Các phương pháp can thiệp kết xương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số yếu tố liên quan đến dạng gãy các xương chi sau của chó và phương pháp can thiệp (Trang 28 - 35)

3.4.5.1. Phương pháp cđịnh khung ngoài

Trên thiết đồ cắt ngang chia ra làm ba vùng:

- Vùng an toàn : vùng có xương nằm ngay dưới da

- Vùng ít an toàn : vùng có nhiều gân cơ

- Vùng nguy hiểm : vùng có mạch máu, thần kinh, cơ và tổ chức dày

Chọn vị trí gắn đinh:

- Tốt nhất gắn đinh vào vùng an toàn

- Nếu cần thiết có thể gắn vào vùng ít an toàn

- Tuyệt đối không được gắn đinh tại vùng nguy hiểm, vùng này yêu

cầu bác sỹ có chuyên môn cao, kinh nghiệm tốt và nên cân nhắc kỹ khi chọn vị trí này.

Công dụng của phương pháp cố định khung ngoài

- Bất động ổ gãy khá chắc.

- Vị trí gắn đinh xa ổ gãy, không tạo kích ứng tại ổ gãy.

- Phục hồi vết thương nhanh, việc tập vận động được tiến hành sớm

giúp phục hồi chức năng nhanh. - Dễ vệ sinh, tháo đinh dễ dàng.

Chỉ định

Xương lệch tâm

Xương chính

- Điều trị rạn xương, khớp giả.

- Trấn thương dập nát xương, chỉ còn lại 2 đầu xương bình thường.

- Sử dụng cho các xương dài như: xương đùi, xương chày, đôi khi

dùng cho xương chậu.

Tai biến và biến chứng

- Viêm chân đinh, kích ứng gây khó chịu

- Dễ tổn thương mạch máu, thần kinh

- Vỡ xương nếu chọn đinh quá to

- Cồng kềnh

- Gãy đinh, tuột đinh

- Di chệch xương nhiều

Các bước tiến hành

Chuẩn bị: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đánh giá, chuẩn bị vết thương và xác định vị trí xương gãy.

- Chuẩn bị dụng cụ phẫu thuật: đinh, khoan y tế, khung cố định, .v.v.

Trong lúc mổ:

- Chọn vị trí xuyên đinh

- Rạch da để xuyên đinh, nên đặt ống bảo vệ trong khi khoan

- Khoan trước bằng mũi khoan. Tốc độ chậm nhằm tránh cháy và

hoại tử, tiêu xương tại nơi khoan.

- Gắn đinh bằng dụng cụ tay cầm giữ đinh

- Nắn chỉnh tốt nhằm hạn chế di chệch

- Cố định khung

Sau mổ:

- Vệ sinh chân đinh thường xuyên

- Tái khám và kiểm tra định kỳ

- Tập phục hồi chức năng, xoa bóp cơ để tránh teo cơ

- Tháo đinh khi kiểm tra đạt yêu cầu kết xương đủ vững chắc

3.4.5.2. Phương pháp đóng đinh Kirschner ni ty

Chỉ định

- Gãy xương đốt bàn ngón.

- Sử dụng cho các xương dài (ứng dụng nhiều nhất cho xương đùi).

Chống chỉ định

- Thú bệnh có chống chỉ định của phẫu thuật nói chung: bệnh máu … - Nhiễm khuẩn tiềm tàng.

- Can xương lấp đầy ống tủy.

Tai biến và biến chứng

- Di chệch xương nhiều đối với chó lớn. - Can xương xấu, gồ ra.

- Di cư đinh, đầu đinh cọ vào bao khớp gối gây khó khăn khi di chuyển, viêm thoái hóa khớp kế phát.

Chuẩn bị

- Người thực hiện: phẫu thuật viên phải hiểu và nắm được những nguyên tắc cơ bản.

- Phương tiện và dụng cụ: bộ dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng, kim Kirschner các cỡ, khoan tay hay khoan điện, kìm cắt, kìm vặn và kim chỉ khâu chuyên dụng.

