Giải pháp về xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch đào tạo cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo cho đội ngũ cán bộ công đoàn trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 99 - 101)

bộcông đoàn

Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ phải gắn với chiến lược và kế hoạch đào tạo chung của các cấp, các ngành.

Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ phải phù hợp với chiến lược công tác cán bộ của khối cơ quan, đảm bảo tính chủ động nguồn cán bộ kế cận, có quy hoạch và thực hiện luân chuyển khi cần thiết và ngược lại.

Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn đến 2020 cần được xây dựng chi tiết tới từng đối tượng cụ thể với mục tiêu đạt được là “Đội ngũ cán bộ công đoàn không chuyên trách tinh thông nghiệp vụ, phương pháp và kỹ năng công tác công đoàn, đảm bảo góp phần không ngừng nâng cao năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ công đoàn không chuyên trách đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp”. Một số mục tiêu cụ thể là:

100% cán bộ công đoàn chủ chốt (chủ tịch, phó chủ tịch và cán bộ quy hoạch nguồn) của công đoàn cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được đào tạo qua các lớp tập trung, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ công đoàn, phương pháp và kỹ năng công tác công đoàn từ 3 đến 6 tháng trở lên và cử tham gia các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.

100% CBCĐCS (kể cả tổ trưởng, tổ phó tổ công đoàn) đều được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn (3 đến 5 ngày) về nghiệp vụ công tác công đoàn và lớp phổ biến giáo dục pháp luật lao động tổ chức hàng năm.

Phấn đấu để 20% ủy viên BCH công đoàn cơ sở trở lên được tham gia các lớp đào tạo tập trung 3 tháng về nghiệp vụ và kỹnăng chuyên sâu theo lĩnh vực được phụ trách tại trường Đại học công đoàn.

100% cán bộ công đoàn chuyên trách được cử tham gia khóa học tập trung tại Đại học công đoàn về kiến thức và phương pháp, kỹ năng hoạt động công đoàn từ 6 tháng trở lên.

30% trở lên cán bộ công đoàn cơ sở được Chính quyền đơn vị ưu tiên cử tham gia các khóa học nâng cao về nghiệp vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực mình

đang phụ trách tại đơn vị và học các lớp bồi dưỡng nâng cao ngoại ngữ.

Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động. Quan tâm và chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộcông đoàn các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tổ chức khảo sát, nắm bắt số doanh nghiệp có đủ điều kiện thành lập CĐCS để đưa vào kế hoạch, thành lập ít nhất từ 2 CĐCS trở lên, trong đó tập trung ở các doanh nghiệp có đông lao động để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thành lập công đoàn cơ sở.

Tiếp tục làm tốt trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc phát hiện bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên và người lao động ưu tú để Đảng xem xét, bồi dưỡng, kết nạp theo quy định của Điều lệĐảng.

Tiếp tục đổi mới xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo CBCĐ chuyên trách và không chuyên trách.

Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ chuyên trách và không chuyên trách phải bám sát mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng CBCĐCS là nhằm đảm bảo tăng cường kiến thức và từng bước “bài bản hoá” cách thức, phương pháp tổ chức hoạt động công đoàn cho đội ngũ CBCĐCS, tháo gỡ những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng công tác CĐ để tạo điều kiện thuận lợi và khả năng hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất cho người CBCĐCS.

Đồng thời phải xuất phát từ quan điểm lấy đối tượng đào tạo làm trung tâm xuất phát điểm để xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo cho phù hợp yêu cầu bởi đối tượng đào tạo ở đây họ là cán bộ công đoàn kiêm nhiệm nên rất đa dạng về kiến thức chuyên môn, nhưng số đông lại có trình độ chuyên môn rất cao, có trình độ lý luận cơ bản, phần nhiều chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ công tác công đoàn nên còn thiếu nghiệp vụ và kỹ năng công tác công đoàn. Song song với việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹnăng công tác công đoàn cần chú ý gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghề nghiệp cho cán bộ công đoàn thuộc lĩnh vực công tác họ được giao nhằm giúp họ hoàn thành tốt nhất công tác chuyên môn để có điều kiện (ít khó khăn hơn) tham gia hoàn thành tốt công tác công đoàn được giao. Đây cũng là yêu cầu đặt ra cho công tác quy hoạch, đào tạo CBCĐCS phải theo địa chỉ chứ không thể quy hoạch, đào tạo chung chung.

ứng đầy đủ cho tất cả các đối tượng CBCĐ, từ UV BCH các công đoàn cơ sởđến đội ngũ CBCĐchuyên trách trong các cơ quan công đoàn cấp trên cơ sở, tiếp đến là cấp tổtrưởng, tổ phó các công đoàn bộ phận, tổ công đoàn, về lâu dài cần tính đến đối tượng CB diện quy hoạch, luân chuyển sang làm CBCĐ chuyên trách.

Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn và chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cán bộ công đoàn ở cơ quan Bộ phải phù hợp với yêu cầu công tác chung của Bộ, cũng như của các cơ quan, đơn vị thuộc khối cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đảm bảo 100% CBCĐCS hàng năm được tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ và kỹnăng công tác công đoàn.

Nội dung kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ cần chú ý xây dựng đầy đủ chi tiết với các tiêu chí cơ bản như sau:

Đối tượng đào tạo: Rõ về số lượng, chia theo đối tượng CB chuyên trách, không chuyên trách. Đào tạo đào tạo nghiệp vụ nghiệp CĐ cho cả hai nhóm CBCĐ chuyên trách và không chuyên trách. CBCĐ chuyên trách tập trung đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực CĐ.CBCĐ không chuyên trách tập trung cho đào tạo chuyên môn lấy bằng cấp ngoài CĐ.

Nội dung đào tạo: Các lớp đào tạo nghiệp vụ cần tập trung các kỹ năng sử dụng máy tính và kỹnăng xửlý công văn, giấy tờ.

Địa điểm tổ chức đào tạo: Xa cơ quan/tại cơ quan cần tính đến yếu tố khả năng tham gia khoá học được nhiều nhất khi được triệu tập đối với cán bộ công đoàn.

Hình thức đào tạo: đào tạo tập trung ngắn ngày..., tổ chức tập huấn bồi dưỡng, cập nhật thông tin, chế độ chính sách mới...Bổ túc, nâng cao kỹ năng công tác... Kết hợp đi thực tế, tổ chức hội nghị, hội thảo khác; phổ biến kiến thức thông tin qua việc gửi tài liệu tự nghiên cứu...

Yêu cầu về giảng viên cụ thể cho từng nội dung, từng lớp học.

Kinh phí đào tạo: Nguồn kinh phí từ quỹ công đoàn. Cấp kinh phí 100%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo cho đội ngũ cán bộ công đoàn trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 99 - 101)