Kết quả can thiệp gãy xương chậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số yếu tố liên quan đến dạng gãy các xương chi sau của chó và phương pháp can thiệp (Trang 45)

Sử dụng phương pháp nẹp vít đã giải quyết được toàn bộ các ca, các điểm gãy và phục hình được xương chậu.

Hình 4.6. Phẫu thuật chỉnh hình xương chậu 4.6.2. Các kỹ thuật kết xương đùi

Bảng 4.11. Các kỹ thuật kết xương đùi (n = 58)

Kỹ thuật kết xương Số ca Tỉ lệ %

Đóng đinh Kirschner nội tủy 37 63,79

Đóng đinh nội tủy có chốt 5 8,62

Đóng đinh cố định ngoài có đinh nội tủy 6 10,34

Đóng đinh cố định ngoài không có đinh nội tủy 3 5,17

Dùng nẹp và vít 7 12,07

Tổng 58 100

Trước mổ Vị trí gắn đinh Sau mổ

Hình 4.8. Hình ảnh X quang xương đùi sau phẫu thuật chỉnh hình

Hình 4.10. Đóng đinh nội tủy có chốt

Đã sử dụng phương pháp đóng đinh Kirschner nội tủy trong can thiệp gãy xương đùi. Nếu có mảnh rời, tiến hành đặt mảnh rời vào vị trí và cố định bằng chỉ inox. Với các trường hợp chó to, do sức nặng, nơi kết xương phải chịu sức nặng của cơ thể phương pháp cố định ngoài, nẹp vít hoặc phương pháp đóng đinh nội tủy có chốt được sử dụng.

Các trường hợp gãy dập, có thể nắn chỉnh và đóng đinh nội tủy không cần mở chỗ bị gãy. Kỹ thuật được thực hiện dưới màn hình tăng sáng máy C-arm. Các trường hợp gãy dập nát có tổ chức bị hư hại nặng nề không thể can thiệp mở ổ gãy xếp xương chúng tôi tiến hành nắn xương và đóng đinh cố định ngoài, kết hợp sức kéo và băng ép mềm nhằm tránh tổn thương do ngoại khoa giúp màng xương và tổn thương mau hồi phục hơn.

Phương pháp dùng nẹp vít được đánh giá là phục hồi nhanh, tuy nhiên chi phí cao nên không có nhiều chủ nuôi sử dụng dịch vụ này.

4.6.3. Kỹ thuật kết xương cẳng chân

Bảng 4.12. Kỹ thuật kết xương cẳng chân (n = 42)

Kỹ thuật kết xương số (ca) Tổng Tỉ lệ (%)

Đóng đinh cố định khung ngoài có đinh nội tủy 9 21,43 Đóng đinh cố định khung ngoài không có đinh nội tủy 29 69,05

Đóng đinh nội tủy có chốt 4 9,52

Hình 4.12: Kết quả sau phẫu thuật chỉnh hình xương chày

Do phương pháp đóng đinh nội tủy có chốt thường chỉ thực hiện được ở những con có cân nặng trên 10kg, chi phí ca mổ cao, nên số ca được thực hiện theo phương pháp này không nhiều.

Đa số các ca được sử dụng phương pháp đóng đinh nội tủy và cố định khung ngoài. Các ca can thiệp đóng nội tủy đinh sẽ xuyên qua và gây tổn thương đĩa sụn tăng trưởng, chính vì thế chúng tôi chỉ sử dụng khi cần thiết, đinh chỉ có ý nghĩa cố định tạm thời, sau khi can xương đủ độ chắc (1,5 tháng), sẽ tiến hành tháo đinh nhằm giúp xương phát triển tốt.

4.6.4. Kỹ thuật kết xương bàn – ngón

Trước mổ Trong mổ

Hình 4.13. Đóng đinh nội tủy xương bàn chân

Các ca phần bàn ngón đều được sử dụng phương pháp đóng 1 đinh nội tủy vào mỗi xương bị gãy.

