Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán trách nhiệm tại viễn thông quảng bình (Trang 73 - 76)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.2. Những mặt hạn chế

Mặc dù tại Viễn thông Quảng Bình có phân cấp quản lý chặt chẽ, phân chia trách nhiệm, quyền hạn cho các phòng ban, các đơn vị trực thuộc. Tuy nhiên, công tác kế toán trách nhiệm tại Viễn thông Quảng Bình vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể là:

- Phân cấp quản lý tại Viễn thông Quảng Bình vẫn chưa hình thành các trung tâm trách nhiệm tương ứng với phân cấp quản lý tại các Viễn thông trực thuộc. Bởi vì theo phân cấp quản lý thì Giám đốc các đơn vị trực thuộc phải chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, và tiêu thụ tại đơn vị của mình quản lý. Có quyền quyết định mọi hoạt động về chi phí, doanh thu phát sinh tại đơn vị của mình quản lý. Như là bán sản phẩm đó cho ai, cho khách hàng nào, cách thức bán hàng ra sao…, các khoản mục chi phí liên quan đến việc thực hiện tiêu chí về doanh thu đó. Khi không thể xác định đúng trách nhiệm quản lý tại các đơn vị trực thuộc, thì không thể nâng cao được hiệu quả hoạt động tại các đơn vị đó, vì chỉ có xác định đúng trách nhiệm mới mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động.

- Công tác kế toán tập trung nhiều vào kế toán tài chính mà chưa thật sự chú trọng đến kế toán quản trị. Công tác lập kế hoạch và tổ chức lập báo cáo thực hiện chỉ mang tính đại khái, theo quy định chứ chưa đi vào chi tiết, cụ thể. Do đó, cần xây dựng một hệ thống dự toán hướng đến trách nhiệm của từng đơn vị trực thuộc để làm cơ sở đánh giá thực hiện kế hoạch. Ngoài ra cần phải xây dựng thêm các dự toán ngoài vấn đề tài chính, như vấn đề khách hàng, nội bộ, để đánh giá một cách toàn diện hơn về trách nhiệm quản lý của Giám đốc các đơn vị trực thuộc.

- Chưa xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả của từng Viễn thông trực thuộc, mặc dù bước đầu đã có những đánh giá về doanh thu, chi phí và phát triển dịch vụ của từng đơn vị. Hệ thống chỉ tiêu này sẽ giúp đánh

64

giá trách nhiệm của từng đơn vị một cách chính xác. Căn cứ vào kết quả mà các đơn vị đó hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu chung của đơn vị như thế nào.

- Công tác phân tích chi phí, doanh thu chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức. Viễn thông Quảng Bình mới dừng lại ở việc so sánh doanh thu, chi phí để đánh giá mức độ biến động của chúng so với kế hoạch và so với cùng kỳ năm trước, chưa chú trọng đến việc đánh giá thành quả của các đơn vị trực thuộc trong việc kiểm soát doanh thu, chi phí. Do vậy chưa làm rõ được vai trò quản lý của từng cấp quản lý trong đơn vị.

65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã khái quát được những đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Viễn thông Quảng Bình từ quá trình hình thành, phát triển cho đến việc phân cấp quản lý, thực trạng công tác kế toán phục vụ quản trị, đánh giá trách nhiệm tại đơn vị. Đây là một đơn vị có quy mô khá lớn, cần phải có cơ chế quản lý phù hợp để các đơn vị, bộ phận phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, nhằm mang lại lợi ích kinh tế cao nhất, thực hiện các mục tiêu chung của đơn vị một cách trôi chảy. Qua tìm hiểu và phân tích thực tế tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác kế toán phục vụ quản trị nội bộ nói riêng tại Viễn thông Quảng Bình cho thấy kế toán trách nhiệm tại đơn vị chưa được quan tâm, tổ chức một cách đầy đủ, do đó chưa phát huy hiệu quả của thông tin kế toán phục vụ đánh giá trách nhiệm quản lý tại Viễn thông Quảng Bình.

Qua đó, luận văn cũng đánh giá được những điểm đã đạt được cũng như những hạn chế trong hệ thống kế toán trách nhiệm tại Viễn thông Quảng Bình. Để khắc phục những hạn chế đó, tác giả tiếp tục trình bày những phương pháp và hướng giải quyết nhằm hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Viễn thông Quảng Bình được đề cập trong chương 3 của luận văn.

66

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI VIỄN THÔNG QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán trách nhiệm tại viễn thông quảng bình (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)