- Thú bệnh: phải có hồ sơ bệnh án đầy đủ, có đủ các xét nghiệm cơ bản và phim chụp X quang cần thiết cho một cuộc phẫu thuật.

Các bước tiến hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vô cảm: Gây tê đám rối hông khum hoặc gây mê toàn thân. Kỹ thuật

- Ga rô gốc chi.

- Rạch da: đi mặt trước bên, cắt dọc theo cơ bán cân, tách đầu giữa và đầu ngoài cơ tứ đầu đùi để tiếp cận ổ gãy xương đùi.

- Bộc lộ ổ gãy.

- Lấy hết máu tụ và tổ chức kẹt trong diện gãy. - Nắn, cố định xương thẳng trục.

- Dùng khoan và đinh Kirschner khoan từ 2 bên đầu dưới xương đùi vào nội tủy, bắt chéo lên đầu trên xương đùi thì dừng.

- Kiểm tra độ chắc của ổ gãy

- Băng ép nhằm hạn chế dịch xuất tiết trong ổ gãy và chống phù nề.

Theo dõi và chăm sóc sau mổ

- Theo dõi phục hồi, các dấu hiệu sinh tồn toàn thân và tại vết mổ. - Điều trị kháng sinh, giảm đau, tiêu viêm.

- Chăm sóc tốt, vận động nhẹ nhàng và tái khám định kỳ. - Thường sau phục hồi không cần rút đinh.

3.4.5.3. Phương pháp np vít

Chỉ định

- Nẹp vít có thể sử dụng được ở mọi vị trí.

- Điều trị bằng các phương pháp khác thất bại.

Chống chỉ định

- Đang có tình trạng nhiễm khuẩn nặng.

- Đa trấn thương, dập nát tổ chức trầm trọng.

- Xương mềm, chó mèo dưới 6 tháng tuổi.

Chuẩn bị - Ekip thực hiện. - Phương tiện. - Bộ dụng cụ kết hợp xương, nẹp và vít phù hợp từng vị trí. - Thú cưng. - Hồ sơ bệnh án. Các bước tiến hành

- Vô cảm: gây tê ngoài màng cứng kết hợp gây mê.

- Đường mổ: rạch da và tách cơ tại vùng an toàn.

- Bộc lộ hai đầu xương gãy đủ để đặt nẹp, vệ sinh và cắt gọt đầu xương.

- Sắp xếp lại xương, đặt nẹp và cố định với kìm giữu xương với nẹp.

- Bắt vít nẹp: ít nhất 3 vít cho mỗi đầu xương gãy.

- Vệ sinh vùng mổ, kiểm tra cầm máu.

- Đặt dẫn dịch.

- Khâu tổ chức theo cấu trúc giải phẫu.

- Băng bó mềm để giảm phù.

Chú ý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thể dùng sợi dây mềm kéo nhẹ dây thần kinh sang một bên để dễ thực hiện thao tác phẫu thuật.

- Nếu dây thần kinh bị đứt do chấn thương, hoặc sai sót kỹ thuật thì cần khâu phục hồi lại dây thần kinh.

- Tránh làm tổn thương động mạch lớn.

- Can thiệp tại các vị trí có thần kinh đi sát xương, cần bọc lót dây thần kinh vị trí gần nẹp và xương bằng tổ chức liên kết gần đó nhằm tránh kích thích từ nẹp và ảnh hưởng chèn ép do can xương.

Theo dõi sau mổ

- Viêm sưng, phù nề, chảy dịch vết mổ.

- Nhiễm khuẩn vết mổ.

- Phản xạ chi sau.

- Theo dõi dây thần kinh khâu lại, xoa bóp và phục hồi chức năng.

3.4.5.4. Phương pháp đóng đinh ni ty có cht

Chỉ định

- Được ưu tiên điều trị cho các chấn thương gãy xương dài. - Thú cưng có cân nặng trung bình trên 10kg.

- Độ tuổi trung bình trên 6 tháng.

Chống chỉ định

- Dập đầu trên hoặc đầu dưới xương dài, không có vị trí tốt để bắt chốt. -Ống tủy đã can xương chắc, khó khoan để đưa đinh nội tủy vào trong xương.

