7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Thiết lập các trung tâm trách nhiệm tại Viễn thông Quảng Bình
định lại trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc không chỉ là doanh thu, chi phí, mà còn liên quan tới yếu tố lợi nhuận đạt được. Còn đối với Viễn thông Quảng Bình thì chưa thực hiện đúng chức năng là một trung tâm đầu tư, khi mà chưa thể hiện rõ được các chỉ tiêu đánh giá cụ thể về hiệu quả đầu tư tại đơn vị. Viễn thông Quảng Bình cần phải tổ chức kế toán trách nhiệm để thiết lập hệ thống cung cấp thông tin từ cấp thấp đến cấp cao, và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm của các cấp quản lý, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị, cũng như đánh giá trách nhiệm quản lý một cách chính xác hơn.
Dựa trên cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm, những đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý hiện nay tại Viễn thông Quảng Bình, giải pháp để hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Viễn thông Quảng Bình được tập trung vào các vấn đề sau:
- Tổ chức các trung tâm trách nhiệm.
- Hoàn thiện công tác lập dự toán gắn liền với các trung tâm trách nhiệm. - Hoàn thiện việc đánh giá hoàn thành trách nhiệm của các trung tâm
trách nhiệm.
3.2. TỔ CHỨC CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM TẠI VIỄN THÔNG QUẢNG BÌNH THÔNG QUẢNG BÌNH
3.2.1. Thiết lập các trung tâm trách nhiệm tại Viễn thông Quảng Bình Bình
Dựa trên phân cấp quản lý hiện nay tại Viễn thông Quảng Bình, có thể thiết lập các trung tâm trách nhiệm theo 2 cấp quản lý cơ bản:
68
Cấp thứ nhất: Cấp cao nhất là Viễn thông Quảng Bình, trung tâm này chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của toàn Viễn thông Quảng Bình (Từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đến các quyết định về vốn sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó). Nhà quản trị cấp cao của trung tâm này là Giám đốc Viễn thông Quảng Bình. Đây được xác định là trung tâm đầu tư. Với tư cách là trung tâm đầu tư thì Giám đốc Viễn thông Quảng Bình sẽ đánh giá được lợi nhuận tạo ra có tương xứng với số vốn đầu tư hay không, thông qua đó cũng hướng sự chú ý của nhà quản lý tới hiệu quả sử dụng của vốn đầu tư thông qua các chỉ tiêu đánh giá. (Ban đầu thì Viễn thông Quảng Bình chỉ quan tâm tới mức lợi nhuận mang lại cho đơn vị, chứ chưa quan tâm tới hiệu quả sử dụng vốn)
Cấp thứ hai: Là các Viễn thông trực thuộc, trung tâm dịch vụ khách hàng trực thuộc Viễn thông Quảng Bình. Chịu trách nhiệm về hoạt động của các trung tâm này là các Giám đốc Viễn thông huyện và Giám đốc trung tâm dịch vụ khách hàng. Các trung tâm này được xác định là các trung tâm lợi nhuận. Vì theo phân cấp quản lý hiện tại thì các Viễn thông trực thuộc đã đủ điều kiện để lập thành trung trung tâm lợi nhuận. Điểm giống nhau giữa trung tâm lợi nhuận và bộ phận tạo ra doanh thu là đều chú trọng về mặt doanh thu, còn bộ phận tạo ra doanh thu thì chi phí sẽ không được chú trọng so với doanh thu. Khi thành lập trung tâm lợi nhuận người quản lý sẽ chú trọng hơn về doanh thu, và chi phí để tạo ra được mức lợi nhuận cao nhất. Do đó, sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động cho đơn vị.
Mô hình phân cấp quản lý tại Viễn thông Quảng Bình được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơđồ 3.1. Sơđồ các trung tâm trách nhiệm
Trung tâm dịch vụ khách hàng
Trung tâm lợi nhuận
Viễn thông Đồng Hới
Trung tâm lợi nhuận
Viễn thông Quảng Bình
Trung tâm đầu tư
Viễn thông ….