4.6.5. Kết quả điều trị

4.6.5.1. Tình trng vết m sau can thip (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.13. Tính trạng vết mổ sau can thiệp (n = 122)

Diễn biến tại vết mổ Tổng số Tỉ lệ %

Hồi phục vết mổ kỳ đầu 115 94,26

Nhiễm khuẩn vết mổ nông 6 4,92

Nhiễm khuẩn vết mổ sâu 1 0,82

Cộng 122 100

Đánh giá hồi phục vết mổ sau phẫu thuật (gồm trạng thái liền da, chân đinh, các loại mô mềm và dánh giá nhiễm khuẩn có biểu hiện lâm sàng) (bảng 4.13) cho thấy trong 115 ca phục hồi tốt vết mổ kỳ đầu, rút ống thoát dịch trước 7 ngày, cắt chỉ trong thời gian 10 ngày sau mổ. Vị trí khoan đinh phục hồi tốt do được chăm sóc cẩn thận.

Chó bị nhiễm khuẩn vết mổ nông 6 ca do đặt ống thoát dịch chưa phù hợp, do chó cắn ống thoát dịch gây ứ dịch dưới da, hoặc do tổ chức tại nơi gãy bị tổn thương nặng nề ảnh hưởng tới quá trình phục hồi. Ca nhiễm khuẩn sâu do xương bị gãy hở, xườn trồi ra ngoài, hơn 1 ngày sau chủ đưa qua phẫu thuật, có thể nhiễm trùng ca này do phần xương bị nhiễm khuẩn, tổ chức quanh ổ gãy và màng sinh xương bị tổn thương nặng nề gây nhiễm trùng, tuy nhiên sau đó đã được phẫu thuật lại bằng phương pháp nẹp đinh vít và xử lý nhiễm trùng được triệt để sau đó 11 ngày cắt chỉ.

4.6.5.2. Đánh giá hi phc bng hình nh X quang

Bảng 4.14. Kết quả hình ảnh X quang sau phẫu thuật xương (n = 122)

Kết quả Tổng (ca) Tỷ lệ (%)

Hết lệch xương sau gãy 63 51,64

Lệch ít (<300) 32 26,23

Lệch nhiều (≥300) 27 22,13

Tổng 122 100

Hình 4.15. Hình ảnh X quang sau chỉnh hình bị lệch trục xương

Hình 4.16. Can xương không tốt sau can thiệp ổ gãy xương đùi hoại tử 2 tháng

Kết quả kiểm tra độ lệch hai đầu xương tại nơi gãy được đánh giá bằng góc lệch giữa hai trục của hai phần (hoặc hai đoạn xương) bị tách lệch do gãy. Góc này được kiểm tra trên hình ảnh X quang. Hình ảnh X quang cho thấy đa số thú cưng đạt kết quả can xương tốt và hoạt động tốt một tuần sau phẫu thuật. Số

còn lại đã hoạt động chạy nhảy tốt sau 2 tháng. Không có trường hợp nào bị khớp giả và di cư vật cấy ghép.

Ba trường hợp bị lệch nhiều do xương gãy phức hợp nghiêm trọng không thể can thiệp vào ổ gãy để xếp xương. Tuy nhiên, sau phẫu thuật 3 ca này tiến triển rất tốt, trên phim X quang hình ảnh can xương tốt, sau khi tháo đinh 2 tuần, kiểm tra lại thấy cún đi đứng chạy nhảy theo cảm quan bên ngoài thấy hoàn toàn bình thường như các em khác.

