Thực trạng kiến trúc, cảnh quan trong các điểmdân cư đô thị và nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 75 - 87)

4.2.4.1. Kiến trúc cảnh quan nhà ở

a. Khu vực đô thị

Thời gian gần đây tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố là khá nhanh. Nhu cầu xây dựng nhàở của người dân cũng như nhu cầu đầu tư các công trình công cộng, phúc lợi xã hội trên địa bàn thành phố phát triển mạnh vàđã từng bước hình thành nên một thành phố Vĩnh Yên với diện mạo đô thị ngày một khang trang, hiện đại.

Thực trạng nhàở tại thành phố những năm gần đây cho thấy sự phân bố các loại hình nhàở trên địa bàn là kháđa dạng về chủng loại cũng như về cấu trúc, nhưng tập trung chủ yếu là các loại hình sau:

- Nhàở khu vực nội thành của thành phố: Khu vực nội thành có tổng diện tích sàn nhàở là 2.931.386 m2, diện tích sàn nhàở bình quân đạt 22,09 m2 sàn/người. Tỷ lệ nhà kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cốđạt 86,71%.

+ Nhà mặt phố: Tập trung chủ yếu ở các tuyến phố lớn, tạo cảnh quan kiến trúc khá ngay ngắn. Nhà xây dựng mới tại các khu phố kinh doanh thường theo kiểu nhà chia lô. Những căn nhà này phần lớn là các nhà được xây dựng từ thời Pháp, xong đã bị xuống cấp hoặc bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh. Người dân chủ động xây mới. Nhàở liền kề theo dạng nhàống, tập trung nhất dọc theo các tuyến phố, các trục đường chính, nhàở thường có mặt tiền rộng, nét kiến trúc hiện đại, có mục đích kết hợp giữa sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ: tầng 1 hoạt động thương mại, dịch vụ, tầng 2, 3 trở lên dùng đểở.

+ Nhà Chung cư: Mô hình nhà chung cư trên địa bàn thành phố gần đây khá phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương khác đến làm việc tại

các khu công nghiệp. Những năm gần đây UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt quy hoạch các khu đô thị mới như Khu đô thị thương mại Chùa Hà Tiên, Nam Vĩnh Yên, Bắc Đầm Vạc, khu nhà ở An Phú, khu nhà đô thị Quảng Lợi, khu đô thị mới TMS Land… trong đó có nhiều mô hình nhà: biệt thự, nhà liền kề…tuy nhiên mô hình nhà chung cư cũng được chú trọng phát triển nhằm đảm bảo lợi ích của chủ đầu tư và nhu cầu về nhà ở của người dân.

+ Nhà biệt thự nội đô, mới xuất hiện những năm gần đây, phân bố tại khu đô thị mới như: Khu biệt thự Sông Hồng Thủ Đô, khu biệt thự Lạc Hồng...

+ Nhà trọ: Nhà trọ do người dân đầu tư xây dựng nhiều, chất lượng thấp để cho thuê với giá rẻ phục vụ nhu cầu nhà ở của công nhân. Nhà loại này không có sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường nên không đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho người lao động, đồng thời tạo ra kiến trúc chắp vá tác động xấu đến hình ảnh chung của thành phố.

+ Nhà ở chính sách xã hội: Hiện nay tại thành phố Vĩnh Yên, dự án của Công ty cổ phần Vinaconex Xuân Mai với tổng diện tích sàn 49.955 m2 tương đương 532 căn, đáp ứng được 1596 người. Dự án đã đưa vào sử dụng 80%. Dự án của công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bảo Quân với tổng diện tích sàn 19.230 m2, đáp ứng được 756 người, dự án đã xây xong 40%.

Hình 4.1. Một số mẫu nhà khu vực đô thị tại phường Liên Bảo

b. Khu vực bán đô thị

Đây là các xã có các thôn, xóm gần trung tâm thành phố, trung tâm đô thị có mức sống cao hơn các thôn, xóm khác nên nhà ở tại những khu vực này có sự phát triển và hiện đại hơn so với khu vực nông thôn thuần túy.

Kiến trúc nhà ở tại những khu vực này được nhân dân xây dựng mang hình thái nhà ở hiện đại. Người dân đã chú ý hơn trong việc xây dựng nhà ở, khuôn viên nhà ở được bố trí hợp lý hơn đã có sự phân cách giữa nơi ở và nơi sản xuất,

chăn nuôi và vệ sinh. Ngoài chức năng để ở, người dân còn kết hợp nhà ở làm nơi kinh doanh buôn bán, phía trong là phần nhà chính được xây dựng kiên cố, phần phía trước nhà bám các trục đường giao thông được làm các nhà mái tôn, mái proximăng để làm nơi kinh doanh. Tại khu vực này, diện tích vườn, ao, chuồng trại chăn nuôi dần bị thu hẹp, diện tích nhà ở tăng lên, xây dựng theo lối hiện đại hơn. Nhà ở bố trí tương đối hợp lý giữa khu ở và khu sản xuất đã góp phần bảo vệ, vệ sinh môi trường, tạo được cảnh quan đẹp mắt. Nhà ở được xây dựng theo kinh nghiệm là chủ yếu, còn tồn tại nhiều hạn chế trong kiến trúc xây dựng, tuy nhiên bước đầu đã có sự tiếp cận với lối kiến trúc đô thị. Mặt khác, khả năng tài chính của người dân còn khá tách biệt nên mỗi người tự thiết kế một kiểu nhà phù hợp cho khả năng tài chính và sở thích của mình.

Hình 4.2. Một số mẫu nhà khu vực bán đô thị tại xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên

c. Khu vực nông thôn

Nhàở khu vực nông thôn chủ yếu là nhà thấp tầng, mái ngói hoặc lợp tôn, có tổng diện tích sàn nhàở là 416.429 m2. Diện tích sàn nhàở bình quân đạt 20,74 m2 sàn/người. Tỷ lệ nhà kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố chiếm 83,16%. Trong tương lai sẽ là nơi tập trung các khu nhà tái định cư phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng mở rộng các tuyến đường hoặc xây dựng các công trình của thành phố.

Sự bố trí kiến trúc khuôn viên nhà ở khu vực này không hợp lý: Nhà ở thường thường được bố trí gần các công trình phục vụ sản xuất như: chuồng trại chăn nuôi, công trình vệ sinh, vườn cây hoặc cơ sở sản xuất nhỏ..., mặt khác, rác thải trong sinh hoạt và trong chăn nuôi chưa được xử lý theo đúng quy định... Chính điều này dẫn đến vệ sinh môi trường sống không đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, môi trường sống của người dân khu vực nông thôn. Nhà ở

khu vực nông thôn được xây dựng tuỳ theo khả năng tài chính của từng nhà nên không theo một mẫu quy hoạch thiết kế nhất định, do đó có nhiều sai sót, lãng phí vật liệu, dây truyền chức năng thiếu sự hợp lý, chắp vá, bề mặt kiến trúc không đồng bộ và chất lượng công trình cũng không cao.

Hình 4.3. Một số mẫu nhà khu vực nông thôn tại xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên

4.2.4.2. Kiến trúc cảnh quan các công trình công cộng trong khu dân cư a. Khu vực đô thị

* Hệ thống đường giao thông

Giao thông nội thị có đường chính có tổng chiều dài 16,9 km và đường khu vực có tổng chiều dài là 24,5 km. Đường đô thị có 61,7km, 100% được dải nhựa hoặc bê tông xi măng. Có 52,1 km đường tốt, 9,7km đường chất lượng trung bình.

Hiện trạng mạng lưới giao thông đô thị của thành phố bao gồm cả đường bộ và đường sắt có khoảng 141,87 km, mật độ đường là 2,79 km/km2. Hệ thống giao thông đô thị của thành phố cụ thể như sau:

- Tuyến quốc lộ: Trên địa bàn thành phố có 02 tuyến quốc lộ chạy qua, tuyến quốc lộ 2 chạy qua trung tâm thành phố, đoạn qua thành phố dài 12,0 km, quy mô mặt cắt ngang từ 12 m - 37 m, gồm đoạn đường đô thị và ngoài đô thị, chất lượng mặt đường tốt. Tuyến Quốc lộ 2B nối thành phố Vĩnh Yên với Tam Đảo, đoạn qua thành phố khoảng 4,5 km; kết cấu đường nhựa, nền đường rộng trung bình 22 - 36 m, chất lượng mặt đường trung bình.

- Tuyến đường sắt: Đường sắt chạy qua thành phố có các tuyến Vĩnh Yên - Lào Cai; Vĩnh Yên - Hà Nội (tuyến Hà Nội - Lào Cai); tuyến Vĩnh Yên - Đông Anh - Thái Nguyên. Ga đường sắt hiện nay nằm trong trung tâm thành phố, có diện tích 6,5 ha.

Về cơ bản đảm bảo giao thông đô thị thông suốt giữa các địa bàn trong thành phố và bên ngoài, tạo điều kiện cho mọi người dân, tổ chức và doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối trong và ngoài địa phương cũng như tiếp cận các hoạt động kinh tế - xã hội khác, thúc đẩy kinh tế của thành phố phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong giai đoạn tương lai.

Hình 4.4. Trục đường Kim Ngọc Hình 4.5. Trục đường Hai Bà Trưng

* Hệ thống cấp, thoát nước

Cơ bản đã hoàn thành hệ thống cấp nước của thành phố, đảm bảo cung cấp cho 85% dân số nội thị được sử dụng nước sạch. Nhà máy nước Vĩnh Yên có tổng công suất 22.000 m3/ngày đêm, trong đó trạm Ngô Quyền với công suất 8.000 m3/ngày đêm; trạm Hợp Thịnh với công suất 14.000 m3/ngày đêm. Trên thực tế, nhà máy nước Vĩnh Yên cấp nước khoảng 16.000 m3/ngày đêm, với 17 giếng khoan và 1 nhà máy xử lý chất lượng nước. Công suất nhà máy nước Vĩnh Yên đang được mở rộng, khoan thêm 4 giếng tại khu vực phường Hội Hợp, đưa công suất lên 32.000 m3/ngày đêm.

Hệ thống thoát nước được đầu tư xây dựng, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu. Thực tế thoát nước dựa trên hệ thống sông hồ, có công trình điều tiết nước, đập tràn Đầm Vạc, song thường xuyên xảy ra úng ngập gây ô nhiễm môi trường.

*Công trình y tế

Hệ thống mạng lưới y tế ở khu vực đô thị thành phố Vĩnh Yên đạt chuẩn quốc gia về y tế, được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh ban đầu, các trạm y tế đều có bác sỹ cộng tác. Tỷ lệ bác sỹ/vạn dân tăng từ 4,5 (năm 2010) lên 12 (năm 2015).

- Các cơ sở y tế tuyến khu vực, ngành, bao gồm: Bệnh xá Công an tỉnh, bệnh viện Quân y 109 với tổng số 217 giường.

- Các cơ sở y tế tuyến tỉnh như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản – Nhi, Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng, với tổng số 1.030 giường.

- Các cơ sở y tế tuyến Thành phố: Bệnh viện Đa khoa thành phố Vĩnh Yên, với tổng số 90 giường; Bệnh viện Tâm thần; Bệnh viện Y học cổ truyền; Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt.

- Ngoài ra còn có y tế tuyến phường và các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập khác.

Tổng số giường bệnh toàn thành phố là 1.657 giường. Trong đó, tổng số giường bệnh phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh khu vực nội thành thành phố là 535 giường (chiếm 40% tổng số giường bệnh toàn thành phố).

Hình 4.6. Trung tâm Y tế Thành phố Vĩnh Yên

Hình 4.7. Trung tâm Y tế Dự phòng

*Công trình giáo dục đào tạo

Hệ thống trường lớp các cấp học ở khu vực đô thị được quy hoạch và phát triển hoàn chỉnh, mạng lưới trường lớp tiếp tục được mở rộng, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn. Hiện nay ở khu vực đô thị trên địa bàn thành phố có:

- Cấp mầm non có 19 trường (14 trường công lập, 04 trường tư thục và 01 trường của Học viện quân sự).

- Cấp tiểu học có 11 trường, 280 lớp với 10.292 học sinh, 100% số lớp, số học sinh 2 buổi/ngày; tỉ lệ học sinh học bán trú đạt 60,7%.

- Ngoài ra còn có trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải, Cao đẳng nghề Việt Đức, Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Vĩnh Phúc,…thu hút hàng chục ngàn học sinh sinh viên đến học và cũng chính tại các nơi này tạo thành các điểm dân cư đông đúc và tập trung.

Thực hiện đa dạng hoá các loại hình giáo dục - đào tạo và thực hiện xã hội hoá giáo dục. Các hình thức đào tạo đa dạng đã thu hút hàng nghìn người học nghề, ngoại ngữ và tin học, trình độ dân trí được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác giáo dục cũng còn một số hạn chế như về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học còn thiếu, chất lượng giáo dục chưa đồng đều, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các ngành học, công tác phổ cập giáo dục trung học còn chậm so với kế hoạch đề ra.

