4.3.3.1. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư đô thị
Phát triển điểm dân cư theo hướng nhanh, hiệu quả và bền vững. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Quan điểm quy hoạch xây dựng theo hướng đô thị hiện đại, phải phù hợp với xu hướng đô thị hóa, tạo điều kiện mọi mặt cho địa phương đầu tư xây dựng phát triển kinh tế xã hội.
Mở rộng khu vực đô thị dựa trên các dấu hiệu là: yếu tố lịch sử, địa lý, khả năng giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội. Phát triển đô thị đồng bộ và gắn với khu công nghiệp, tuyến du lịch sẽ phát triển trong tương lai. Phát triển đô thị gắn với quy hoạch phân chia các vùng kinh tế trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện gắn bó chặt chẽ và thuận lợi cho sự giao lưu với các vùng nông thôn của thành phố. Từng bước xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật hiện đại; môi trường đô thị trong sạch nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống, sinh hoạt của người dân. Nội dung phát triển đô thị cụ thể như sau:
- Vùng trung tâm: Là vùng trung tâm về hành chính, kinh tế, văn hoá xã hội của thành phố, với 40 điểm dân cư, trong đó có 13 điểm dân cư loại I, 21 điểm dân cư loại II, 6 điểm dân cư loại III. Bình quân diện tích đất ở đô thị/đầu người là 37,89 m2/người. Các điểm dân cư loại I, loại II là trung tâm của vùng, của thành phố, có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hoàn thiện, đáp ứng được mục tiêu phát triển. Các điểm dân cư loại III như: khu Tân Tiến, khu Xóm Gạch, khu 4, khu 7... là những điểm có điều kiện cơ sở hạ tầng ít thuận lợi, đã được đầu tư xây dựng nhưng đã xuống cấp hoặc chưa hoàn thiện, có bình quân diện tích đất ở đô thị/đầu người khá thấp nhưng vẫn nằm trong hạn mức quy định, trong tương
lai cần phải quy hoạch bổ sung đất ở theo quy chuẩn đô thị Việt Nam. Trong giai đoạn tới, để đáp ứng cho nhu cầu giao thông đi lại, lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội của vùng, hệ thống đường giao thông, điện, cấp thoát nước sẽ được nâng cấp, cải tạo và quy hoạch mới.Các điểm dân cư trong khu vực này sẽ phát triển tập trung với quy mô lớn, hệ thống các khu phát triển dịch vụ được hình thành. Đầu tư trang thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe toàn diện, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến. Đảm bảo phân bố hợp lý, gắn với các địa bàn dân cư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh đến trường. Xây dựng phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữa phát triển văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Để đáp ứng được các vấn đề nêu trên, dự kiến trong những năm tới sẽ nâng cấp mở rộng các công trình văn hóa hiện có, đồng thời xây dựng mới hệ thống các công trình như: sân vận động, nhà thi đấu, trung tâm thể dục thể thao, nhà luyện tập,... trên địa bàn vùng.
- Vùng Đông Bắc: Có 33 điểm dân cư, trong đó có 11 điểm dân cư loại I, 16 điểm dân cư loại II, 6 điểm dân cư loại III. Bình quân diện tích đất ở đô thị/đầu người là 74,54 m2/người. Các điểm dân cư loại I, loại II là trung tâm của vùng, có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ. Các điểm dân cư loại III như: tổ dân phố Minh Quyết, Đình Ấm, khu 8, khu 13... trong tương lai sẽ đầu tư, mở rộng mạng lưới giao thông đô thị hướng tới thuận tiện an toàn, đảm bảo an toàn giao thông trên toàn hệ thống, các trường học được nâng cấp đồng bộ, tiên tiến, hiện đại.Vùng này có diện tích đất ở đô thị/đầu người cao nhất trong thành phố. Vì vậy sẽ tiếp tục quy hoạch hình thành khu vực đô thị chuyên về phát triểncông nghiệp,xây dựng các khu nhà ở cao cấp, xã hội, các khu chung cư, các trường học, các trung tâm đào tạo nghề... Từng bước khắc phục tình trạng khác biệt về chăm sóc sức khỏe giữa thành thị và nông thôn, giữa người giàu với người nghèo. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa trên cơ sở khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, kinh doanh các thiết chế văn hóa thể thao.