Thảo luận chung

Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy các ca bệnh cùng giống nhưng vấn đề tương tự nhau hoặc giống nhau, đặc biệt là những rối loạn liên quan đến cùng vị trí giải phẫu (Petterson…) Trong những trường hợp đó, bác sĩ thú y cần cân nhắc đến các bệnh do di truyền. Cho đến nay hầu hết do những thay đổi ở mức phân tử (các gene) dẫn đến các bệnh liên quan đến xương cưa được làm rõ. Chính vì vậy, mức độ thay đổi chức năng NST thường được chú ý nhiều hơn. Thường có nhiều gene liên quan đến bệnh di truyền của hệ xương mặc dù vậy, một số ca bệnh có những gene chính liên quan đến bệnh (ví dụ một hoặc một số gene có vai trò quan trọng hơn đối với biều hiện bệnh hơn những gene khác). Cũng cần lưu ý rằng, đối với biểu hiện bệnh (có thể coi là kiểu hình), yếu tố di truyền được coi như yếu tố “lặn” trong tập hợp đa nhân tố dẫn đến bệnh hệ xương (như ảnh hưởng của môi trường, dinh dưỡng, các bệnh khác…). Một số bệnh di truyền biểu hiện ngay sau khi sinh (như thể trạng) nhưng một số biều hiện muộn hơn (như các bệnh di truyền mắc phải do được biểu hiện khi điều kiện bất lợi). Các bệnh biểu hiện muộn thường gây lo lắng cho người nhân giống và cả chủ nuôi nhưng các bác sĩ thú y có thể tư vấn cho người nhân giống và chủ thú nuôi về vấn đề này.. Thông thường, bệnh di truyền của hệ xương biểu hiện đơn thuần ở hệ này nhưng cũng có thể liên quan đến những hệ cơ quan khác.

Bệnh thoái hóa đầu xương đùi do hủy mao mạch (Morbus Calvé Legg Perthes) hay gặp ở cả hai tính biệt của chó nhỏ. Những biểu hiện thường thấy là gây què chân sau, xuất hiện vùng màu đen trên phim X quang vùng cổ xương đùi. Các ca bệnh nặng có thể bị gãy cổ xương đùi. Giống West Highland White và Manchester, phân tích phả hệ cho thấy bệnh liên quan đến NST thường và là tính trạng lặn. Đây cũng là được coi là bệnh do nhiều nguyên nhân . Bệnh này cũng gặp ở chó Poodle và các gống nhỏ khác. Quá trình trưởng thành chậm của

hệ xương cùng với hủy hoại các mạch máu nuôi phần cổ xương đùi lan lên các chỏm khớp và mấu động gây thoái hóa.

Loạn sản khớp chậu đùi là một quá trình phát triển sai lệch của khớp chậu đùi dẫn đến hiện tượng lệch khớp, ổ cối nông và viêm mòn các mặt khớp. Những biểu hiện này có thể không xuất hiện ở một số cá thể. Có những chó non bị lỏng khớp nhưng không có biểu hiện viêm òn vẫn có thể bị lỏng khớp khi đến tuổi trưởng thành, Bệnh này cũng là nguyên nhân làm tăng ngu cơ gãy chỏm khớp và đứt dây chằng tròn (Hazewinkel, 2004). Hai tổn thương này cũng xuất hiện trong số những ca bệnh được điều trị tại trung tâm đã được giới thiệu ở phần trên (4.5).

Gãy xương chậu do chấn thương gặp ở chó và mèo và các động vật nhỏ khác. Các phương pháp can thiệp bao gồm cả can thiệp bảo tồn và phẫu thuật. Không giống như gãy các xương dài, dạng gãy rời xương chậu rất ít gặp do xung quanh xương chậu có các khối cơ lớn bao phủ, mức độ cứng của xương chậu thấp hơn do tỷ lệ xương xốp của xương chậu cao hơn. Với gãy xương chậu, thú cần được ổn định và đánh giá tình trạng mô mềm và các tổn thương thần kinh cục bộ, đặc biệt là các dây thần kinh đám rối hông khum trước khi can thiệp ổ gãy xương chậu. Hình ảnh X quang từ vùng ngực, tinh trạng giải phẫu hệ niệu cần được kiểm tra. Nếu nghi ngờ hệ niệu không toàn vẹn, cần chụp cản quang. Hình ảnh X quang theo các chiều bụng-lưng, hai bên và chéo. Điều trị bảo tồn gãy xương chậu được áp dụng nhiều hơn đối với xương dài. Các bác sĩ lâm sàng cần xác định tình trạng ổ gãy và trạng thái mô mềm từ đó có quyết định phù hợp. Các ca bệnh điều trị bảo tồn, hộ lý và chăm sóc đúng cách rất quan trọng. Chủ thú nuôi cần được biết điều trị bảo tồn cần được chăm sóc cẩn thận hơn so với phương pháp phẫu thuật (Oryan et al., 2015).