69
3.2.2. Xác định trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm tại Viễn thông Quảng Bình
a. Vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá trách nhiệm tại Viễn
thông Quảng Bình
Hiện tại để đánh giá trách nhiệm quản lý của Viễn thông Quảng Bình cũng như các Viễn thông trực thuộc thì Giám đốc Viễn thông Quảng Bình chỉ mới chú trọng đến vấn đề tài chính, mà chưa chú trọng đến các phương diện khác như: Khách hàng, quy trình nội bộ, học tập và phát triển. Vì vậy chưa thể đánh giá một cách toàn diện về công tác quản lý của các đơn vị trong cấp quản lý. Ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong kế toán trách nhiệm sẽ giúp nhà quản lý xác định đầy đủ các trách nhiệm của nhà quản lý dựa trên cơ sở cân bằng các phương diện cốt lõi, hướng tới giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao và bền vững, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Qua các chỉ số đo hiệu quả về bốn phương diện: Tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học tập và phát triển được báo cáo định kỳ, thường xuyên giúp cán bộ lãnh đạo được cảnh báo sớm và có quyết định chính xác, kịp thời hơn để bảo đảm các đơn vị thực thi đúng, đầy đủ, có hiệu quả các trách nhiệm được giao. Công cụ này cũng làm rõ mối liên kết giữa các mảng hoạt động trong tổ chức với chiến lược. Qua đó mỗi nhân viên hiểu rõ hơn vị trí và vai trò của mình trong việc thực hiện chiến lược, để tăng cường động lực đóng góp cho doanh nghiệp.
Các nội dung cơ bản của thẻ điểm cân bằng được vận dụng tại Viễn thông Quảng Bình là:
- Phương diện tài chính: Các chỉ tiêu tài chính được sử dụng để đánh giá trách nhiệm là: Doanh thu, lợi nhuận, chi phí, hiệu quả sinh lời của vốn và tài sản đạt hiệu quả cao.
70
tiêu đánh giá trách nhiệm liên quan công tác phục vụ khách hàng được tốt nhất, và công tác thu hút khách hàng mới. Đảm bảo sự hài lòng của khách hàng đối với đơn vị ở mức cao nhất.
- Phương diện quy trình nội bộ: Viễn thông Quảng Bình cần phải thiết lập các chỉ tiêu đo lường trách nhiệm trong việc quản lý bán hàng và quản trị doanh nghiệp (như việc quản lý chi phí đầu vào, công tác thu hồi nợ của khách hàng, tỷ lệ yêu cầu khách hàng được đáp ứng kịp thời…).
- Phương diện học tập và phát triển: Viễn thông Quảng Bình cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên, cũng như năng lực quản lý của bộ máy lãnh các bộ phận.
b. Xác định trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận tại Viễn thông
Quảng Bình
Trên cơ sở vận dụng thẻ điểm cân bằng các trách nhiệm cụ thể được sử dụng thông qua các phương diện sau:
Phương diện tài chính
- Các trung tâm lợi nhuận phải đảm bảo được tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trên doanh thu đạt được. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí và vốn để đảm bảo các mục tiêu về tăng trưởng lợi nhuận.
- Xây dựng hệ thống các báo cáo dự toán từ việc phát triển dịch vụ, doanh thu, chi phí, đến dự toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Về phần báo cáo thực hiện, ngoài báo cáo về doanh thu, chi phí. Thì cần phải lập thêm báo cáo về thu nhập nhằm phản ánh tình hình lợi nhuận của đơn vị đạt được. Trong điều kiện hiện nay, báo cáo lợi nhuận được lập nên dưới dạng báo cáo lợi nhuận theo số dư đảm phí.
- Phải hạch toán doanh thu một cách rõ ràng như doanh thu từ khách hàng, doanh thu nội bộ, doanh thu kinh doanh thương mại…. Trong đó doanh
71
thu từ khách hàng phải được Viễn thông Quảng Bình quản lý chặt chẽ, vì đây là khoản mục doanh thu cơ bản của đơn vị. Phải hạch toán chi phí một cách rõ ràng, cụ thể đối với từng khoản mục chi phí. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn chi phí phát sinh ở đơn vị.
- Ngoài ra cần phải tổng hợp đầy đủ, chính xác doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, đồng thời theo dõi và quản lý tình hình sử dụng tài sản, bảo đảm sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, mang lại lợi nhuận ngày càng cao.