- Vùng Tây Nam: Có 49 điểm dân cư, trong đó có 13 điểm dân cư loại I, 29 điểm dân cư loại II, 7 điểm dân cư loại III.Bình quân diện tích đất ở đô thị/đầu người là 61,47 m2/người. Các điểm dân cư loại I, loại II là trung tâm của vùng, có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Các điểm dân cư loại III như: khu Đông Hợp 2, Lạc Ý 1, Phố Lẻ 2... định
hướng sẽ tập trung cải tạo, nâng cấp hệ thống đường đã có, kết hợp xây mới các tuyến đường tạo thành mạng lưới liên hoàn phục vụ cho xây dựng và phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu đi lại, sinh hoạt thuận lợi cho nhân dân trong vùng và các vùng lân cận. Sắp xếp và nâng cấp, đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở y tế cho phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Do nhu cầu đô thị hóa ngày càng nhanh và mạnh, để đáp ứng được nhu cầu về đất ở và đất cho sản xuất, kinh doanh, trong những năm tớiquy hoạch thêm một số khu công nghiệp, khu dân cư đô thị mới trong vùng, triển khai việc cấp đất tái định cư, đất xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao, mở rộng các tuyến đường, quy hoạch các cụm kinh tế, quy hoạch điểm vui chơi giải trí cho các khu phố… Bổ sung một số cơ sở mới để đáp ứng nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân vùng trong giai đoạn này và các năm tiếp theo. Xây dựng, mở rộng diện tích khuôn viên trường, diện tích các phòng học, khu vực chức năng, giáo dục và rèn luyện thể chất, trang thiết bị, điều kiện về ánh sáng.... để phục vục cho việc tổ chức đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tiên tiến, hiện đại và hiệu quả. Duy trì phong trào thể dục thể thao quần chúng sâu rộng, vững chắc.
Trong giai đoạn 2016-2020 sẽ tiến hành chỉnh trang đô thị, xây dựng các cơ sở hạ tầng trong khu đô thị. Nâng cấp thành phố Vĩnh Yên trở thành đô thị loại I vào năm 2020, cụ thể:
+ Đẩy mạnh đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, cụ thể: Xây dựng trung tâm thương mại, chợ; hệ thống khách sạn nhà hàng; chuẩn bị địa điểm vị trí đặt các trụ sở các ngân hàng thương mại khi có nhu cầu.
+ Quy hoạch xây dựng các khu đô thị, khu nhà cao tầng, khu chung cư theo hướng hiện đại gắn với trung tâm thương mại, hệ thống giao thông, các công viên vui chơi giải trí.
+ Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo các tiêu chuẩn của đô thị loại I và hướng tới chất lượng cao, ngày càng hiện đại hơn như: Hệ thống giao thông kết nối (đối ngoại), thuỷ lợi, nước sạch, bưu chính viễn thông, hệ thống điện, đèn chiếu sáng, khu tập trung rác thải..
+ Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội theo các tiêu chuẩn, thiết chế về văn hoá, y tế, giáo dục đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Đầu tư xây dựng các trung tâm văn hoá thể thao, trung tâm vui chơi giải trí, nhà thi đấu, sân vận động, khu công viên cây xanh, thư viện.
4.3.3.2. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn
Trong giai đoạn 2016 – 2020, định hướng phát triển đất ở khu vực nông thôn gồm 2 xã Định Trung và Thanh Trù sẽ được nâng cấp thành đô thị (chuyển thành phường), vì vậy sẽ có điều kiện để đầu tư cơ sở hạ tầng theo tiêu chí đô thị. Theo định hướng các điểm dân cư nông thôn quy hoạch thành 7 Tiểu Khuvới diện tích lớn, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất kinh doanh. Quy hoạch và xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất phát triển rau an toàn, hoa, cây cảnh, cây thực phẩm, chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp, sản xuất sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.
