Phúc đến năm 2020
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,tỷ trọng dịch vụ khoảng trên 38%, nông, lâm, ngư nghiệp 3-4%, công nghiệp và xây dựng 58-60%. Vì vậy phải ưu tiên cho phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, văn hoá thể thao…Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản để phát triển mạnh các khu trung tâm, các khu công nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt quan tâm đến phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống để góp phần tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.
Về phát triển các điểm dân cư nông thôn: Kết hợp chặt chẽ quá trình cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư cũ với việc mở rộng các điểm dân cư mới, đảm bảo kế thừa có chọn lọc quá trình lịch sử, bảo vệ gìn giữ truyền thống, bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, các công trình kiến trúc cổ có giá trị và danh lam thắng cảnh. Quy hoạch xây dựng các khu dân cư mới theo hướng đô thị hoá, trong đó bố trí hài hoà giữa đất ở với xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, cây xanh, cấp thoát nước, điện, bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục. Hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng giao đất thổ cư phân tán không có quy hoạch. Đặc biệt, Vĩnh Phúc sẽ ưu tiên phát triển hạ tầng nông thôn cho những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Các trung tâm cụm xã và xã phải có chợ, gắn liền đó là phát triển công nghiệp nhỏ chủ yếu là chế biến nông lâm thủy sản, cơ khí sửa chữa, may mặc, tiểu thủ công nghiệp để giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phầm, cung ứng hàng hoá ngay từng khu vực nông thôn. Phải đưa công nghiệp thu hút nhiều lao động về nông thôn, giúp đỡ thanh niên nông thôn về đào tạo nghề, tổ chức việc làm ngay khu vực nông thôn, thực hiện phương châm “Ly nông bất ly hương”, đầu tư các công trình văn hoá, vui chơi giải trí cho khu vực nông thôn, ưu tiên xuất khẩu lao động cho khu vực nông thôn để giảm dần khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội giữa khu vực nông thôn và khu vực đô thị.
2.4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỂM DÂN CƯ Ở VIỆT NAM.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển khu dân cư và những quy định của Nhà nước về quản lý, quy hoạch xây dựng phát triển hệ thống điêm dân cư, nhiều nhà khoa học đã có những ứng dụng nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Ngay từ những năm 70, việc quy hoạch đô thị và nông thôn Bộ Xây dựng đã có nhiều đồ án quy hoạch cải tạo phát triển các điểm dân cư trên địa bàn vùng huyện trong xu hướng cải tạo từng bước các điểm dân cư nông thôn, các chòm xóm nhỏ được gộp lại tạo thành các điểm dân cư tương đối lớn, tập trung, thuận tiện cho việc xây dựng các công trình công cộng phúc lợi.
Mô hình “nhà ở và lô đất gia đình vùng nội đồng đã triển khai ở xã Đại Áng- huyện Thanh Trì - Hà Nội, mô hình giải quyết 2 vấn đề: Tiết kiệm và tận dụng đất đai có hiệu quả, cải thiện điều kiện vệ sinh ở gia đình và thôn xóm.
Bên cạnh đó còn có một số dự án về quy hoạch dân cư nông thôn nước ta đó là:
Quy hoạch huyện Đông Hưng - Thái Bình: Trong phương án quy hoạch này, từ 400 điểm dân cư trên toàn huyện được tổ chức lại còn khoảng 100 điểm dân cư, tổ chức thành 7 cụm xã. Ở đó, xây dựng trạm, trại, kho tàng, xây dựng các công trình hạ tầng... kiến trúc không gian ở được xây dựng hợp lý phù hợp tạo điều kiện cho phát triển dân cư trên địa bàn (Viện quy hoạch thiết kế, 1997).
Quy hoạch sản xuất và xây dựng huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An: theo đồ án này, toàn bộ 360 điểm dân cư sẽ được bố trí gọn lại còn 54 điểm có quy mô từ 1000 - 5000 người, cứ 2 đến 3 điểm dân cư đủ dân số để xây dựng một trung tâm các công trình văn hoá phục vụ công cộng như: nhà trẻ, trường học, thư viện, nhà văn hoá… nhằm phục vụ tốt nhất cho đời sống nhân dân (Viện quy hoạch thiết kế, 1997).
Năm 2006, có đề tài luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Hải Yến - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội nghiên cứu trên địa bàn huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc. Nội dung chính của đề tài là định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Mê Linh và xây dựng 2 mô hình quy hoạch chi tiết trong khu dân cư.
Năm 2007 có luận văn thạc sỹ của Nguyễn Đình Trung thực hiện trên địa bàn huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương. Đề tài đã xây dựng mạng lưới dân cư huyện Chí Linh đồng thời xây dựng 1 mô hình quy hoạch chi tiết trung tâm xã.
Theo đồ án này, toàn huyện Chí Linh có 159 điểm dân cư được quy hoạch lại thành 155 điểm dân cư.
Năm 2008 có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Vũ Thị Bình- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội thực hiện tại huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương. Đề tài đã xây mạng lưới dân cư huyện Chí Linh đồng thời xây dựng 2 mô hình quy hoạch chi tiết trung tâm xã (Vũ Thị Bình, 2008).
Nhìn chung, những nghiên cứu ứng dụng này đã có ý nghĩa rất lớn trong quy hoạch mạng lưới dân cư của mỗi địa phương. Tuy nhiên tính khả thi của các đồ án này còn chưa cao, quy hoạch vẫn ở tầm khái quát, phần lớn chưa có quy hoạch chi tiết cho từng điểm dân cư. Do vậy các điểm dân cư được bố trí vẫn manh mún, phân tán, chưa hợp lý, chưa đồng bộ, công tác xây dựng kiến trúc cảnh quan khu dân cư phát triển một cách tự phát có thể theo quy hoạch hoặc không theo quy hoạch gây khó khăn cho việc bố trí các công trình công cộng phục vụ cho các khu dân cư.
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU