cư các nước trên thế giới
Qua nghiên cứu tình hình phát triển khu dân cư của một số nước trên thế giới cho thấy muốn phát triển nông thôn phải xây dựng cơ sở hạ tầng và mạng lưới đường giao thông phát triển hợp lý, phải quy hoạch hệ thống làng xã một cách hợp lý cùng với việc xây dựng trung tâm làng xã trở thành hạt nhân phát triển kinh tế- xã hội - văn hoá và là môi trường thuận lợi cho việc tiếp thu văn minh đô thị vào nông thôn. Mặt khác muốn quản lý sự di dân hàng loạt từ vùng nông thôn vào đô thị, ngăn cản sự phình to quá cỡ của các thành phố lớn nhất thiết phải “công nghiệp hoá nông thôn”. Công nghiệp hoá nông thôn còn mang lại sự thay đổi lối sống nông thôn truyền thống sang lối sống văn minh đô thị - thành thị hoá nông thôn. Để đạt được điều đó, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật luôn luôn giữ vai trò hàng đầu, hệ thống giao thông luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
2.3. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN KHU DÂN CƯ Ở VIỆT NAM 2.3.1. Một số vấn đề cơ bản về khu dân cư và xu hướng phát triển
2.3.1.1 Khái quát chung
Theo nhà sử học Nguyễn Quang Ngọc, nghiên cứu về điểm dân cư ở nông thôn trước hết phải nói đến làng. Làng vốn là một đơn vị tụ cư, đơn vị kinh tế, đơn vị tín ngưỡng và sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người Việt xuất hiện từ rất sớm. Chính quyền trung ương đã dựa vào làng Việt truyền thống, biến làng thành một đơn vị quan hệ xã hội. Qua bao nhiêu biến đổi phức tạp của lịch sử phát triển, làng vẫn tồn tại và vẫn giữ được bản sắc riêng của mình. Ngày nay xã là đơn vị hành chính có quyền lực về mọi mặt nhưng làng vẫn là cốt lõi tinh thần và vật chất của xã. Như vậy, khi nói đến “Làng” là đã chứa đựng một cách tương đối hoàn chỉnh một đơn vị cấu thành cơ bản ở nông thôn (Đỗ Đức Viêm, 1997).
2.3.1.2 Phân bố không gian các điểm dân cư truyền thống
Sự phân bố các điểm dân cư trên các vùng lãnh thổ nước ta không đồng đều. Quá trình hình thành và phát triển điểm dân cư phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, địa hình...) và điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán của mỗi vùng, trong đó các yếu tố về điều kiện tự nhiên giữ vai trò rất quan trọng. Đặc trưng về mạng lưới dân cư trên các vùng thể hiện như sau:
*Vùng trung du và miền núi: Phổ biến ở rìa phía vùng trung du và miền núi phía Bắc, các huyện trung du miền núi của các tỉnh Duyên Hải Tây Nguyên. Địa hình cơ bản là đồi gò, núi cao hay vùng cao nguyên rộng lớn là nơi bậc thềm cao ráo, lưới sông suối phân bố tương đối đều, nước sinh hoạt chủ yếu lấy từ giếng khơi hay nguồn nước mặt tuỳ theo vùng. Đồng cao thích hợp cho việc trồng cạn. Nhà ở thường tập trung trên mặt thềm bằng phẳng, có vườn rộng để trồng cây lâu năm, nhà ở giữa vườn... Vì thế nhà ở thưa, thành những xóm nhỏ, khoảng cách giữa các xóm cũng khá xa. Tại nơi có đồi gò thì nhà ở tập trung ở chân đồi, gò, để dành đất cho canh tác. Nhà ở gần nhau hơn, tập trung hơn, bao quanh đồi nếu là những đồi riêng lẻ, còn nếu là dải đồi rộng giáp núi thì nhà hay bám lấy phía thông ra các cánh đồng. Đường đi lối lại dễ dàng nên phần lớn là đường mòn, không có những trục đường rõ rệt, trừ khi làng nằm dọc các dòng sông, suối. Đất đai khô ráo, bạc màu, nhiều nơi có đá ong, năng suất cây trồng không cao, kinh tế nông nghiệp không phồn thịnh, nhà ở đơn sơ, nhỏ bé. Có nơi là đất lâm trường, nông trường (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2007).
*Vùng đồng bằng: Làng, thôn cũng nằm trên các bậc thềm để tránh lụt, quy mô tương đối lớn, đông vui, các điểm dân cư cách nhau khoảng 2 - 4 km, rải tương đối đều trên diện tích đất đai, mỗi điểm bao gồm 4-6 làng sát cạnh nhau. Làng đã có luỹ tre bao quanh, nhà cửa khang trang, đình chùa to, đẹp, giao thông giữa các làng thuận tiện.