Phần lớn các điểm dân cư nông thôn của thành phố đều được hình thành và phát triển trong một thời gian lâu đời, đã xây dựng được tương đối đầy đủ các công trình công cộng như: trụ sở cơ quan, nhà văn hoá, sân thể thao, trường học, trạm y tế, chùa... Tuy nhiên chất lượng các công trình còn ở mức trung bình, chưa đáp ứng tốt được cho nhu cầu của người dân trong khu dân cư. Trong tương lai cần đầu tư, nâng cấp hệ thống nhà văn hóa, trạm y tế, trường học... mở rộng, bê tông hóa hệ thống giao thông để thuận tiện cho việc giao lưu, đi lại của người dân.
Việc hình thành các điểm dân cư đều xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của quá trình sản xuất và phát triển xã hội. Do trước đây thành phố chưa có quy hoạch tổng thể hệ thống các điểm dân cư nên tình trạng xây dựng và xu hướng phát triển của các điểm dân cư thường là theo xu hướng tự phát, chính vì vậy mà trật tự xây dựng lộn xộn, đất đai sử dụng lãng phí và không hiệu quả, các điểm dân cư phân bố phân tán nên rất khó để có thể xây dựng các công trình công cộng phục vụ chung cho tất cả các điểm dân cư.
4.3.3.3. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng trong điểm dân cư
a. Khu vực đô thị
+Hệ thống giao thông: Giao thông đô thị có vai trò quan trọng trong việc kết nối các điểm dân cư, các khu vực dịch vụ, thể hiện sự thuận tiện và văn minh của thành phố, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Mạng lưới đường: Cơ bản giữ nguyên cấu trúc mạng lưới đường trong các khu, tổ dân phố. Ngoài racần nâng cấp, cải tạo tuyến đường Nguyễn Tất Thành và đường Lam Sơn.
Về phương tiện tham gia giao thông: Chuyển đổi từ hệ thống giao thông chủ yếu là xe gắn máy sang hệ thống giao thông công cộng.
+ Mạng lưới điện: Phụ tải điện sinh hoạt toàn đô thị (gồm nội và ngoại thị): Trong giai đoạn 2016-2020, nhu cầu trung bình 33.950 kWh /năm.
Do thiếu nguồn cung cấp điện ở điện áp 110KV nên cần cải tạo trạm 110KV hiện có và xây dựng thêm 2 trạm mới.
Khu vực đô thị thành phố Vĩnh Yên hiện có 1 trạm 110KV, công suất 65MVA (khoảng 52MW) không cấp đủ cho thành phố Vĩnh Yên trong giai đoạn 2011-2015, cũng như giai đoạn 2016-2020, do đó cần xây dựng thêm 3 trạm 110KV là: trạm Vĩnh Yên, trạm Khai Quang và trạm Vĩnh Yên 2.
+Hệ thống cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường:
- Cấp nước: Đến năm 2020, tỷ lệ dân số ở thành thị dùng nước sạch hợp vệ sinh đạt 100%.Nước sinh hoạt trong giai đoạn 2016-2020: đối với dân nội thị định mức tiêu thụ nước là: 130 lít/người/ngày đêm (100% dân số được cấp nước).
-Thoát nước: Khu vực đô thị đã dùng hệ thống cống thoát nước chung, nước mưa đổ vào hồ Đầm Vạc. Vì vậy xây dựng hệ thống cống thoát nước hợp lý để giữ nước hồ Đầm Vạc vào mùa khô và thoát nước nhanh khi mùa mưa đến, đảm bảo giữ nước hồ sạch, tránh ô nhiễm.Cải tạo các mương cống hiện có trên các trục đường trong khu vực đô thị, xây dựng thêm các hố ga thu nước…
+ Vệ sinh môi trường:Xây dựng các công trình xử lý chất thải tại các đô thị và điểm công nghiệp tập trung như: trạm xử lý nước thải trong khu đô thị Núi Bầu, trạm xử lý nước thải khu đô thị Bắc Đầm Vạc. Ngoài ravấn đề môi trường chủ yếu tập trung vào hồ Đầm Vạc, có hai vấn đề quan trọng là giữ được diện tích mặt hồ, không để xâm lấn và không làm ô nhiễm nước, không đổ rác thải xuống hồ. Vì vậy, định hướng xử lý môi trường Đầm Vạc cần tập trung vào xây dựng bờ bao, làm đường xung quanh đầm và dự án nạo vét hồ Đầm Vạc.
