Một số định hướng phát triển điểmdân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 37 - 40)

2.3.4.1. Định hướng phát triển nhà ở

Theo Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg ngày 06/05/2004 của Thủ Tướng Chính phủ đã phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 như sau:

- Nhà ở đô thị

Khuyến khích phát triển nhà ở căn hộ chung cư cao tầng một cách hợp lý phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đô thị để góp phần tăng nhanh quỹ nhà ở, tiết kiệm đất đai, tạo diện mạo và cuộc sống văn minh đô thị theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Nhà ở đô thị phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng nhà ở do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành; hình thành các tiểu khu nhà ở, khu dân cư tập trung vừa và nhỏ, phân bố hợp lý, không tập trung dân cư quá đông vào các thành phố lớn.

Phấn đấu đạt chỉ tiêu bình quân 15 m2 sàn/người vào năm 2015 và 20 m2 sàn/người vào năm 2020.

- Nhà ở nông thôn

Phấn đấu để từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng chỗ ở của các hộ dân cư nông thôn. Phát triển nhà ở nông thôn gắn với việc phát triển và nâng cấp hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Phát triển nhà ở nông thôn phải đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất, đặc điểm tự nhiên và tập quán sinh hoạt của từng vùng, sử dụng có hiệu quả quỹ đất sẵn có và khuyến khích phát triển nhà nhiều tầng để tiết kiệm đất, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang đất ở.

Khuyến khích huy động nội lực của hộ gia đình, cá nhân khu vực nông thôn tự cải thiện chỗ ở kết hợp với sự giúp đỡ hỗ trợ của cộng đồng, dòng họ, các thành phần kinh tế.

Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành chương trình hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ thuộc diện chính sách.

Phấn đấu hoàn thành việc xoá bỏ nhà ở tạm (tranh, tre, nứa, lá) tại các khu vực nông thôn vào năm 2020. Diện tích nhà ở bình quân tính theo đầu người đạt 14 m2sàn/người, nhà ở nông thôn có công trình phục vụ sinh hoạt và sản xuất dịch vụ phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

Dự kiến đến năm 2020, diện tích nhà ở bình quân đạt 18 m2/người, tất cả các điểm dân cư nông thôn đều có hệ thống cấp, thoát nước đảm bảo tiêu chuẩn quy định.

2.3.4.2. Định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan

Mục tiêu của phát triển kiến trúc trước hết phải phù hợp với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển đô thị ở nước ta đến năm 2020 là: Từng bước xâydựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị cả nước, có cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và kỹ thuật hiện đại, có môi trường đô thị trong sạch, được phân bố và phát triển hợp lý trên địa bàn cả nước, đảm bảo cho mỗi đô thị phát triển ổn định, cân bằng, bền vững và trường tồn, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Căn cứ Quyết định số 112/2002/QĐ-TTg ngày 03/09/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020 như sau:

* Ở khu vực đô thị

Phát triển và hình thành tổng thể kiến trúc ở khu vực đô thị trên cơ sở phân bố và phát triển hệ thống đô thị theo Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 1998.

Tổng thể kiến trúc của mỗi vùng và đô thị phải có bản sắc riêng, phù hợp với điều kiện kinh tế, tự nhiên, dân số - xã hội, trình độ khoa học, kỹ thuật, truyền thống văn hóa lịch sử của địa phương và các đồ án quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Tổng thể kiến trúc của mỗi đô thị phải kết hợp hài hoà giữa cải tạo với xây dựng mới; đổi mới môi trường văn hóa kiến trúc truyền thông, nhưng không làm mất đi bản sắc riêng.

Hình thành kiến trúc đô thị phải coi trọng nguyên tắc gắn công trình riêng lẻ với tổng thể kiến trúc của đô thị; đảm bảo kết hợp hài hoà giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Mọi việc cải tạo, xây dựng mới trong đô thị phải tuân thủ các quy định về quản lý kiến trúc và quy hoạch xây dựng đô thị.

* Ở khu vực nông thôn

Phát triển kiến trúc tại các làng, xã có liên quan trực tiếp với cơ cấu quy hoạch chung của các đô thị phải được dựa trên quy hoạch chi tiết xây dựng, có sự tham gia của dân cư và cộng đồng; lưu ý giữ lại những di sản kiến trúc, thiên nhiên của làng, xã; bổ sung những chức năng còn thiếu, kết hợp hiện đại hóa kết cấu hạ tầng. Công trình mới được tạo lập phải tuân thủ các quy định về quản lý kiến trúc và quy hoạch xây dựng đô thị.

Hình thành tổng thể kiến trúc tại các thị tứ, trung tâm xã, cụm xã trên cơsở tuân thủ các quy định của quy hoạch xây dựng; khuyến khích phát triển các công trình xây dựng ít tầng, mái dốc, kế thừa hình thức kiến trúc truyền thống, gắn bó hài hoà với khung cảnh thiên nhiên, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương.

Phát triển kiến trúc tại các làng, xã cần lưu ý bảo tồn các truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán riêng biệt của mỗi địa phương; phù hợp với đặc điểm thiên nhiên, con người, kế thừa kinh nghiệm xây dựng, phòng, chống thiên tai; từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng và phát triển các công trình kiến trúc mới có chất lượng phù hợp.

Kiến trúc làng mạc cần được thực hiện theo quy hoạch từ tổng thể đến khuôn viên ngôi nhà của từng gia đình. Xây dựng nông thôn đồng bộ về kiến trúc lẫn hạ tầng kỹ thuật đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Phát triển không gian kiến trúc nông thôn cần phù hợp với sự phát triển kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp, chăn nuôi, phát triển nghề truyền thông, kinh tế du lịch, văn hoá. Trong những năm tới kiến trúc nông thôn được hình thành và phát triển theo 3 hướng sau:

- Hướng hoà nhập vào không gian đô thị: Xu hướng này diễn ra cùng với quá trình phát triển và mở rộng không gian đô thị ra các vùng ngoại ô, làm cho một số khu dân cư bị mất đi, một số khác được sắp xếp lại, số còn lại được bảo tồn trong cơ cấu quy hoạch đô thị để trở thành một bộ phận cấu thành đô thị.

- Hướng phát triển kiến trúc gắn với việc hình thành các thị trấn, thị tứ giữ vai trò là trung tâm xã, cụm xã: Các thị trấn, thị tứ gắn với vùng nông nghiệp trước khi xây dựng đều phải lập quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết.

- Hướng cải tạo, chỉnh trang và phát triển kiến trúc tại các làng xã: Việc phát triển kiến trúc tại các làng, xã thuộc các vùng nông nghiệp cần lưu ý bảo tồn được các truyền thống về tập quán dân tộc và văn hóa ở địa phương để đảm bảo một nền kiến trúc đa dạng, nhiều sắc thái. Sự đa dạng về sắc thái kiến trúc địa phương chính là cơ sở cho sự giữ gìn bản sắc kiến trúc của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)