+ Đồng bằng Bắc Bộ: là nơi tập trung dân cư với mật độ cao nhất trong cả nước. Các điểm dân cư nông thôn ở đây đều là các làng xóm được hình thành lâu đời trong quá trình phát triển của lịch sử đất nước, người dân đắp đê, trị thuỷ để sản xuất lúa nước.
Về mặt tổ chức xã hội: trong suốt quá trình phát triển lịch sử xã hội các đơn vị cơ sở căn bản vẫn duy trì theo các làng xóm truyền thống nên đa số các điểm dân cư nông thôn đều rất ổn định.
Sự phân bố các điểm dân cư nông thôn tương đối tập trung và được liên hệ với nhau bằng mạng lưới đường bộ liên huyện, liên xã được hình thành từ lâu và thường xuyên được tu bổ nâng cấp.
Mật độ các điểm dân cư cao, quy mô mỗi điểm dân cư cũng tương đối lớn. + Đồng bằng Nam Bộ: Mật độ các điểm dân cư không cao, quy mô không lớn, tính ổn định của các điểm dân cư này cũng thấp hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Các hộ dân cư nông thôn sống ít tập trung nên cũng gây trở ngại cho việc hình thành các mạng lưới công trình dịch vụ, phúc lợi công cộng cho khu vực nông thôn.Về giao thông đi lại đường bộ gặp nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ, phát triển mạnh giao thông đường thuỷ trên các kênh rạch.
+ Vùng duyên hải miền Trung: Là những dải đồng bằng nhỏ ven biển, đất đai kém màu mỡ, năng suất cây trồng thấp, ngoài việc sản xuất nông nghiệp cư dân có thêm nghề đánh cá và làm muối. Mật độ các điểm dân cư thưa, quy mô nhỏ. Cơ sở hạ tầng kém phát triển, giao thông đi lại khó khăn .
* Vùng ven sông ven biển: Thường chạy song song với sông, ngăn cách với sông bởi hệ thống đê cao đối với đồng bằng Bắc bộ, rộng và trong làng đồng bằng có nhiều sống đất cao. Đây cũng là vùng bị bão lụt đe doạ nhiều, nhưng cũng là nơi đất đai màu mỡ. Làng tập trung trên các sống đất cao, nên to lớn và có hình dáng kéo dài. Như thế ưu điểm quần cư không rải đều trên diện tích đất đai mà có hướng chạy dài rõ rệt, hoặc theo dòng sông mới, hoặc theo dòng sông cũ và quy mô cũng không đều, có nơi rất dày đặc đến trên chục làng, nơi thưa chỉ có 2 - 3 làng, tuỳ kích thước của sống đất (Viện quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 2007).
Kiểu làng bố trí trên bãi triều nhà thường tập trung thành hai dãy dọc hai bờ kênh, xây dựng thấp nhưng khá chắc chắn, nếu lợp rạ hay cói thì mái cũng được đè chặt cẩn thận. Nhà ở sít nhau, vườn hẹp không như trên các cồn cát. Nằm ở các đảo bãi triều, ba bề là sông, một bề là biển, thuỷ triều lên xuống hàng ngày, nước mặn. Muốn xây dựng điểm quần cư phải đắp đê bao quanh và đê phải kiên cố vì ảnh hưởng của biển mạnh, đặc biệt là vào mùa mưa bão. Các làng nằm rải rác, nhưng do mạng lưới kênh rạch chằng chịt mà làng nào cũng ở ven dòng nước. Làng không to, nhưng nhà cửa thì chắc chắn, thường là xây gạch kiên cố đối với miền Bắc và đơn giản, kết cấu xây dựng nhẹ đối với miền Nam.
Qua các kiểu quần cư vùng nông thôn nói trên ta thấy quan hệ giữa môi trường tự nhiên và cấu trúc làng xã thể hiện rõ rệt. Tại những nơi địa hình thấp, làng nhỏ và rải khá đều, còn tại những nơi cao thấp không đều thì làng tập trung ở chỗ cao như trên các sống đất, các dải cồn, nhiều làng có quy mô lớn. Nơi đất tốt, mật độ điểm quần cư cao có tới 1,5- 2 điểm/km2 vì dễ thâm canh tăng vụ, còn nơi đất xấu, bạc màu mật độ điểm quần cư thấp 0,3- 0,5 điểm/km2 (Viện quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 2007).