+ Y tế: Tiếp tục xây dựng công trình y tế như: xây dựng bệnh viện Đa khoa và Điều dưỡng (Phường Hội Hợp), mở rộng bệnh viện Đa khoa thành phố Vĩnh Yên, Trung tâm Pháp y... không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đảm bảo tất cả người dân đều được khám và điều trị đúng tuyến.
+ Giáo dục đào tạo:Hiện nay diện tích một số trường trên địa bàn khu vực đô thị còn chật, hẹp, chưa đủ diện tích cần được mở rộng như: mở rộng Trường
Mầm non Hoa Sen, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc, Trường THPT Vĩnh Yên... Trong thời gian tới cần đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp các công trình giáo dục đảm bảo đáp ứng tốt cho nhu cầu giảng dạy và học tập.
+ Công trình văn hóa: Xây dựng các thiết chế văn hóa vật thể bao gồm hệ thống tượng đài, quảng trường và các công trình văn hóa công cộng tạo điểm nhấn cho thành phố như:Xây dựng Đài truyền thanh, đảm bảo 1 đài phát thanh chuyên nghiệp có các trang thiết bị đồng bộ và có 1-2 trường quay chuyên dụng, xây dựng các công viên và các vườn hoa.
b. Khu vực nông thôn
Theo quy hoạch đến năm 2020 khu vực nông thôn gồm 2 xã Định Trung và Thanh Trù sẽ được quy hoạchthành đô thị với các điểm dân cư trong vùng này phát triển theo hướng tập trung. Hệ thống cơ sở hạ tầng được hoàn thiện, hệ thống sản xuất hình thành với những ngành mũi nhọn đáp ứng cho định hướng phát triển của vùng. Hệ thống hạ tầng giao thông có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như tác động mạnh mẽ đến quá trình đô thị hóa trên địa bàn. Để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã – hội, mở rộng và nâng cấp hạ tầng giao thông trên địa bàn vùng trong thời gian đến năm 2020 và xa hơn.
+ Hệ thống giao thông: Nâng cấp đường giao thông nông thôn tại hai xã Định Trung và Thanh Trù lên cấp đường giao thông đô thị, đổ bê tông nhựa, hiện đại.Quy hoạch tuyến đường song song bên đường sắt, xây dựng hệ thống giao thông trong Khu Nam Vĩnh Yên, Khu đô thị Đồng Cửa…
Tiếp tục đầu tư cho xây dựng giao thông nông thôn, đặc biệt ở những vùng khó khăn. Đồng thời, đẩy mạnh huy động vốn đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, xây mới các tuyến giao thông phục vụ cho việc hình thành và phát triển nhanh các cụm, điểm công nghiệp…
+ Mạng lưới điện: Xây dựng hoàn thiện hệ thống điện khu vực nông thôn đảm bảo cho 100% số hộ dân được sử dụng điện an toàn, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án lưới điện phân phối nông thôn nhằm cải tạo, nâng cấp đường dây trung áp,các trạm biến áp 250 KV, các trạm hạ thế để cung cấp điện cho sinh hoạt.
+ Hệ thống cấp nước: Đối với khu vực nông thôn định mức tiêu thụ nước là: 100 1ít/ người/ ngày đêm.Xây dựng hoàn thiện hệ thống công trình cấp nước
sạch cho người dân nông thôn. Đến năm 2020, tỷ lệ dân số ở nông thôn dùng nước sạch và nước hợp vệ sinh đạt 100%.
+ Y tế: Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh 500 giường ở xã Thanh Trù và Bệnh viện Sản nhi 500 giường ở xã Định Trung.Xây dựng hệ thống trạm y tế cấp xã đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời, đầu tư trang thiết bị y tế đầy đủ cho tuyến y tế cấp xã.
+ Giáo dục đào tạo: Cơ sở giáo dục cần được đổi mới, đầu tư theo hướng chuẩn hóa. Phấn đấu đến năm 2020, 100% hệ thống trường lớp được kiên cố hoá.
+ Công trình văn hóa, thể dục - thể thao: Mỗi điểm dân cư cần phải có 1 nhà văn hóa, 1 sân thể thao và một số công trình khác để đảm bảo nhu cầu sinh