Gãy đầu dưới xương đùi là dạng gãy thường gặp ở chó chưa trưởng thành, sau sinh đến 2 năm tuổi. Dạng gãy Salter-Harris II thường gặp nhất sau đó là dạng SalterHarris I (ở mèo, dạng I thường gặp hơn dạng II). Gãy đầu dưới xương đùi thường thấy là gãy lối cầu đầu dưới của xương và thướng lệch phía sau do co rút của các cơ sinh đôi cẳng, cơ bán cân và cơ bán mạc. Các kỹ thuật khác nhau được sử dụng cho dạng gãy xương này trong đó can thiệp mở và cố định bằng dây Kirschner (K wires) cần thiết trong can thiệp này. Tiên lượng đối với các ca bệnh này, nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, sẽ rất tốt. Phương pháp cố định này có tác dụng tốt hơn với chó nhỏ. Với chó trưởng thành, khả năng hồi phục thấp hơn (Oryan et al. 2015).

.Các chó con của những giống có kích thước cơ thể trung bình, đặc biệt là giống Labradors và Rottweiler, biểu hiện què một hoặc hai chân sau có thể thấy từ 6 tháng tuổi. Khớp giữa xương sên và xương chày sưng phù, phát ra tiếng khi cho vận động để kiểm tra kèm biểu hiện đau đớn. Trên hình ảnh X quang có vệt lõm trên bờ của rãnh phía trước xương sên. Ở chó Rottweiler, bệnh tích xương sên rõ hơn ở chó Labradors. Phân tích phả hệ chó Labrador chứng minh đây là bệnh di truyền (Ubbink., 2000).

Rõ ràng gãy xương là hậu quả trực tiếp do tai nạn và các tác động cơ giới khác nhưng yếu tố di truyền đóng vai trò tiềm ẩn làm tăng nguy cơ xương bị gãy. Điều tra bệnh viện 284 ca gãy xương chó và 298 ca gãy xương mèo trong hai năm cho thấy khoảng 80% số ca gãy xương ở chó dưới 3 năm tuổi. Chó đực chiếm tỷ lệ cao hơn chó cái. Với cả hai loài, tai nạn giao thông là nguyên nhân chính nhưng ngã và và va đập thường gặp ở chó hơn ở mèo. Vị trí xương gãy thường thấy ở mèo là xương đùi (28,2%), xương chậu (24,8%) và xương hàm dưới (11•4%) ; ở chó, các xương gãy nhiều nhất gồm xương quay và xương trụ (17,3%), xương chậu (15,8%), xương đùi (14,8), xương chày (14,8%). Bốn mươi phần trăm các ca gãy xương được điều trị bảo tồn hoặc cố định khung ngoài, 46% số ca được điều trị bằng cố định trong và 13,1% số ca không được điều trị . Tỷ lệ thành công của các ca điều trị là 96,7% (Phillips, 1979). Những số liệu dánh giá tỷ lệ mối quan hệ giữa tuổi, tính biệt và nguyên nhân gây gãy xương (tai nạn giao thông ) với tần xuất gãy xương chi sau trong nghiên cứu này tương tự như trong công bố của tác giả.

Tóm lại, có nhiều yếu tố lăm tăng nguy cơ gãy xương và tổn thương khớp ở chó đặc biệt là các xương và khớp chi sau. Yếu tố di truyền, tuổi, tính biệt, tập tính của loài, tác động của môi trường (đặc biệt là giao thông đô thị) ảnh hưởng đến nguy cơ gãy xương và tổn thương khớp ở các mức độ khác nhau. Can thiệp và điều trị gãy xương ngày càng trở nên phổ biến tại các phòng khám và bệnh viện thú y tại Việt Nam. Đây là một trong những nghiên cứu lâm sàng đầu tiên, tuy còn nhiều khiếm khuyết, về ánh hưởng của một số yếu tố đến vị trí và hình dạng gãy xương chi sau của chó. Hy vọng kết quả của nghiên cứu bổ ích cho những bác sĩ ngoại khoa thú y và những người nuôi chó như thú cưng trong gia đình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Các chấn thương chi sau thường gặp nhất ở chó được điều trị tại Trung tâm phẫu thuật Funpet Hà Nội gồm gãy xương và chấn thương khớp. Có nhiều yếu tố liên quan đến nguy cơ và tính trạng chấn thương:

Các giống chó nhỏ (Poodle và Fox sóc) có nguy cơ gãy xương cao hơn các giống chó kích thước lớn. Gãy xương chậu gặp chủ yếu với chó nhỏ. Các giống chó to (Becgie, Pitbull) rất hiếm trường hợp gãy xương chậu gặp. Các giống chó to chủ yếu gãy xương đùi và xương chày. Về hình thái gãy, những ca gãy đôi xương thường gặp ở chó nhỏ trong khi gãy dập xương thường gặp ở các giống chó lớn.

Chó con dưới 1,5 tuổi có nguy cơ gãy xương cáo hơn. Đa số các ca gãy xương chậu cũng gặp ở nhóm chó con. Chó 1,5 đến 3 tuổi có tỷ lệ gãy xương đùi cao hơn trong khi chó tren 3 năm tuổi có tỷ lệ gãy xương chày cao hơn.

Chó đực có nguy cơ gãy xương cao hơn chó cái. Tỷ lệ ca gãy dập xương và gãy phức hợp ở chó đực cũng cao hơn ở chó cái. Đa số các ca gãy xương bàn ngòn là chó cái. Sinh đẻ có thể là một nguyên nhân gây giảm chất lượng xương của phần bàn ngón chó cái, giảm khả năng chịu lực và dễ bị gãy.

Tai nạn giao thông thường là tai nạn nghiêm trọng dẫn tới gãy xương chậu gãy nhiều nhất (22,58%) so với gãy xương chậu do bị ngã (5,41%) và tai nạn khác (4,34%).

Các trường hợp tai nạn giao thông, ngã trượt là những nguyên nhân chính gây tổn thương khớp dẫn tới đứt dây chằng tròn khớp chậu đùi. Trrượt xương bánh chè hay gặp ở chó non,

Hai phương pháp đóng đinh Kirschner nội tủy và đóng đinh cố định khung ngoài được sử dụng trong nhiều ca can thiệp. Các trường hợp chó to cần đóng đinh nội tủy có chốt, nẹp vít, hoặc dùng các phương pháp kết hợp để mang lại hiệu quả cao.

Kết quả can thiệp cho thấy xương phục hồi xương tốt, chỉ 3 ca có hiện tượng lệch xương nhưng chó vẫn đi và chạy được bình thường bằng 4 chân,. Có 1 ca bị nhiễm trùng sâu, sau đó đã điều trị và phục hồi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Arazi M., H Yalcin , N Tarakcioglu, Z Dasci and A Kutlu.(2002) The effects of dynamization and destabilization of the external fixator on fracture healing: a comparative biomechanical study in dogs. Orthopedics. Vol. 25(5). pp. 521- 4. 2. Bennet D (1997)Hip dyplasia and ascorbate therapy: fact or fancy? Semin. Vet/

Med. Surg (Small Animals) 2. pp. 152-157.

3. Bismuth C., FX Ferrand, M Millet, A Labrunie, B Marin, P Pillard, C Deroy, D Fau, C Carozzo, T Cachon and E Viguier. (2014) Comparison of radiographic measurements of the patellar tendon-tibial plateau angle with anatomical measurements in dogs. Validity of the common tangent and tibial plateau methods Vet Comp Orthop Traumatol. 27(3):222-9. doi: 10.3415/VCOT-13-12- 0145. Epub 2014 Apr 25.

4. Coutin JV., DD Lewis, SE Kim and DJ Reese (2013). Ocurrence and pattern of

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số yếu tố liên quan đến dạng gãy các xương chi sau của chó và phương pháp can thiệp (Trang 45)