Chuẩn bị

- Ekip thực hiện. - Phương tiện.

- Bộ dụng cụ đóng đinh với cỡ đinh phù hợp và chốt (căn cứ cho lựa chọn dựa vào hình ảnh X quang).

- Thú cưng. - Hồ sơ bệnh án.

Các bước tiến hành

- Vô cảm: gây tê ngoài màng cứng, gây tê tại vị trí phẫu thuật kết hợp gây mê. - Đường mổ: mở ổ gãy hoặc không mở ổ gãy.

- Thú cưng nằm ngửa, gối vuống góc, đùi co 450 và tư thế khép. - Vị trí đóng:

+ Xương chày: 1/3 trước đầu trên.

+ Xương đùi: đầu trên xương đùi, tại hố mấu động.

- Khoan ống tủy bằng mũi khoan lớn hơn kích cỡ đinh 1mm. - Đưa đinh vào nội tủy, khoan và bắt chốt theo khung. - Vệ sinh vùng mổ, kiểm tra cầm máu.

- Khâu tổ chức theo cấu trúc giải phẫu.

- Đặt thoát dịch và băng bó mềm để giảm phù nếu mổ hở.

Các bước cơ bản đối với các trường hợp mổ hở

Bước 1: Rạch da thông thường dài từ 5 đến 15 cm tại vị trí gần ổ gãy nhất, tránh rạch trên vết thương cũ, có thể kéo dài thêm lên trên hoặc xuống dưới khi cần thiết. Đối với xương chậu, đường rạch nằm trên đường kéo dài từ góc hông tới u ngồi. Với xương đùi, vết mổ sẽ nằm dọc theo mặt trước ngoài. Xương cẳng chân đa phần đường rạch sẽ nằm ở mặt trước trong. Can thiệp phần xương và khớp bàn ngón đa phần đường mổ nằm theo mặt trước bàn, vị trí mổ gần nhất so với ổ gãy.

Bước 2: Bóc tách khối cơ để tiếp cận ổ gãy, không nên bóc tách toàn bộ chu vi màng xương, chỉ bóc tách mặt ngoài nơi đặt nẹp hoặc nắn chỉnh xương. Làm sạch ổ gãy lấy hết máu tụ, tổ chức dập nát, làm thông ống tuỷ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 3: Làm sạch và ghép các xương bị gãy lại

Bước 4: Đặt nẹp ở mặt ngoài xương, hoặc đóng đinh nội tủy ở trong xương. Có thể uốn nẹp phù hợp với độ cong giải phẫu của xương, dùng 2 kìm giữ xương ép nẹp vào thân xương, dùng kìm thứ 3 giữ chặt vào giữa ổ gãy tạo với 2 kìm kia 1 góc 90° (Maclachlan, Dubovi, & Fenner, 2011).

Bước 5: Khoan và đưa đinh vào nội tủy, hoặc khoan bắt vít xương qua lỗ nẹp từ vị trí gần ổ gẫy trước, khoan xong sau đó bắt vít rồi mới tiếp tục khoan vị trí khác, không bắt vít vào ổ gẫy hoặc sát ổ gãy vì có thể làm vỡ xương và tại ổ gãy bắt vít coi như một dị vật cản trở sự phục hồi xương.

Bước 6: Bắt 2 vít cuối cùng ở 2 đầu nẹp, vặn các vít cho chặt để ép 2 đầu xương gãy vào với nhau với sức ép vừa phải.

Bước 7: Đặt dẫn dò dịch chỗ thấp và khâu lại vết mổ theo từng lớp giải phẫu. Đối với việc điều trị gãy xương dài hở, trong các phương pháp can thiệp bằng ngoại khoa thì điều trị bằng nẹp vít là phương pháp chắc chắn nhất, và nên phối hợp với các phương pháp khác như bó mềm cố định bên ngoài sẽ mang lại hiệu quả cao cho việc phục hồi, ổn định vết gãy cũng như giảm phù tại vết mổ.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số yếu tố liên quan đến dạng gãy các xương chi sau của chó và phương pháp can thiệp (Trang 28 - 35)