- Trên cơ sở doanh thu và chi phí đã được hạch toán cho từng loại hoạt động, kế toán sẽ kết chuyển để xác định kết quả kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Báo cáo này sẽ được so sánh với dự toán đã được lập để tiến hành đánh giá trách nhiệm quản lý của các Viễn thông trực thuộc.
Phương diện khách hàng
- Xét về phương diện khách hàng thì các đơn vị Viễn thông trực thuộc cần phải xem xét đến chính sách thu hút được khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Như là việc kết hợp các yếu tố quảng cáo, dịch vụ cho khách hàng và địa điểm bán hàng thuận lợi.
- Đơn vị cần phải thỏa mãn được sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của mình, cũng như có sự hài lòng của khách hàng về thái độ làm việc của các bộ công nhân viên. Như là chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng tốt, thái độ nhân viên hòa nhã, đáp ứng tối đa mọi yêu cầu của khách hàng.
Phương diện quy trình nội bộ: Cốt lõi của quy trình này thì các Viễn thông trực thuộc cần phải chú trọng quy trình thực hiện và hậu mãi đó là: Tối ưu hóa chi phí đầu vào nhằm giảm chi phí và giá vốn hàng bán. Tăng cường công tác thu hồi nợ của khách hàng, vì đa phần dịch vụ được khách hàng sử dụng đến cuối tháng mới tính được khoản phải thu của khách hàng. Nâng cao tỷ lệ yêu cầu cung cấp dịch vụ được đáp ứng, nhằm phục vụ khách hàng một cách nhanh nhất.
72
Phương diện học tập và phát triển: Các đơn vị trực thuộc phải nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, giúp cho cán bộ ngày càng chuyên sâu hơn về chuyên môn nghiệp vụ. Cần khuyến khích hơn nữa số cán bộ có các cải tiến mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
c. Xác định trách nhiệm của trung tâm đầu tư tại Viễn thông Quảng Bình
Phương diện tài chính
- Làm như thế nào để đảm bảo việc sử dụng vốn có hiệu quả nhất, đạt các mục tiêu đã đề ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đảm bảo tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, nhằm năng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn.
- Phân tích tình hình doanh thu, chi phí và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các đơn vị trực thuộc và quản lý tình hình sử dụng tài sản nhằm bảo toàn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
- Xác định được khả năng sinh lời chung trên một đồng vốn đầu tư là bao nhiêu và thực hiện nổ lực thúc đẩy hiệu quả hoạt động đầu tư trong toàn Viễn thông Quảng Bình.
Phương diện khách hàng
- Xét về phương diện khách hàng thì Viễn thông Quảng Bình cần phải xem xét đến chính sách thu hút được khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Như là việc kết hợp các yếu tố quảng cáo, dịch vụ cho khách hàng và địa điểm bán hàng thuận lợi trong địa bàn tỉnh.
- Đơn vị cần phải thỏa mãn được sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của mình, cũng như có sự hài lòng của khách hàng về thái độ làm việc của các bộ công nhân viên. Như là chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng tốt, thái độ nhân viên hòa nhã, đáp ứng tối đa mọi yêu cầu của khách hàng.
73
Phương trình quy trình nội bộ
Cốt lõi của quy trình này thì Viễn thông Quảng Bình cần phải chú trọng đến quy trình thực hiện và hậu mãi đó là: Tối ưu hóa chi phí đầu vào nhằm giảm chi phí và giá vốn hàng bán. Quá trình đầu tư các dự án trọng điểm được đưa vào hoạt động nhằm phục vụ công tác sản xuất kinh doanh. Quản lý khả năng tăng cường công tác thu hồi nợ của khách hàng ở các đơn vị trực thuộc, cũng như việc nâng cao tỷ lệ yêu cầu cung cấp dịch vụ được đáp ứng ngày càng nâng cao.
Phương diện học tập và phát triển: Viễn thông Quảng Bình cần phải nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong toàn đơn vị, giúp cho cán bộ công nhân viên ngày càng chuyên sâu hơn về chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ quản lý các cấp phải thường xuyên trau dồi kiến thức để phục vụ tốt cho công tác quản lý. Cần khuyến khích hơn nữa số cán bộ có các cải tiến mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.