Hình 4.8. Trường THPT Trần Phú Hình 4.9. Trường Tiểu học Liên Minh

*Công trình năng lượng- bưu chính viễn thông

- Hệ thống điện khu vực đô thị của thành phố Vĩnh Yên tương đối hoàn chỉnh, tỷ lệ hộ dùng điện lưới là 100%. Trên địa bàn thành phố có trạm 220 kV được cung cấp điện từ đường dây 220 kV Việt Trì - Sóc Sơn dài 66,5 km. Trạm 220/110/22kV Vĩnh Yên có công suất 125 MVA đã đưa vào khai thác, đưa tổng công suất của trạm Vĩnh Yên lên 250 MVA.

Trạm 110 kV/35/10 Vĩnh Yên công suất 103 MVA (máy 140 MVA, máy 263 MVA), đến nay đã được nâng công suất lên 2 x 63 MVA.

Đường dây: Đường dây 35 kV đã được cải tạo. Các tuyến 6 - 10kV được loại bỏ dần thay bằng tuyến 22kV. Đến nay có 2 đường dây 35 kV dài 40 km; 2 đường dây 22 kV dài 25 km và 2 đường dây 6 kV dài 35 km.

Nguồn điện cấp cho khu vực đô thị thành phố Vĩnh Yên là lưới điện quốc gia thông qua các trạm biến áp trung và hạ thế đảm bảo nhu cầu cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt, do hệ thống cung cấp điện đã được đầu tư sử dụng lâu ngày nên đến nay đã xuống cấp vì vậy tổn thất điện áp và điện năng lớn (có tuyến tổn thất đến 15%). Lưới 6KV và 35KV được lắp đặt theo nhu cầu phụ tải vì vậy cần phải có quy hoạch để đảm bảo nâng cấp hệ thống điện năng của thành phố.

- Hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông khu vực đô thị trên địa bàn thành phố có 01 bưu cục cấp I và 02 tổng đài trung tâm (Host) của Mạng chuyển mạch Viễn thông Vĩnh Phúc và Mạng chuyển mạch Viễn thông Quân Đội.

Hiện nay, việc sử dụng công nghệ thông tin, internet được áp dụng trong tất cả các cơ quan của Thành phố và cơ bản phổ biến tại các trường học, công ty và trong sinh hoạt hàng ngày của người dân. Ngoài ra, với mạng lưới truyền thanh truyền hình và đài phát thanh khá phát triển, hệ thống đài phát thanh, truyền hình đã tiếp, phát sóng truyền hình Trung ương và tỉnh giúp cho người dân nắm bắt kịp thời các thông tin mới, các chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các chính sách của địa phương.

* Công trình văn hóa, thể dục thể thao

Đến năm 2015 ở khu vực đô thị 100% các khu, tổ dân phố đều có nhà văn hóa. Đời sống văn hoá của nhân dân khu vực đô thị ngày càng được nâng cao. Hiện trên địa bàn thành phố, các công trình văn hóa phục vụ cấp đô thị có tổng số 11 công trình. Các công trình văn hóa cấp tỉnh và thành phố tập trung ở thành phố Vĩnh Yên gồm:

+ Công trình nhà hát Vĩnh phúc có tổng diện tích sàn khoảng 23.500m2. + Bảo tàng (đường Kim Ngọc), đón 40.000 lượt khách/năm.

+ 2 rạp biểu diễn nghệ thuật đón 165.025 lượt khách/năm và 2 rạp chiếu phim phục vụ 179.550 lượt khách/năm.

+ Hệ thống thư viện gồm 1 Thư viện cấp tỉnh (đường Nguyễn Trãi) và 6 thư viện cấp huyện, phục vụ 246.228 lượt người đọc/năm.

Số công trình di tích được công nhận cấp Quốc gia: 02 công trình, trong đó khu vực nội thành có 02 công trình (Đình Đông Đạo – phường Đồng Tâm, Chùa Tích Sơn – phường Tích Sơn).

Số công trình di tích được công nhận cấp tỉnh: 28 công trình, trong đó khu vực nội thành có tổng số 17 công trình như: Chùa Phú- Phường Khai Quang, Chùa Bảo Sơn- Phường Liên Bảo...

Hệ thống công trình thể dục thể thao khá phát triển, hiện các công trình thể dục thể thao phục vụ nhu cầu cấp đô thị của toàn thành phố là 15 công trình. Trong đó công trình thể thao cấp tỉnh gồm có Nhà thi đấu đa năng tỉnh Vĩnh Phúc đạt tiêu chuẩn quốc tế (đường Hai Bà Trưng), sân vận động trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 75 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)