2.3.1.3 Một số hình thức bố cục của các điểm dân cư truyền thống
Điểm dân cư dạng phân tán:Các điểm dân cư dạng này thường có quy mô nhỏ thường gặp ở các vùng núi nơi có mật độ dân số thưa, điều kiện trồng cấy ít thuận tiện, mang đậm nét của hình thức sản xuất tự cung tự cấp.
Điểm dân cư theo tuyến:Tiền thân là những điểm dân cư nhỏ bám dọc theo 2 bên đường hoặc bên sông sau đó do quá trình phát triển của dân cư, các điểm dân cư lấn dần ra nối tiếp thành tuyến dài.
Điểm dân cư dạng phân nhánh:Tại giao điểm của các con sông hoặc đường giao thông, các điểm dân cư phát triển theo dạng tuyến gặp nhau hình thành nên dạng phân nhánh.
Điểm dân cư theo dạng mảng:ở những vùng đất trù phú, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, trải qua quá trình phát triển lâu dài nhiều điểm dân cư nhỏ quy tụ lại thành điểm dân cư theo dạng mảng lớn. Hình thức này khá phổ biến ở vùng đồng bằng sông Hồng (Viện quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 2007).
2.3.1.4. Xu hướng phát triển mạng lưới khu dân cư Việt Nam
Nhìn chung có hai xu hướng chính trong phát triển cơ cấu cư dân là tập trung hoá các điểm dân cư và trung tâm hoá các cụm, các tổ hợp dân cư.
Tập trung hoá cơ cấu cư dân: là giảm bớt số lượng các điểm dân cư quá nhỏ, để tăng quy mô các điểm dân cư, tạo thuận lợi cho tổ chức phát triển sản xuất, tổ chức mạng lưới cơ sở hạ tầng và có điều kiện nâng cao điều kiện sống và lao động của nhân dân.
Trung tâm hóa cơ cấu dân cư: là hình thành và phát triển một mạng lưới trung tâm cụm dân cư. Đó là mạng lưới các đô thị: đô thị lớn, trung bình trên các vùng lớn, các đô thị vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn. Phân bố và phát triển mạng lưới các trung tâm cụm dân cư (trung tâm vùng và tiểu vùng, trung tâm cụm xã) sẽ góp phần xoá bỏ dần những khác biệt cơ bản về điều kiện sống và lao động của nhân dân giữa nông thôn và đô thị, giữa các vùng lãnh thổ khác nhau của đất nước thông qua một mạng lưới giao thông thuận lợi nối liền các trung tâm này với nhau và vùng ngoại thành với trung tâm (Vũ Thị Bình, 2008).
Mạng lưới các điểm dân cư của các vùng, các đô thị và nông thôn hiện nay tuy có khác nhau song trong tương lai cần phải được bố cục và phát triển theo hướng sau:
+ Các đô thị lớn và trung bình đều có ý nghĩa nổi trội trong mạng lưới dân cư của trung tâm quốc gia hay vùng. Vùng ảnh hưởng của các đô thị này khá rộng lớn chúng cần phải đảm bảo cho nhân dân trong vùng có điều kiện sống tốt. Trong tương lai cần phải phát triển mở rộng sản xuất công nghiệp trong phạm vi có thể tăng dần về lao động.
+ Các đô thị vừa và nhỏ trong tương lai cần được phát triển cả về chất lượng và số lượng. Các đô thị này cần được tăng cường phát triển sản xuất công nghiệp - dịch vụ, hoàn thiện và mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển dân số và lao động thu hút từ nông thôn để chúng không những là các trung tâm chính trị mà còn là các trung tâm kinh tế - xã hội, văn hoá, tinh thần cuộc sống cộng đồng của dân cư. Các đô thị này sẽ góp phần giảm bớt sự tăng dân số quá tải của các đô thị lớn đồng thời kích thích sự phát triển của công nghiệp hoá và đô thị hoá.
+ Các làng lớn sẽ phát triển thành các điểm sản xuất công nông nghiệp (thị tứ) chúng là các trung tâm của xã hoặc liên xã và là các điểm tập trung các giải pháp và đầu tư và nâng cao điều kiện sống và lao động của người dân nông thôn, giảm bớt sự cách biệt còn tồn tại giữa nông thôn và thành thị.
