Ảnh hưởng của tính biệt tới vị trí và hình thái gãy xương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số yếu tố liên quan đến dạng gãy các xương chi sau của chó và phương pháp can thiệp (Trang 40 - 41)

thê thấy rằng chó dưới 1,5 tuổi thường “hiếu động” trong khi xương chưa phát triển hoàn thiện, mềm và yếu. Các cơ bao quanh xương cũng chưa phát triển nên khả năng hỗ trợ chịu lực kém. Do vậy, chó non thường gãy xương nhiều hơn.

Cả 3 nhóm tuổi thấy được gãy đôi chiếm đa số ( 76,23%) so với tổng số ca bị gãy. Do gãy dập và gãy phức hợp thường bị nhiều ở chó non hoặc do tác động mạnh, còn gãy đôi có thể gặp ở các độ tuổi, các giống, và tổng số dòng chó nhỏ bị nhiều nên dễ gãy trượt hơn (bảng 4.4).

4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH BIỆT TỚI VỊ TRÍ VÀ HÌNH THÁI GÃY XƯƠNG XƯƠNG

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của tính biệt đến vị trí gãy xương (n = 122)

Tính biệt

Xương chậu Xương đùi Xương cẳng chân Xương Bàn ngón Số ca Tỷ lệ (%) Số ca Tỷ lệ (%) Số ca Tỷ lệ (%) Số ca Tỷ lệ (%) Đực n = 74 11 14,86 38 51,35 24 32,43 1 1,35 Cái n = 48 6 12,50 20 41,67 18 37,50 4 8,33 Tổng 17 13,93 58 47,54 42 34,42 5 4,10

Các ca gãy xương là chó đực chiếm số lượng và tỷ lệ cao hơn ở chó cái. Điều này phù hợp với tập tính ưa họat động của chó đực (và được nhiều nghiên cứu khác bàn luận đến). Nhiều chó cái được nuôi với mục đích sinh sản nên “cơ hội|” để được vận động ở ngoài ít hơn chó đực. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm nguy cơ gãy xương ở chó cái

Số ca gãy xương bàn và xương ngón không đáng kể (chỉ có 5 ca) nhưng có tới 4 ca là chó cái (đều từ 1,5 tuổi) (bảng 4.5). Ở chó cái nuôi sinh sản, nồng độ hormone estrogen và ảnh hưởng của mang thai đến mật độ xương lớn hơn làm tăng nguy cơ loãng xương và loãng xương sớm nếu dinh dưỡng không đảm bảo lượng và cân bằng khoáng cùng chế độ vận động hạn chế. .Chính vì vậy kể các xương bàn và xương ngón cũng có nguy cơ bị gãy.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của tính biệt đến hình thái gãy xương

Tính biệt

Gãy dập xương Gãy đôi Gãy phức hợp Số ca Tỷ lệ (%) Số ca Tỷ lệ (%) Số ca Tỷ lệ (%) Đực (n = 74) 12 16,22 53 71,62 9 12,16 Cái (n = 48) 4 8,33 40 83,33 4 8,33 Tổng (n = 122) 16 13,11 93 76,23 13 10,66

Chó đực thường bị gãy dập dương nhiều hơn chó cái (16,22% so với 8,33% ở chó con). Chó dưới 1,5 tuổi rất hay bị gãy dập, đặc biệt chó đực ham chơi và nghịch dẫn tới số ca gãy nhiều và dễ bị gãy dập hơn chó cái.

Dạng gãy phức hợp trên chó đực (12,16%) cũng nhiều hơn gãy phức hợp chó cái (8,33%) (bảng 4.6do tính ham chơi nghịch và chạy nhảy, hay gặp chấn thương nghiêm trọng gây đa chấn thương và chấn thương trầm trọng dẫn tới gãy phức hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số yếu tố liên quan đến dạng gãy các xương chi sau của chó và phương pháp can thiệp (Trang 40 - 41)