Giải pháp đổi mới nội dung đào tạo cán bộ công đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo cho đội ngũ cán bộ công đoàn trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 101 - 104)

Công đoàn, Liên đoàn lao động cần chú ý đổi mới chương trình và nội dung đào tạo, nên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tập trung theo từng chủ đề cụ thể, từng loại đối tượng cụ thể để khắc phục tình trạng có người được đào tạo đi đào tạo lại, có người không được đào tạo nên chất lượng không đồng đều, không sâu và

không kiểm soát được đối tượng cần đào tạo, đảm bảo sát thực tế và yêu cầu từng lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở.

Cần cơ cấu nội dung đào tạo hợp lý hơn, khắc phục tình trạng nghèo nàn về nội dung đào tạo. Trước mắt nên tăng cường đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức nghiệp vụ công tác công đoàn, bổ túc kỹ năng thiếu hụt cho CBCĐ cùng với trang bị kiến thức hệ thống cho họ theo kiểu “bắt tay chỉ việc”, bố trí cân đối giữa lý thuyết và thực hành, từng bước trang bị kiến thức một cách có hệ thống và phương pháp làm việc bài bản, khoa học, hiệu quả. Trong thời gian tới, Công đoàn cơ quan Bộ cần có kế hoạch để sớm bù đắp những thiếu hụt về kiến thức và kỹnăng công tác công đoàn của đội ngũ cán bộ công đoàn hiện nay như đã phân tích ở các mục trên, cụ thể nên ưu tiên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹnăng công tác chođội ngũ CBCĐ theo thứ tựưu tiên như sau:

Thứ nhất là: Bồi dưỡng tập huấn kỹ năng tuyên truyền vận động thuyết phục cho đội ngũ CBCĐ chuyên trách và không chuyên trách. Nội dung này cần được ưu tiên trước hết và phải đưa vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên hàng năm của công đoàn chuyên trách.

Thứ hai là: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật cho đội ngũ CBCĐ các cấp, nhất là những văn bản quy phạm pháp luật liên quan chế độ chính sách lao động. Đây là điều kiện cần để CBCĐ giải quyết thấu tình, đạt lý tất cả những công việc liên quan mâu thuẫn phát sinh từ những tranh chấp lao động ởcơ quan, đơn vị.

Thứ ba là: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ công tác công đoàn cho đội ngũ CBCĐ. Đây là cách giúp người CBCĐ hiểu biết nguyên tắc hoạt động của tổ chức, nghiệp vụchuyên môn, có phương pháp làm việc hiệu quả, có khả năng kỹnăng xử lý những tình huống phát sinh, nhất là những mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động để hoà giải những mâu thuẫn đó, xây dựng đoàn kết và phát huy dân chủ, thực hiện đúng vai trò, trọng trách là người đại diện cho quần chúng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động, là chỗ dựa cho quần chúng, đoàn viên công đoàn và tập hợp được đông đảo quần chúng tham gia phong trào thi đua yêu nước, tích cực công tác phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao...

Thứ tư là: Thường xuyên có kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹnăng tổ chức hoạt động phong trào, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức các hoạt

động cộng đồng, kiến thức ngoại ngữ, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế... cho CBCĐCS giúp họ có khảnăng phát triển trong mọi môi trường công tác mới, với phương pháp làm việc mới hiệu quả hơn, là tấm gương sáng trong công tác và thu hút sự chú ý của công chúng và có tín nhiệm cao để vận động, lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia phong trào khi đã phát động.

Người CBCĐ thường xuyên phải nghiên cứu, đề xuất với cấp uỷ Đảng, chính quyền đơn vịcác phương án tổ chức các chương trình công tác, hoạt động công đoàn ởcơ quan, đơn vị nên không thể không hiểu biết kỹnăng thuyết trình, tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo... Với người CBCĐ, họ càng hiểu rõ và thực hành tốt kỹ năng thuyết trình, tổ chức sự kiện, hội nghị hội thảo cho CBCĐ sẽ càng làm cho họ tự tin hơn trong công tác, nhất là khi phải báo cáo, giải trình, thuyết minh những vấn đề liên quan công tác... và hiệu quảcông tác cũng sẽ càng cao hơn.

Thứ năm là: Cần chú ý tổ chức tập huấn, trang bị phương pháp hoạt động công đoàn cho CBCĐ trong tình hình mới. Bởi CBCĐ, họ là cầu nối giữa quần chúng với Đảng, là đối trọng với Chính quyền cơ quan, đơn vị trong việc giám sát tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động ở đơn vịnên có phương pháp hoạt động đúng, hiệu quả là điều rất cần thiết cho đội ngũ CBCĐ, nhưng cần ưu tiên trang bịtrước hết cho đội ngũ cán bộ là lãnh đạo công đoàn các cơ quan đơn vị (Chủ tịch, Phó chủ tịch công đoàn cơ sở) sau đó là đến các Uỷ viên BCH các công đoàn cơ sởđểđảm bảo tính cân đối với các điều kiện về thời gian học, kinh phí...

Thứ sáu là: Quan tâm đào tạo nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công đoàn cơ sở, trước hết là lĩnh vực chuyên môn mà CBCĐ đó được phân công đảm nhận ở cơ quan, đơn vị nhằm giúp họ có điều kiện hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao ở đơn vị điều này cũng có nghĩa là giúp họ hoàn thành được nhiệm vụ công tác công đoàn mà họ được phân công vì cùng một lúc ở cơ quan họ phải gánh vác hai nhiệm vụđó là nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ công đoàn, trong đó nhiệm vụ chuyên môn là chính, nhiệm vụ công đoàn lại chỉ là kiêm nhiệm vì vậy họ có hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn mới có điều kiện để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ công đoàn. Tăng cường đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho CBCĐCS chính là giải pháp giúp họ có điều kiện hơn để thực hiện nhiệm vụ công đoàn hiệu quảhơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo cho đội ngũ cán bộ công đoàn trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 101 - 104)