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch đào tạo được các ban lãnh đạo cấp trên quan tâm, tạo điều kiện để xây dựng 1 chương trình hiệu quả, phù hợp với thực tế.

-Để xây dựng được một kế hoạch đào tạo phù hợp với đa số các CBCĐ trong thành phố là rất khó.

2. Nội dung đào tạo

-Nội dung đào tạo được các giáo viên có trình độ cao biên soạn, đảm bảo nội dung phù hợp, được cập nhật thực tế xã hội.

-Vẫn tồn tại hiện tượng trình bày một nội dung nhiều lần trong các khóa đào tạo khác nhau, gây nhàm chán.

3. Phương thức tổ chức đào tạo

-Các phương thức tổ chức đều được các CBCĐ sôi nổi tham gia đặc biệt là các hoạt động thực tế, gắn lý thuyết với thực hành.

Các nội dung về các cơ chế chính sách dễ gây buồn ngủ, khó tạo hứng thú cho người học. 4. Kinh phí cho đào tạo cán bộ công đoàn

-Được Liên đoàn lao động tỉnh Hòa Bình tạo điều kiện, cấp kinh phí đào tạo thừ nguồn kinh phí nhà nước.

-Một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hỗ trợ các CBCĐ đi học như kinh phí đi lại, ăn ở.

-Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước còn khó khăn, chưa đsap ứng được 100% cho các CBCĐ tham gia học và bồi dưỡng. Vẫn có các lớp học CBCĐ tự đi học để năng cao trình độ 5. Cán bộ công đoàn -CBCĐ chuyên trách tỉnh Hòa Bình có năng lực khá, khả năng vận dụng vào thực tế khá tốt, tổ chức các hoạt động khá thành thạo chuyên nghiệp.

-CBCĐ không chuyên trách tại Hòa Bình có tinh thần trách nhiệm cao, luôn ý thức tham gia nhiệt tình các lớp đào tạo bồi dưỡng CBCĐ để nâng cao các kỹ năng lãnh đạo công đoàn.

-Nhìn chung các CBCĐ

cả chuyên trách và không chuyên trách đều đã có gia đình và rất nhiều mối quan tâm khác trong công việc, cuộc sống vì vậy nên vẫn giữ tâm lý ngại đi học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo cho đội ngũ cán bộ công đoàn trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 96 - 98)