+ Các làng nhỏ trong tương lai vẫn còn là nơi ở, nơi sản xuất, nghỉ ngơi của người dân nông thôn và là một thành viên của cơ cấu dân cư. Việc quy hoạch và
nâng cao hiệu quả các điều kiện sống và lao động cho nhân nhân trong các làng nhỏ này chỉ có thể thực hiện được và đảm bảo trong phạm vi của các đơn vị lãnh thổ lớn hơn như cụm điểm dân cư (xã, liên xã).
+ Các xóm, ấp là các điểm dân cư có quy mô quá nhỏ. Điều kiện sống và lao động thấp kém, không đáp ứng được nhu cầu của người dân, phân bố tản mạn, manh mún và không có cơ hội phát triển. Các điểm dân cư này trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá cần phải xoá bỏ, sát nhập vào các điểm dân cư lớn hơn (Vũ Thị Bình, 2008).
2.3.2. Thực trạng kiến trúc cảnh quan khu dân cư nông thôn
Hầu hết các công trình kiến trúc có giá trị tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam đều nằm ở các làng xã. Đó là những ngôi đình làng, ngôi chùa và gần đây là những nhà thờ nằm sau luỹ tre làng, là trung tâm chứa đựng mọi sinh hoạt văn hoá của cộng đồng dân cư sống trong làng xã.
Đời sống ngày càng được cải thiện dẫn đến sự thay đổi trong bộ mặt nhà ở, đến trang trí nội thất của người dân vùng nông thôn. Tỷ lệ nhà ngói, nhà kiên cố rất cao, ước khoảng trên 80%, số hộ nông dân đã có nhà riêng lợp ngói, nơi có tỷ lệ cao có thể tới 95%, tại nông thôn hiện có các nhà mái bằng 2-3 tầng kiên cố, có kiến trúc gần gũi với thành thị.
Hiện nay bên cạnh các loại nhà ở dân gian, truyền thống như đã nêu trên, kiến trúc nông thôn các vùng có các dạng nhà hình ống, thường ở những trục đường chính, những khu đất giãn dân, những khu ven đô thị. Nhà ở có xu hướng chuyển dịch ra gần các trục đường chính thuận tiện cho giao thông và kinh doanh dịch vụ. Bố cục không gian nhà theo chiều dọc, ảnh hưởng nhiều phố thị. Loại nhà trên góp phần cải thiện điều kiện ở, phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ của một bộ phận dân cư, song nó làm mất đi nét dân gian. Đây là một giải pháp tình thế phát sinh do quá trình phát triển không có kiểm soát của một bộ phận dân cư nông thôn để tiếp ứng với nền kinh tế thị trường (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2007).
* Các tiêu chí phân loại nhà:
- Nhà kiên cố: Gồm các loại nhà biệt thự, nhà xây nhiều tầng hoặc các căn hộ trong nhà xây nhiều tầng, nhà lắp ghép cấu kiện bê tông cốt thép nhiều tầng, nhà xây mái bằng.
- Nhà bán kiên cố: Gồm ngôi nhà có tường xây, ghép gỗ, khung gỗ và có mái lợp bằng ngói, tôn, tấm lợp... hoặc xây dựng bằng các vật liệu tương đương.
- Nhà khung gỗ lâu bền, mái lá: Gồm những ngôi nhà có khung chịu lực làm bằng gỗ có niên đại sử dụng trên 15 năm, mái lợp bằng tranh, tre, nứa, lá, giấy dầu...
- Nhà đơn sơ: các loại nhà ở không thuộc một trong hai nhóm trên.
Các công trình công cộng ở làng không chỉ là cổng làng, đường làng, giếng làng mà còn là nhà văn hoá, nhà uỷ ban, nhà trẻ, trường học, trạm xá, ngoài ra là các không gian, các quỹ vật thể khác như: làng, chợ làng và cây đa, bến nước.
Nhìn chung, các công trình kiến trúc công cộng trong làng xã thường không to lớn trừ một số công trình đặc biệt (nhà thờ và một số đình chùa của những làng có điều kiện đặc biệt) (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2007).
Ngày nay cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và sự tăng trưởng dân số tuyệt đối tại khu vực nông thôn, kiến trúc nông thôn đã đượcphát triển với 4 nội dung chính:
+ Ngói hoá và kiên cố hoá nhà ở nông thôn bằng nguồn lực tự có của nhân dân thay thế dần dần nhà tranh vách đất.
+ Phát triển các công trình dịch vụ công cộng như trường học, nhà trẻ, đường làng ngõ xóm và các công trình tiện ích công cộng.
+ Cải tạo, trùng tu, nâng cấp các công trình di sản văn hoá, tôn giáo, tưởng niệm. + Xây dựng phát triển các thị tứ mới ở các vùng nông thôn giữ vai trò là